Cùng xem Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh trên youtube.
Cạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh trong một mô hình kinh tế được mô tả là nền kinh tế thị trường lý tưởng. Trong mô hình kinh tế này, không có người sản xuất hoặc người tiêu dùng nào có quyền lực hoặc khả năng chi phối thị trường cũng như ảnh hưởng đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn.
I. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì?
Xem Thêm : Top 30 Địa Điểm Du Lịch Khánh Hoà Đẹp Hút Hồn Du Khách
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh trong một mô hình kinh tế được mô tả là một mẫu kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó không có người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo được cho là sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao.
1. Cạnh tranh kinh tế là gì?
Cạnh tranh kinh tế là ganh đua giữa các bên tham gia kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, người tiêu dùng, nhà kinh doanh) để giành vị trí trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nhằm thu được lợi ích lớn nhất cho mình dưới các hình thức mà ta có thể thấy như cạnh tranh về giá, khuyến mại, quảng cáo, dịch vụ sau bán hàng và các cạnh tranh phi giá khác.
2. Thị trường là gì?
Nói một cách khái quát, thị trường là sự đơn giản hóa của quá trình mà thông qua đó các hộ gia đình quyết định về sản phẩm tiêu dùng, các quyết định sản xuất của doanh nghiệp, phương pháp sản xuất cũng như các quyết định của người lao động về thời gian làm việc và làm việc cho ai sẽ được dung hòa thông qua việc điều chỉnh giá.
Theo nghĩa hẹp: thị trường là một tập hợp những sự sắp xếp mà người mua và người bán liên hệ với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Theo các khái niệm marketing hiện đại, thị trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm năng với những nhu cầu hoặc mong muốn cụ thể, những người sẵn sàng và có khả năng để đáp ứng những nhu cầu và mong muốn này.
Thị trường là một phạm trù sản xuất hàng hoá độc lập. Hoạt động marketing được thực hiện thông qua ba yếu tố: cầu, cung và giá. Ba yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau. Thông qua thị trường ta có thể xác định được mối quan hệ cung cầu. Thị trường còn là nơi kiểm nghiệm giá trị và chất lượng của hàng hoá và dịch vụ. Đồng thời cũng là trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
3. Khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người mua và nhiều người bán nhưng không có người mua hoặc người bán nào có thể tác động đến giá thị trường.
Ví dụ: Thị trường các mặt hàng nông sản, phế liệu, đĩa trắng, video cho thuê,…
Sự xuất hiện của thuật ngữ “cạnh tranh” giữa các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo rất khác với khái niệm chung về cạnh tranh mà chúng ta thường thấy. Vì họ không cạnh tranh về giá, cũng như không có ý định đánh bại đối thủ thông qua doanh số bán hàng. Để có thể giải thích rõ điều này, chúng ta cùng tìm hiểu các đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo để phân biệt rõ thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
II. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Để đánh giá đó có phải là thị trường cạnh tranh hoàn hảo hay không, cần đánh giá theo 3 đặc điểm sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là người chịu giá, bởi vì mỗi doanh nghiệp trên thị trường quá nhỏ so với toàn bộ thị trường, do đó doanh nghiệp không thể tác động đến giá thị trường của sản phẩm hoặc toàn bộ thị trường. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bằng cách thay đổi sản lượng, tất nhiên nếu tất cả những người sản xuất cùng hành động thì sự thay đổi về số lượng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Nhưng trong cạnh tranh hoàn hảo, quy mô của mỗi nhà sản xuất quá nhỏ nên sự khác biệt giữa các nhà sản xuất riêng lẻ là không quan trọng.
Thứ hai, tất cả các công ty sản xuất các sản phẩm đồng nhất hoặc tiêu chuẩn hóa hoàn toàn. Sản phẩm của một công ty trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo cũng giống như sản phẩm của tất cả các công ty khác. Tình huống này đảm bảo rằng người mua không cần bận tâm tới nhà sản xuất sản phẩm họ mua. Sự khác biệt hóa sản phẩm, dù là sản phẩm thực hay ảo, là điều không thể xảy ra trong cạnh tranh hoàn hảo.
Thứ ba, việc ra vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo không bị hạn chế. Không có rào cản nào đối với các công ty mới tham gia thị trường và cũng không có rào cản nào ngăn cản các công ty hiện tại rời khỏi thị trường.
Có thể tóm lại như sau: Cấu trúc thị trường tồn tại khi:
-
Các hãng là người chấp nhận giá
-
Tất cả các hãng sản xuất một sản phẩm đồng nhất
-
Việc gia nhập và rút lui là không hạn chế.
Đặc điểm quan trọng nhất của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là mọi doanh nghiệp đều là bên chấp nhận giá thị trường của sản phẩm, giá này được xác định bằng giao điểm của đường cung và đường cầu đã cho.
Hành vi định giá là dấu hiệu nhận thấy thị trường có tính cạnh tranh cao. Trong tất cả các cấu trúc thị trường khác – độc quyền, cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm, các công ty được hưởng một mức độ quyền lực định giá nhất định.
III. Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Hãy xem xét một khu chợ nhỏ, nơi có những người bán rau, thịt, trái cây, cửa hàng tạp hóa,… Mỗi người bán nhiều loại hàng hóa và có nhiều người bán cùng một loại hàng hóa.
Thị trường rau muống ở đây là thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
-
Có nhiều người bán rau và nhiều người mua rau
-
Các loại rau đều giống nhau: không có sự khác biệt giữa rau ở hàng này với rau ở hàng khác.
-
Thông tin đầy đủ: Người bán biết rõ giá bán của nhau, họ cũng biết đặc điểm của người mua trên thị trường, thậm chí hình thành mối quan hệ thân quen. Người mua cũng biết họ có thể mua bao nhiêu, và họ biết hàng xóm của họ mua bao nhiêu rau. Trước khi mua rau, họ cũng có thể kiểm tra rau tươi hay héo.
-
Vào chợ rất đơn giản, người bán mua hàng ở chợ đầu mối với số vốn dưới 1 triệu đồng, đến cuối ngày người bán đã thu hồi hết vốn và có lãi. Hôm sau người bán có thể ngừng bán rau và bán cà phê, sau khi bán cà phê được một tháng nếu thua lỗ có thể quay lại bán rau.
Tuy nhiên, ngoài rau muống (sạp rau nào cũng có), mỗi người bán hàng còn có những nông sản độc đáo như hoa chuối, lá mơ… Những sản phẩm này đều chỉ bán độc quyền.
Vì thế, trong một thị trường, sẽ có những người bán tham gia vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo, và cũng sẽ có những người bán không tham gia vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong số những hàng hoá mà người bán muốn bán, có cả những hàng hoá được bán trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường không cạnh tranh hoàn hảo.
Hy vọng bài viết tham khảo trên mà Dongnaiart đã chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tài chính
Lời kết: Trên đây là bài viết Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn