Cùng xem Phiên dịch viên – nghề lý tưởng cho "những người chơi hệ ngôn ngữ" trên youtube.
Có thể bạn quan tâm
Một trong những ngành bùng nổ trong thời đại kinh tế quốc tế rộng mở hiện nay chính là Phiên dịch viên – Interpreters. Vậy, ngành phiên dịch viên là gì? Muốn trở thành Interpreters cần bằng cấp gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay của TopCV.
Phiên dịch viên là gì?
Khái niệm phiên dịch viên
Trước khi đến với khái niệm phiên dịch viên, hãy tìm hiểu xem phiên dịch là gì? Phiên dịch chính là 1 công việc trong lĩnh vực biên – phiên dịch. Phiên dịch là dịch các loại văn bản, thông tin từ ngôn ngữ A sang ngôn ngữ B và ngược lại, trong quá trình chuyển đổi không được làm thay đổi ý nghĩa, nội dung của văn bản hay thông tin đó.
Vậy, có thể hiểu rằng, phiên dịch viên là những người làm công việc phiên dịch. Họ sẽ có nhiệm vụ chính là thực hiện các công việc liên quan đến phiên dịch ngôn ngữ. Công việc của Interpreters có thể sẽ không hoàn toàn giống nhau mà sẽ tùy thuộc vào từng vị trí làm việc.
Phiên dịch khác gì với biên dịch?
Nhiều người thường nhầm lẫn phiên dịch và biên dịch, tuy nhiên 2 nghề này hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể phân biệt được phiên dịch và biên dịch dựa trên 6 điểm khác biệt dưới đây:
Phân loại phiên dịch viên
Hiện tại, có khá nhiều cách phân loại PDV, bạn có thể tham khảo một số cách phân loại sau đây.
* Phân loại theo hình thức
– Phiên dịch song song: Là hình thức truyền tải thông tin cùng lúc khi mà những người cần phiên dịch đang nói. Khi làm phiên dịch song song cần nắm rõ được chủ đề, duy trì sự tập trung để truyền đạt thông tin chính xác, trọn vẹn.
– Phiên dịch nối tiếp: Là hình thức phiên dịch chuyển thông tin từ ngôn ngữ gốc sau khi người phát biểu nói thành ngôn ngữ còn lại.
– Phiên dịch nhìn văn bản: Là hình thức truyền đạt từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác với thông tin đã được chuẩn bị sẵn ở dạng 1 tài liệu văn bản.
Xem Thêm : Giấy thôi trả lương 2021
* Phân loại theo tính chất
Đối với cách phân loại này, bạn có thể thấy có những loại Interpreters như phiên dịch viên tiếng Anh, phiên dịch viên tiếng Hàn, phiên dịch viên tiếng Nhật, phiên dịch viên tiếng Trung,…
Công việc của phiên dịch viên
Công việc chính của PDV vẫn là chuyển đổi từ ngôn ngữ A sang ngôn ngữ B, ngoài ra sẽ có những công việc khác như:
– Chuyển đổi và truyền tải được nội dung, thông tin từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ cần phiên dịch;
– Truyền tải được phong cách của ngôn ngữ gốc;
– Diễn tải thông điệp chính xác, rõ ràng và nhanh chóng;
– Áp dụng các kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực phiên dịch để có thể truyền tải được thông điệp sát với nghĩa gốc nhất.
– Tham gia vào các cuộc họp của công ty để thực hiện các công việc phiên dịch;
– Gặp gỡ và đàm phán với khách hàng, đối tác.
Làm thế nào để trở thành phiên dịch viên chuyên nghiệp?
Phiên dịch viên cần bằng cấp gì? Phiên dịch viên học trường nào?
Để có thể trở thành được Interpreters chuyên nghiệp, bạn sẽ cần những bằng cấp liên quan đến ngành ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Hàn, … Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đều có chương trình đào tạo về các ngành ngôn ngữ, ví dụ như:
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội các nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Hàn,…
- Đại học Ngoại thương Hà Nội các nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Nhật, Trung, Pháp,…
- Đại học Hà Nội các nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật, Hàn,…
- Khoa Ngoại ngữ – trường Đại học Thái Nguyên nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp.
- Đại học Ngoại Ngữ – ĐH Huế nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật, Hàn.
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Nhật,..
Những kỹ năng mềm cần chuẩn bị
Xem Thêm : Những hàm vlookup kết hợp hàm left
Để trở thành Interpreters chuyên nghiệp, bạn sẽ cần những kỹ năng mềm sau đây:
- Biết ít nhất từ 2 ngôn ngữ trở lên;
- Có sự hiểu biết nhất định đối với văn hóa, phong tục của đất nước sử dụng 2 ngôn ngữ mà bạn phiên dịch;
- Thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ, từ vựng tiếng mẹ đẻ;
- Có khả năng phản xạ tốt;
- Có khả năng tìm kiếm, tra cứu và tổng hợp được thông tin;
- Cần có tính chu đáo, trách nhiệm trong công việc;
- Có kỹ năng sử dụng được công nghệ và tin học văn phòng.
Tìm việc làm Biên phiên dịch hấp dẫn tại TopCV:
Tình hình tuyển dụng phiên dịch viên ở Việt Nam
Với xu hướng hội nhập cùng sự quan trọng của ngoại ngữ, nhóm ngành Interpreters cũng đang là sự lựa chọn của nhiều bạn học sinh, sinh viên với định hướng nghề nghiệp sau này.
Theo thống kê của Ziprecruiter, mức lương trung bình hiện tại của một phiên dịch viên có thể lọt vào top những việc làm có thu nhập cao nhất khoảng trên 53.000 USD/năm.
Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế đang bùng nổ như hiện nay, thị trường đầu tư từ nước ngoài tại Việt Nam cũng đang ngày được quan tâm nhiều hơn. Nhu cầu về PDV từ đó cũng được đa dạng và phát triển theo quy mô của thị trường này.
Mức lương của phiên dịch viên
Hiện tại, so với mức lương trung bình của người lao động tại Việt Nam, mức lương của Interpreters đang khá cao, khoảng từ 15.000.000 – 20.000.000 đ tùy thuộc vào làm ở quy mô doanh nghiệp nào.
Đối với những PDV có ít kinh nghiệm, làm việc ở các doanh nghiệp nhỏ thường sẽ có mức lương từ 10.000.000 – 12.000.000 đ.
Kết
Trên đây là một số thông tin về ngành phiên dịch viên cũng như các yêu cầu cần thiết nếu bạn muốn làm việc trong ngành này. Hy vọng bài viết đã cung cấp được các thông tin phù hợp với mục đích tìm kiếm của bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ tại TopCV để ứng tuyển vào những công việc hấp dẫn
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Phiên dịch viên – nghề lý tưởng cho "những người chơi hệ ngôn ngữ". Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn