Cùng xem Sách lược là gì? Tầm quan trọng sách lược trong quản lý điều hành trên youtube.
Bạn hiểu sách lược là gì? Khác gì với chiến lược? Ý nghĩa và tầm quan trọng của sách lược trong quản lý điều hành? Để nắm rõ hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Sách lược là một thuật ngữ mà chắc chắn các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều cần phải nắm rõ để hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và hiểu đủ về thuật ngữ này.
Sách lược là gì?
Sách lược hay tiếng anh còn gọi là tatics được hiểu là những biện pháp, đường lối, cách thức, hình thức tổ chức và đấu tranh cụ thể, được thực hiện trong một giai đoạn và khoảng thời gian nhất định chứ không cần áp dụng xuyên suốt một thời gian dài. Chúng được xây dựng để gia tăng khả năng thành công của một kế hoạch, chiến lược hoặc chính sách nào đó.
Ví dụ về sách lược áp dụng vào lĩnh vực quân sự, sách lược thường là một hành động cụ thể như viện trợ vũ khí, viện trợ quân sự, sử dụng lực lượng quân đội… để giúp một chính sách quân đội nào đó đạt được thành công trong giai đoạn hiện tại.
Bên cạnh đó sách lược còn nắm một vai trò hết sức quan trọng đối với các công ty, doanh nghiệp bởi nó mang lại nhiều cơ hội thành công trước khi đưa ra một mục tiêu và xây dựng ý tưởng hoạt động.
Thông thường thì sách lược sẽ được sử dụng trong các cuộc họp, cuộc bàn luận để trình bày những chiến lược hoạt động trước đối thủ. Và để có những sách lược phù hợp và hợp lý thì cần phải có sự bàn bạc chuẩn bị kỹ lưỡng.
Xem Thêm : biểu mẫu đánh giá công việc
XEM THÊM: Quản trị kinh doanh tổng hợp là gì? Cơ hội việc làm ra sao?
Sự khác nhau giữa sách lược và chiến lược là gì?
Nếu chưa tích lũy được kinh nghiệm trong việc quản lý kinh doanh, người ta rất dễ nhầm lẫn giữa các khái niệm Sách lược và Chiến lược. Do vậy, hãy cùng phân biệt chúng dựa trên các khía cạnh sau đây.
Về khái niệm
- Chiến lược – Strategy là một kế hoạch tổng hợp bao gồm nhiều phương pháp mang tính thống nhất và xuyên suốt mọi hoạt động.
- Còn sách lược – Tactics là một cách thức công vụ để đề ra thực hiện hoàn thành được những chiến lược được xây dựng.
So sánh tính chất của Sách lược và Chiến lược
Sách lược mang tính chất như thế nào?
- Gắn liền vị trí, chức danh cụ thể với các mục tiêu công việc đã đề ra
- Bất cứ một thành viên/ Bộ phận/ Phòng ban thuộc phạm vi sách lược đều có trách nhiệm/ quyền hạn/ cách thức khi triển khai.
- Mang tính chất gắn kết giữa các quy trình, hệ thống thành một thể thống nhất giữa các bộ phận, phòng ban để đảm bảo sách lược được đưa ra hiệu quả.
Chiến lược mang tính chất như thế nào?
- Tất cả mọi người thuộc đơn vị đều nằm trong phạm vi thực hiện một chiến lược tổng quát
- Khi phương thức hoạt động của đơn vị có dấu hiệu lệch hướng, tất cả mọi người đều có trách nhiệm nhắc nhở và điều chỉnh
- Từ cấp đầu mối đến trưởng phòng/ban phải thống nhất tất cả phương pháp thực hiện
- Một bản hoạch định, thể hiện rõ được từng bước phát triển của công ty trong từng giai đoạn, thời điểm nhất định.
Vai trò và cách áp dụng sách lược trong quản lý điều hành
Tùy thuộc vào những điều kiện khả năng của từng doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh mà quản lý sẽ xây dựng một chiến lược và kế hoạch phù hợp. Đây là một trong những yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn đến công cuộc quản trị kinh doanh
Trong bất cứ một lĩnh vực hay chuyên ngành nào cũng đều cần phải có những chiến lược tổng quát và sách lược cụ thể để đạt được mục tiêu hoạt động. Đối với kinh doanh thì các sách lược nắm vai trò là yếu tố đồng hành nhất định. Sách lược trong kinh doanh được chia ra làm 3 loại, với các vai trò khác nhau trong hoạch định tổng hợp và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của nhà quản lý điều hành.
Sách lược chủ động
Loại hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động tạo ra các ảnh hưởng lên nhu cầu, làm thay đổi tình hình sản xuất kinh doanh. Thường được áp dụng trong các lĩnh vực thương mại và dịch vụ như đường sắt, hàng không, khách sạn…
Xem Thêm : Top 10 công ty thiết kế website – lập trình web tốt nhất
Có thể hiểu rằng, khi nhu cầu của thị trường giảm, doanh nghiệp có thể chủ động tung ra các sách lược Marketing, các hình thức kích cầu, ví dụ như giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo, mở rộng các kênh bán hàng…
Ngược lại, khi nhu cầu của thị trường tăng quá cao, vượt quá khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, họ sẽ đưa ra những hình thức kiểm soát như “đặt cọc trước”, “đặt phòng trước”… để chắc chắn hơn về số lượng các dịch vụ, sản phẩm mà mình cần cung cấp trong một thời điểm.
Sách lược thụ động
Ngược lại với hình thức chủ động, loại hình sách lược này chỉ dùng để hấp thụ và giải quyết biến động của nhu cầu trên thị trường, chứ không thể tác động trực tiếp, khiến nó tăng lên hoặc giảm đi. Thường thì các ngành sản xuất hàng hóa sẽ áp dụng nhiều hơn, vì chúng yêu cầu doanh nghiệp phải có khả năng dự trữ tồn kho.
Có thể hiểu rằng, khi nhu cầu của thị trường giảm, mức tồn kho của đơn vị phải tăng lên để chờ tới khi nhu cầu cao trở lại, mức độ sản xuất cũng phải thay đổi để phù hợp hơn với tình hình cung cấp. Kế hoạch sản xuất kinh doanh phải tự điều chỉnh các nguồn nhân lực, vật lực nên chỉ phù hợp với các đơn vị có lao động đơn giản, không cần kỹ năng chuyên môn cao.
Sách lược hỗn hợp
Doanh nghiệp cũng có khả năng kết hợp nhiều loại sách lược có khả năng kiểm soát với nhau, ví dụ như hàng tồn kho, kết hợp việc làm thêm giờ, hợp đồng phụ…
Song hành với các ích lợi đa dạng mà nó đem lại thì khó khăn lớn nhất cho đơn vị tổ chức chính là tìm ra giải pháp kết hợp tối ưu nhất. Mỗi đơn vị lại có một đặc trưng và cơ chế khác nhau, rất khó để “dập khuôn” từ A sang B được. Do đó, nhà điều hành cần có các kỹ năng quản lý thiết yếu để không ngừng tổng hợp, điều chỉnh và đào tạo thêm để nội bộ tổ chức thích ứng được với hình thức sách lược này.
XEM THÊM: Phần mềm ERP là gì và cách sử dụng hệ thống quản lý này với DN
Hiểu rõ sách lược là gì, biết cách phân biệt chúng với chiến lược thì nhà quản lý mới có thể áp dụng vào từng lĩnh vực, chuyên ngành một cách thành công nhất. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với những ai đã, đang và chuẩn bị bước vào con đường kinh doanh!
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Sách lược là gì? Tầm quan trọng sách lược trong quản lý điều hành. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn