Việc làm telesale là gì? Có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Cùng xem Việc làm telesale là gì? Có phải chỉ gọi điện cho khách hàng? trên youtube.

telesale

Shop telesale đơn vị

Nhắc tới công việc telesales, không ít người gắn ngay cho nghề này “cái mác” gọi điện. Thực tế, công việc của một telesales không chỉ dừng lại ở việc gọi điện. Bài viết dưới đây của TopCV sẽ cung cấp thông tin đầy đủ trả lời cho câu hỏi việc làm telesales là gì.

Telesales là gì?

Telesales là một danh từ ghép từ tiền tố “tele-” có nghĩa là viễn thông và “sales” là nhân viên kinh doanh hoặc là bán hàng. Hiểu một cách đơn giản nhất, telesales là hoạt động quảng cáo sản phẩm và bán hàng thông qua điện thoại. Nhân viên telesales là người sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các hoạt động này. Nghề telesales có thể hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực từ y tế, giáo dục đến kinh doanh tất cả các loại hình sản phẩm, dịch vụ… Vì thế, cơ hội tìm việc làm telesales rất rộng mở đối với các ứng viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đầy đủ về ngành nghề này, biết được chính xác nhân viên telesale làm gì, cần kỹ năng, kinh nghiệm gì.

Nhân viên telesales là gì? Có phải chỉ gọi điện cho khách hàng
Nhân viên telesales là gì? Có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Việc làm telesale là gì? Có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Xem Thêm : kiểm soát nội bộ là gì

Từ cái tên telesales đã cho thấy tính chất của công việc liên quan nhiều tới việc gọi điện thoại cho khách. Vì thế mà nhiều người cho rằng telesales chỉ làm công việc gọi điện. Cách hiểu này tuy không sai nhưng lại chưa đầy đủ về nghề telesales. Vậy công việc cụ thể của một nhân viên telesales là gì? Nhân viên telesales sẽ làm các công việc như sau:

  • Tìm hiểu và nắm bắt tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm mà công ty/doanh nghiệp mình đang kinh doanh
  • Gọi điện thoại cho khách hàng để giới thiệu sản phẩm, thuyết phục họ mua hàng, chốt đơn.
  • Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đưa ra các thông tin, dữ liệu khách hàng hữu ích cho việc kinh doanh thông qua việc lưu trữ lại các cuộc gọi với khách
  • Tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng liên quan tới sản phẩm
  • Cập nhật liên tục và quản lý các thông tin liên quan đến khách hàng
  • Kết hợp nhịp nhàng với nhân viên phòng kinh doanh và các bộ phận khác trong tổ chức để đạt được mục tiêu kinh doanh
  • Tiến hàng báo cáo với cấp trên tiến độ công việc và các kết quả đạt được
Nhân viên telesales cần đảm đương khá nhiều công việc
Nhân viên telesales cần đảm đương khá nhiều công việc

Trên đây là phần mô tả công việc của một telesales nói chung, tùy vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, công việc cụ thể của họ có thể thay đổi. Như vậy, chúng ta có thể thấy, công việc của một telesales không chỉ dừng lại ở việc gọi điện thoại và bán hàng mà có những công việc phức tạp hơn thế.

Trách nhiệm của nhân viên telesales

Cũng giống như nhân viên kinh doanh, nhân viên telesales được đánh giá dựa trên KPI (Key Performance Indicator) chỉ số đo lường hiệu quả công việc). Một người mới bước vào nghề hay một người có kinh nghiệm làm telesale cũng đều phải đảm bảo một số KPI như sau:

  • Số lượng cuộc gọi được thực hiện hàng tháng được giao
  • Số lượng đơn chốt thành công
  • Số lượng khách hàng tiềm năng
  • Thời gian trung bình nhân viên giới thiệu sản phẩm tới khách hàng
  • Tỷ lệ giữa số lượng cuộc gọi bị từ chối/tổng số cuộc gọi được thực hiện

Kỹ năng cần có của telesales

Nghề telesales thường được xem là một công việc văn phòng nhàn hạ tuy nhiên để trở thành một nhân viên telesales giỏi, bạn cần khá nhiều kỹ năng

  • Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm gọi điện, quản lý cuộc gọi
  • Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại: giao tiếp trên điện thoại có nhiều điểm khác biệt so với giao tiếp trực tiếp, khách hàng sẽ dễ có xu thế từ chối bạn hơn và bạn cũng khó nắm bắt được tâm lý của người giao tiếp hơn.
  • Kỹ năng bán hàng, thuyết phục, đàm phán để chốt đơn thành công.
  • Kỹ năng xử lý vấn đề, giải quyết tình huống linh hoạt trong các trường hợp khách hàng thắc mắc, khiếu nại
  • Nắm vững các loại kịch bản nghề nghiệp: kịch bản bán hàng, chốt đơn, nhận diện khách hàng có tiềm năng…
  • Kỹ năng làm việc dưới áp lực: nghề telesales phải chịu rất nhiều áp lực từ KPI cho tới việc bị khách hàng từ chối. Rất nhiều người ngay cả khi bước vào nghề rồi vẫn không biết công việc telesale có tốt không, không biết nên vui hay nên buồn với nghề này. Vì thế, hãy chuẩn bị một “tinh thần thép” nếu muốn theo đuổi nghề telesales.
Nghề telesales nhiều áp lực hơn bạn tưởng
Nghề telesales nhiều áp lực hơn bạn tưởng

Mức lương của telesales

Xem Thêm : Cách làm tròn số thập phân trong C/C

Thu nhập của telesales được tính giống như nhân viên kinh doanh. Thông thường, họ sẽ có hai loại lương: lương cứng và lương mềm. Lương cứng là một khoản cố định, tháng nào nhân viên telesales cũng được nhận nếu như hoàn thành công việc được giao. Lương mềm là phần trăm hoa hồng họ nhân được khi chốt đơn thành công cùng với các phần thưởng thêm khi hoàn thành tốt công việc.

Phổ lương của nhân viên telesales rất rộng, dao động từ 3 triệu – 30 triệu tùy vào kinh nghiệm, năng lực và lĩnh vực hoạt động. Mức lương trung bình của nghề này là khoảng 7-8 triệu đồng + % doanh số/tháng. Đây là mức thu nhập khá hấp dẫn so với mặt bằng chung trên thị trường lao động.

Tìm việc làm Telesales tại TopCV:

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết trả lời cho câu hỏi việc làm telesale là gì. Hy vọng những thông tin hữu ích nêu trên sẽ là hành trang cho bạn trên con đường hướng nghiệp. Nếu như bạn có tất cả các kỹ năng cần có của một telesales nhưng bạn lại không yêu thích công việc gọi điện, bạn không muốn khách hàng liên tục dập máy của mình… thì bạn có thể xem xét tìm công việc nhân viên kinh doanh. Mỗi nghề nghiệp sẽ phù hợp với từng các tính khác nhau, chúc bạn sớm tìm được điểm đến cho sự nghiệp của mình.

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc

Lời kết: Trên đây là bài viết Việc làm telesale là gì? Có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Cách viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn chuyên nghiệp

Cách viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn chuyên nghiệp

Sau buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng, bạn đừng quên gửi thư cảm ơn nhé vì đơn thuần chỉ là trả lời email phỏng…

Cách khắc phục lỗi save trong word 2010 mà bạn nên biết

Cách khắc phục lỗi save trong word 2010 mà bạn nên biết

https://www.youtube.com/watch?v=lASide7oOQkCó thể bạn quan tâm Cách chèn và hiệu chỉnh Word Art trong Word các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp Top Format tuyển dụng tiếp…

Hướng dẫn cách ghi nhật ký chung chi tiết

Hướng dẫn cách ghi nhật ký chung chi tiết

Các số liệu kế toán được theo dõi tại các sổ kế toán. Ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung được nhiều doanh nghiệp…

20 Mẫu đoạn văn tiếng Anh về công việc tình nguyện hay nhất năm 2022

20 Mẫu đoạn văn tiếng Anh về công việc tình nguyện hay nhất năm 2022

https://www.youtube.com/watch?v=Dh_AhY48iGECó thể bạn quan tâm thuật ngữ tiếng anh xây dựng Nghề Dạy Học General Manager Là Gì? Công Việc, Mức Lương Của General Manager cách chia…

Mẫu lời tri ân khách hàng hay, sâu sắc và ý nghĩa nhất 2022

Mẫu lời tri ân khách hàng hay, sâu sắc và ý nghĩa nhất 2022

https://www.youtube.com/watch?v=zvkH5Z0VN6MCó thể bạn quan tâm xuống dòng cùng 1 ô trong excel thư trả lời mời phỏng vấn Bật mí các xu hướng kinh doanh hốt bạc…

6 thủ thuật excel cho dân văn phòng hữu ích, dễ thực hiện

Excel là phần mềm cực kỳ hữu ích nhất là trong công việc. Để thao tác với excel được nhanh, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng…