Cùng xem Văn hóa kinh doanh là gì và làm thế nào để xây dựng văn hóa kinh doanh? trên youtube.
Văn hóa được hiểu là bản sắc riêng của một cá nhân, tổ chức. Văn hóa được hình thành từ hoạt động của con người trong dòng chảy của lịch sử. Bên cạnh đó cũng được bổ sung thêm những tư tưởng mới từ cuộc sống bên ngoài.
- Mô hình kinh doanh là gì và những vấn đề liên quan đến mô hình này
- Cơ hội kinh doanh là gì? Nắm bắt ngay điều này để có thể thành công
Văn hóa kinh doanh là gì?
Để định nghĩa văn hóa kinh doanh là gì, có thể hiểu đó là một tập hợp các cách cư xử được chấp nhận bởi doanh nghiệp hoặc đặc thù nghề nghiệp. Văn hóa kinh doanh thường được thực thi bởi thành viên của một tổ chức, doanh nghiệp. Nếu có người vi phạm thì sẽ chịu hình phạt đến từ các thành viên khác hoặc từ nội quy đã được quy định sẵn của tổ chức; doanh nghiệp.
Hiện nay, việc xây dựng văn hóa kinh doanh là đặc biệt quan trọng khi chính nó tạo nên không khí chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp sẽ giúp mọi thành viên cảm thấy hiệu quả công việc được tốt hơn cũng như các nhân viên sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và là một phần của doanh nghiệp trong khi làm việc.
Xây dựng văn hóa kinh doanh hiện nay như thế nào?
Trong thời gian này, xây dựng văn hóa kinh doanh không chỉ đơn thuần là những quyền lợi mà nhân viên trong doanh nghiệp được nhận lại mà còn phải xây dựng được tình cảm của nhân viên đối với doanh nghiệp. Và hiện nay, việc xây dựng văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp cần phải bắt đầu từ những yếu tố như sau:
Triết lí kinh doanh
Xem Thêm : Kinh doanh là gì? Tất tần tật những kiến thức cần biết về kinh doanh
Triết lí kinh doanh là những luồng tư tưởng dẫn dắt hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Và để có thể tạo ra được triết lí kinh doanh của doanh nghiệp cần dựa vào ý tưởng kinh doanh, hệ giá trị và các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp. Một triết lí kinh doanh tốt là yếu tố quyết định nên văn hóa kinh doanh là gì. Đó là điều thể hiện sứ mệnh cũng như những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Và để doanh nghiệp có thể xây dựng văn hóa kinh doanh bền vững thì cần phải chú ý từ những điều cơ bản nhất đó là quan niệm kinh doanh đúng đắn. Để xây dựng được quan niệm kinh doanh đúng đắn là điều không hề đơn giản, nó đòi hỏi chủ doanh nghiệp cần phải có một tầm nhìn, kinh nghiệm hoạt động thực tế trên thương trường cũng như một cái tâm với sản phẩm mình đang kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh
Văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp còn được thể hiện ở hành vi, đạo đức của người kinh doanh. Những phẩm chất quan trọng để một người có thể làm kinh doanh được có thể kể tới như: tính trung thực, hiểu biết về thị trường, nghề kinh doanh, khả năng xử lí tốt các mối quan hệ, tác phong làm việc, phong cách ứng xử của chủ doanh nghiệp với nhân viên cũng như người ngoài… Nhà kinh doanh cần phải có được những phẩm chất cá nhân trên thì mới mong có thể định hình văn hóa kinh doanh là gì.
Bên cạnh đó, một sắc thái khác của văn hóa kinh doanh là gì có thể kể tới đó là việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp như: đóng góp cho ngân sách nhà nước, tham gia hoạt động xã hội, tôn trọng các quy phạm đạo đức trong kinh doanh hiện nay….
Văn hóa doanh nghiệp
Đây cũng là nét đặc trưng của văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp: mỗi tổ chức đều có cho mình một nét đặc sắc riêng và chính nét khác biệt đó là văn hóa doanh nghiệp.
Xem Thêm : Hướng dẫn toàn tập Word 2013 (Phần 15): Chèn ảnh và chức năng Text Wrapping
Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những yếu tố như: thói quen, cách thức đào tạo, đồng phục công ty, sự giao tiếp giữa đồng nghiệp với nhau… đã tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp so với những đối thủ khác. Và kéo theo đó là khả năng kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp cũng được tăng mạnh theo.
Thực trạng văn hóa kinh doanh việt nam hiện nay
Việt Nam là đất nước đã xây dựng được cho riêng mình một hệ giá trị với các quan điểm, nguyên tác cũng như tinh thần cộng đồng mang bản sắc rõ ràng của người Việt. Sự ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài cũng khiến cho Việt Nam có được một nền văn hóa rất đa dạng, nhiều màu sắc. Đây cũng là những ưu thế để các doanh nghiệp Việt có thể xây dựng văn hóa kinh doanh mang bản sắc của riêng mình trong thời kì hội nhập kinh tế hiện nay.
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt cần phải có bản sắc văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp với những bước đi khôn ngoan để có thể cho ra đời phong cách của riêng doanh nghiệp mình. Tuyệt đối không được để bản sắc doanh nghiệp lẫn với những đối thủ trên thị trường. Và văn hóa kinh doanh việt nam cần phải có những đặc điểm nổi bật như:
- Tính tập thể: Văn hóa kinh doanh trong nghiệp là do toàn thể thành viên doanh nghiệp cùng nhau xây dựng trong thời gian dài và có tính tập thể.
- Tính quy phạm: Trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp nếu có xung đột giữa nhân viên thì mọi nhân viên cần phải tuân thủ theo quy định của doanh nghiệp đã đề ra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải chủ động lắng nghe và giải quyết xung đột của hai bên theo hướng hài hòa nhất.
- Tính độc đáo: Mỗi doanh nghiệp khác nhau đều phải có sự độc đáo để không bị nhầm lẫn trên thị trường. Tuy nhiên, văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự thống nhất trong nội bộ doanh nghiệp.
- Tính thực tiễn: Chỉ có việc đưa vào thực tiễn thì chủ doanh nghiệp mới có thể đảm bảo các quy định của doanh nghiệp được kiểm chức để ngày một hoàn thiện thêm. Văn hóa doanh nghiệp chỉ phát triển được khi nó được đưa vào triển khai trong điều kiện thực tế.
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, văn hóa doanh nghiệp ngay càng trở nên tất yếu. Và để định hình văn hóa kinh doanh là gì, rất cần các doanh nghiệp có được sự khác biệt cho chính mình trên thị trường.
Tham khảo danh sách việc làm nhanh này để tìm cho mình công việc phù hợp nhất nhé!
Minh Anh Nguyen
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Văn hóa kinh doanh là gì và làm thế nào để xây dựng văn hóa kinh doanh?. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn