Cùng xem Sở Trường Là Gì? Sở Đoản Là Gì? Cách Tìm Điểm Mạnh Điểm Yếu Của Bản Thân trên youtube.
Câu hỏi về sở trường là gì hay sở đoản là gì thường xuyên được đề cập trong phỏng vấn mà ứng viên cần chuẩn bị trước để có câu hồi đáp trung thực, ấn tượng nhất. Nếu được hỏi về hai vấn đề này, ứng viên nên trả lời như thế nào? Cùng dongnaiart.edu.vn tìm ra bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng qua câu hỏi này nhé.
Xem thêm: Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp & Cách Trả Lời Hay Nhất
Sở trường và sở đoản là câu hỏi phổ biến trong phỏng vấn – Ảnh: Internet
Sở trường là gì?
Sở trường là điểm mạnh, thế mạnh, những yếu tố mang tính tích cực của bản thân mỗi người. Sở trường có thể chia thành ba hạng mục:
- Đặc điểm bản thân: Tính linh hoạt, độc lập, chăm chỉ, thân thiện, có quy tắc, tôn trọng giờ giấc, kỹ năng làm việc nhóm…
- Khả năng kiến thức: Thành tích trong quá trình học tập như bằng cấp, trình độ ngoại ngữ, kỹ thuật, công nghệ thông tin… hoặc kinh nghiệm làm việc.
- Khả năng học hỏi: Kỹ năng giao tiếp, tổ chức công việc, phân tích và giải quyết vấn đề…
Sở đoản là gì?
Ngược lại với sở trường, sở đoản chính là điểm yếu, những thứ mà bạn chưa rõ, không được khéo léo và tài giỏi. Đây cũng là câu hỏi khó trả lời nhất trong các buổi phỏng vấn, buộc ứng viên phải khéo léo, tinh tế nhưng vẫn đảm bảo sự trung thực. Cách tốt nhất để vượt qua câu hỏi về sở đoản là nhấn mạnh vào mặt tích cực và giảm điểm yếu tới mức tối thiểu.
Cách xác định ưu, nhược điểm của bản thân
Đặt câu hỏi
Hãy tự đặt ra những câu hỏi sau với bản thân:
- Công việc nào khiến mình thích thú, hưng phấn và có thể làm việc trong thời gian dài mà không cảm thấy căng thẳng, stress?
- Bản thân mình làm tốt ở lĩnh vực nào nhất? Kết quả có được mọi người ghi nhận và đánh giá cao không?
Xem Thêm : mẫu biên bản bàn giao mặt bằng cho thuê
Nếu trả lời được hai câu hỏi trên, bạn đã khám phá được phần lớn ưu điểm trong con người mình.
Lắng nghe nhận xét từ người xung quanh
Người thân, bạn bè sẽ đưa ra đánh giá chính xác về một số đặc điểm của bạn, vì vậy hãy lắng nghe họ để khám phá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm những người đáng tin cậy để nghe nhận xét.
Đặt mình vào nhiều hoàn cảnh khác nhau
Tìm ra ưu, nhược điểm là một quá trình lâu dài, mỗi người cần liên tục hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau để theo dõi và nhận định bản thân. Những đánh giá và kinh nghiệm thu được sẽ giúp bạn tìm ra sở trường và sở đoản của mình.
Làm khảo sát
Khảo sát là một cách hay để mọi người xác định ưu, nhược điểm. Dựa vào kết quả khảo sát, bạn có thể khắc phục điểm yếu, phát triển thế mạnh, hoàn thiện bản thân.
Tại sao nhà tuyển dụng quan tâm đến sở trường, sở đoản?
Hầu hết trong các buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đều muốn biết điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên đang tiếp xúc. Bởi lẽ, dựa vào đặc điểm này, doanh nghiệp sẽ xác định ứng viên có thật sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. Đồng thời, nếu nhà tuyển dụng quyết định lựa chọn ứng viên, việc biết trước sở đoản của nhân sự giúp doanh nghiệp có hướng đào tạo phù hợp để khắc phục. Trong môi trường làm việc, cấp Quản lý nắm rõ sở trường, sở đoản của nhân viên sẽ khai thác tốt khả năng của họ.
Sở trường và sở đoản là câu hỏi phổ biến trong phỏng vấn – Ảnh: Internet
Cách trả lời câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn
Sở trường: Hãy trình bày thế mạnh của bản thân, thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí ứng tuyển nhờ vào điểm mạnh này. Ví dụ khi bạn ứng tuyển vào vị trí Lễ tân khách sạn, hãy trình bày về khả năng giao tiếp, trình độ tiếng Anh, kỹ năng xử lý tình huống… Sở đoản: Điểm yếu có thể gây bất lợi cho ứng viên, tuy nhiên nếu trình bày đúng cách vẫn có khả năng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Điểm yếu của bạn là gì? Điểm yếu của bạn có thể sửa đổi và phấn đấu không? Ứng viên không nên nhấn mạnh điểm yếu như khi trình bày điểm mạnh, hãy nói về chúng như một điểm trong tính cách hiện tại mà bạn đang quan tâm. Đồng thời, bạn có thể đưa ra biện pháp giải quyết chúng sau phần trình bày.
Mẹo trình bày ưu, nhược điểm của bản thân trong CV
Cách trình bày ưu điểm trong CV
Xem Thêm : Top cách lấy lại file cad chưa save trong win 10
Sắp xếp các điểm mạnh một cách hợp lý với từ ngữ đơn giản, trình bày rõ ràng để làm nổi bật và cho thấy sự thành thật của bạn. Một số ưu điểm cần có như:
- Kỹ năng làm việc: Nên nghiên cứu yêu cầu tuyển dụng thật kỹ để biết các kỹ năng cần thiết cho vị trí ứng tuyển, từ đó hướng ưu điểm của bản thân vào chúng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
- Kỹ năng mềm: Đó có thể là kỹ năng làm việc nhóm, xử lý vấn đề, kỹ năng giao tiếp… Trong thời buổi hiện nay, người có kỹ năng mềm tốt sẽ có lợi thế lớn khi cạnh tranh với các ứng viên khác.
- Một số tài lẻ: Nhiều nhà tuyển dụng thường ưu tiên ứng viên có tài lẻ vì muốn họ mang đến một màu sắc mới để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy nếu có khả năng hoặc đam mê lành mạnh, bạn nên trình bày trong CV.
Ngoài ra, khả năng chịu được áp lực cao, đàm phán tốt, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp… cũng là các ưu điểm quan trọng giúp CV của bạn thu hút và ấn tượng hơn.
Cách trình bày nhược điểm trong CV
Bạn cần tinh tế chọn 3 sở đoản của bản thân đưa vào CV, không nên liệt kê quá nhiều vì không nhà tuyển dụng nào thích CV có nhiều nhược điểm. Hãy trình bày khéo léo, thể hiện sự cố gắng của bản thân trong việc khắc phục yếu điểm một cách tốt nhất.
Làm thế nào để thể hiện điểm mạnh, điểm yếu đúng mực? – Ảnh: Internet
Để thể hiện tốt trong phỏng vấn, bạn có thể liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của bản thân ra giấy, luyện tập trả lời bằng nhiều cách khác nhau và chọn ra phương án tốt nhất. Hy vọng với thông tin Chefjob chia sẻ, ứng viên nói riêng, nhân sự làm việc nói chung đã hiểu được sở trường là gì, sở đoản là gì cũng như cách thể hiện chuyên nghiệp nhất.
Tin liên quan
“Vượt Mặt” Những Ứng Viên Kinh Nghiệm Như Thế Nào?
Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Xin Việc Giúp Ứng Viên Ghi Điểm Trước Nhà Tuyển Dụng
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Sở Trường Là Gì? Sở Đoản Là Gì? Cách Tìm Điểm Mạnh Điểm Yếu Của Bản Thân. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn