Cùng xem những điều cần biết về kế toán trên youtube.
Kế toán là gì và nghề kế toán có đặc trưng gì? Đó là những câu hỏi nhiều người thắc mắc về một trong những công việc thông dụng trong xã hội hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp điều này.
Kế toán là gì? Ngành kế toán là gì? Đó là những câu hỏi tưởng chừng như dễ ợt này nhưng vẫn có người trả lời sai về nó, bởi nếu không phải người trong nghề thì không thể hiểu hết, nắm hết được đặc trưng về nghề này. Vậy để trả lời cho câu hỏi này cũng như hàng loạt câu hỏi khác về ngành Kế toán, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Kế toán là gì?
Kế toán được hiểu chung là người đảm nhận công việc ghi chép, thu thập, phân tích và xử lý thông tin tài chính, giá trị hàng hóa, thuế má trong công ty và doanh nghiệp. Kế toán là nghề gắn liền với sổ sách, số má khô khan, làm việc đòi hỏi sự chính xác tỉ mỉ đến tuyệt đối trong công việc.
Kế toán tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, kế toán được dịch là Accountant. Đây là tên gọi chung nhất của ngành kế toán, từng vị trí của kế toán thì lại có những tên gọi khác nhau.
► XEM THÊM: 7 nguyên tắc kế toán cơ bản mà dân kế toán cần phải biết trước khi bước vào nghề
Kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại kinh tế phát triển hiện nay. Kế toán chính là người giữ vai trò cầu nối giữa chủ doanh nghiệp với các hoạt động mua bán, kinh doanh, huy động vốn, giải ngân vốn…; giữa chủ doanh nghiệp với các nhân viên trong công ty.
Hiểu được khái niệm kế toán là gì sẽ khiến bạn nắm được tổng quát công việc chung mà mỗi kế toán phải làm, đồng thời hiểu được vai trò của công việc này trong thời kỳ kinh tế phát triển thông minh và hiện đại như hiện nay.
Ngành kế toán là gì? Đây là một trong những ngành nghề hot hit và quan trọng nhất hiện nay. Ngành kế toán là ngành không thể thiếu đối với sự vận hành của một doanh nghiệp, nhà máy, công ty, là sợi dây quan trọng để người đứng đầu doanh nghiệp có thể nhìn ra được tình hình phát triển của doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh những biện pháp phù hợp giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Nói chung nếu không có kế toán, không có ngành kế toán thì một doanh nghiệp không thể vận hành trơn tru, hoạt động không thể mang lại hiệu quả.
Phân loại kế toán hiện nay
Ngành kế toán hiện nay được chia thành 2 loại lớn đó là:
- Kế toán công là những người làm công việc trong những tổ chức, đơn vị không có hoạt động kinh doanh, buôn bán. Công việc của kế toán trong những tổ chức này là làm việc giấy tờ, công văn, thuế má và tính toán tiền lương cho các nhân viên, thành viên trong tổ chức đó.
- Kế toán doanh nghiệp là đặc trưng của nghề kế toán vì trong đó, người làm kế toán phải làm đầy đủ các công việc để có thể vận hành một hệ thống tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc của kế toán trong doanh nghiệp rất nhiều mặt, nhiều áp lực và khó khăn hơn rất nhiều so với kế toán công.
► XEM THÊM: Kế toán doanh nghiệp là gì?
Ngoài cách chia như vậy, người ta còn chia kế toán thành nhiều loại khác theo tên gọi và đặc trưng công việc mà người kế toán viên đó phải làm như:
- Kế toán thuế
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán doanh nghiệp
- Kế toán bán hàng
- Kế toán ngân hàng
- Kế toán kho
- Kế toán công nợ
- Kế toán tiền lương
- Kế toán trưởng…
Nói chung, kế toán gì thì đặc trưng công việc cũng làm việc với các con số và sổ sách và giải quyết công văn, giấy tờ, các thủ tục hành chính trong công ty, doanh nghiệp. Chính vì vậy, kế toán viên là cánh tay đắc lực không thể thiếu trong thời kỳ kinh tế phát triển như hiện nay.
Công việc của kế toán là gì?
Xem Thêm : Giày replica, auth, cond, fake là gì? Làm sao để phân biệt chúng?
Khi được hỏi kế toán làm gì?, thông thường, nhiều người chỉ hiểu sơ khai, đơn giản về công việc của kế toán viên là làm việc với những con số, sổ sách mà chưa hiểu chi tiết công việc họ thường làm hàng ngày là gì. Với mỗi vị trí kế toán, nhân viên kế toán lại có những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực riêng của mình và công việc cụ thể của họ cũng phụ thuộc vào vị trí họ đang đảm nhiệm.
Nhìn chung có thể liệt kê được những công việc chung phải làm của nhân viên kế toán như sau:
- Thu thập thông tin về tình hình tài chính, hoạt động kinh tế trong công ty, doanh nghiệp. Từ đó xử lý thông tin, sát sao tài chính phát sinh và thống kê lên giấy tờ, sổ sách theo tháng, theo quý để chủ doanh nghiệp nắm bắt được hoạt động của công ty.
- Là người giám sát các chứng từ, hóa đơn kế toán hàng ngày, vì đây là hoạt động phát sinh nhiều nhất trong ngày của các doanh nghiệp. Vai trò của kế toán là phải kiểm soát được những chứng từ, giấy tờ có liên quan để đảm bảo được tính chính xác của các hoạt động thu chi, xuất nhập hàng hóa của doanh nghiệp.
- Ghi chép sổ sách, thống kê chi tiết các hoạt động kinh tế phát sinh làm sao chính xác, cụ thể tuyệt đối, vì công việc này “sai một ly đi một dặm”. Từ những ghi chép đó, kế toán viên sẽ tổng hợp thành bảng báo cáo, đưa vào sổ kế toán quản lý, báo cáo với cấp trên.
- Ngoài việc thu thập xử lý thông tin hàng ngày thì việc phải tổng hợp những thông tin, hoạt động tài chính phát sinh hàng ngày đó để lập thành những báo cáo chi tiết, báo cáo lên giám đốc là công việc cuối tháng, cuối quý của kế toán. Từ những báo cáo theo tháng, theo quý của nhân viên kế toán, chủ doanh nghiệp có thể nắm được tình hình kinh doanh, từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhất.
► XEM NGAY: Lương kế toán mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
Ngoài danh sách công việc chung thường làm của các nhân viên kế toán, thì ở mỗi vị trí kế toán lại có những công việc đặc thù riêng.
- Kế toán thuế: Xử lý các vấn đề có liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác.
- Kế toán tổng hợp: Làm tổng hợp tất cả các công việc có liên quan đến tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp. Vị trí kế toán này “đa zi năng” bao quát rộng, có thể làm mọi công việc mà một kế toán viên phải làm.
- Kế toán bán hàng: Làm những công việc có liên quan đến hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty, doanh nghiệp với các đối tác. Kế toán này cần phải đảm bảo tính chính xác của các hóa đơn, chứng từ hàng hóa có liên quan. Xem chi tiết tại: Kế toán bán hàng là gì?
- Kế toán kho: Giải quyết các công việc trong phạm vi kho hàng, giám sát các bảng tồn kho, tình hình hàng hóa trong kho cái nào còn, cái nào hết để báo cáo với cấp trên có phương án điều chỉnh phù hợp…
Nói chung, công việc của kế toán cơ bản như vậy, ở mỗi vị trí các kế toán có trách hoàn thành tốt công việc của mình và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ các đồng nghiệp khác khi cần hỗ trợ. Đối với các doanh nghiệp công ty, khi xây dựng được đội ngũ nhân viên kế toán dày kinh nghiệm, giỏi và năng động, chủ doanh nghiệp sẽ dễ dàng bao quát được tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
Một kế toán giỏi cần những gì?
Một kế toán viên giỏi được coi là nhân tố vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng may mắn tuyển được những nhân viên kế toán, giỏi giang, nhanh nhạy và biết xử lý công việc.
Đối với những người làm trong ngành kế toán, khi trở thành một kế toán giỏi, bạn cũng có rất nhiều cơ hội hơn những người khác. Kế toán giỏi đồng nghĩa với việc bạn được trả lương cao, hậu hĩnh xứng đáng với tài năng và công sức của mình. Hơn nữa, kế toán giỏi sẽ có cách xử lý công việc thông minh, nhanh chóng, chính xác… được đồng nghiệp ngưỡng mộ, sếp tin tưởng giao phó. Từ đó, kế toán giỏi có thể dễ dàng thăng chức, lên lương, lên thưởng trong công việc.
Một khi đã trở thành người kế toán giỏi, bạn có thể chủ động trong công việc, chẳng sợ thất nghiệp, vứt đâu cũng có thể sống được vì ngành nghề và tài năng của mình.
Một kế toán giỏi cần những gì? Đó là câu hỏi thắc mắc của nhiều người, để trả lời câu đó, bạn phải bắt đầu từ những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường, thời gian trả lời câu hỏi này tính bằng năm chứ không thể tính bằng tháng, bằng tuần, bằng ngày. Chẳng ai có thể học ngày một ngày hai rồi thành tài, với nghề kế toán lại càng không như vậy.
► TÌM HIỂU THÊM: Kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Phân biệt với kế toán doanh nghiệp?
Vậy các yếu tố để bạn có thể trở thành một kế toán giỏi là:
Có chuyên môn vững vàng, chính xác
Để có được chuyên môn giỏi, không còn cách nào khác chính là bạn phải bắt đầu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, trên ghế giảng đường. Học tập là con đường duy nhất để bạn có thể chinh phục được tri thức, và kế toán giỏi cũng phải cần học tập nghiêm túc, chỉn chu để nắm được những kiến thức nền tảng nhất từ ngày chập chững xác định theo nghề sổ sách.
Nếu bạn không có điều kiện học tập tại các trường đào tạo kế toán chuyên nghiệp thì bắt đầu từ việc học tại các trung tâm đào tạo dạy kế toán tổng hợp, bạn cũng nên học tập thật tốt môn toán, tin học và các phần mềm kế toán liên quan để có thể vận dụng thành thạo được vào công việc hàng ngày sau này.
Quan trọng hơn cả, đừng có tâm lý học lấy chứng chỉ kế toán, hay học lệch, đừng chỉ học mỗi môn toán hay học mỗi tin học… bạn phải học đồng đều các môn. Như vậy, mới không có chuyện hổng kiến thức khi vào làm việc trong thực tế.
► XEM NGAY: Những điều cần biết trong kế toán Excel là gì để nâng cao hiệu suất?
Xem Thêm : tắt tài khoản administrator windows 10
Ngoài các môn chuyên ngành thì việc trau dồi thêm ngoại ngữ cũng là một việc vô cùng cần thiết để có thể trở thành một kế toán giỏi. Nếu bạn chỉ giỏi chuyên môn mà không có một chút ngoại ngữ nào thì cơ hội việc làm của bạn cũng chỉ gắn bó trong các doanh nghiệp nội doanh mà không thể bước chân vào các doanh nghiệp nước ngoài. Đừng tự làm nhỏ cơ hội của mình mà không chịu học hỏi, học tập là cách duy nhất để khiến bạn trở nên giỏi giang trong mắt người khác.
Có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp
Chuyên môn cao là điều kiện cần nhưng đức tính, phẩm chất tỉ mỉ chính xác lại là điều kiện đủ để làm nên một nhân viên kế toán giỏi. Nếu bạn giỏi chuyên môn nhưng lại cẩu thả, vội vàng, làm việc ẩu đoảng thì chắc chắn sẽ xảy ra sai sót với nghề. Chính vì điều đó nên người làm trong ngành kế toán luôn lưu ý với đức tính này, ngay cả nhà tuyển dụng và lãnh đạo các doanh nghiệp cũng đề cao phẩm chất này khi tuyển dụng.
Tính chất công việc của kế toán là làm việc với sổ sách và những con số nên đòi hỏi phải chính xác, tỉ mỉ ngay từ lúc bắt đầu. Bởi chỉ cần sai một con số thôi, kế toán viên có thể làm ảnh hưởng đến cả một doanh nghiệp, nhẹ bạn có thể chỉ bị kỷ luật, sa thải, nặng hơn thì có thể chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ngoài đức tính tỉ mỉ, cẩn thận thì sự trung thực và có đạo đức nghề nghiệp cũng được các nhà tuyển dụng đề cao cho những ứng viên ứng tuyển kế toán. Bởi kế toán liên quan đến sổ sách, tiền bạc nên tính trung thực luôn được coi trọng hàng đầu. Không gian dối, thành thật và đứng đắn thì bất cứ công việc nào, lĩnh vực nào bạn cũng được các sếp nhìn nhận với ánh mắt khâm phục, nể nang.
► XEM THÊM: Kế toán tiền lương là gì? Phạm vi công việc mà kế toán tiền lương cần biết
Kỹ năng và trách nhiệm với công việc
Nghề kế toán là gì? Nghề toán là nghề mà không chỉ đòi hỏi chuyên môn, tính trung thực cẩn thận mà nghề này còn đòi hỏi những kỹ năng xử lý thông tin, xử lý chứng từ hóa đơn, xử lý hàng hóa… Những kỹ năng này chẳng ngôi trường dạy kế toán nào dạy kỹ càng cho bạn, cách tốt nhất bạn có thể học được chính là qua công việc làm hàng ngày và môi trường làm việc với các đồng nghiệp có kinh nghiệm lâu năm.
Kỹ năng của kế toán giỏi chính là có thể làm được tốt, nhanh chóng, chính xác, gọn gàng nhưng công việc như thu thập chứng từ, ghi sổ và lên báo cáo hạch toán… Ngoài ra, kế toán viên còn phải thể hiện khả năng quan sát nhanh nhạy, phản ứng với các sự cố phát sinh trong quá trình làm việc, từ đó phân tích, tổng hợp một cách chính xác nhất.
Kế toán là công việc rất áp lực, đòi hỏi sự tập trung cao độ, sự chính xác tuyệt đối nên nhân viên kế toán lúc nào cũng phải căng đầu, căng mắt, căng óc làm việc. Nếu không có trách nhiệm với công việc thì chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi sai sót. Nên việc những ngày đầu làm việc phải ăn ngủ cùng với công việc là chuyện quá đỗi bình thường của người kế toán.
Nếu chịu được áp lực, không nản lòng trước công việc thì bạn đã bước đầu có những yếu tố để trở thành nhân viên kế toán giỏi.
Yêu nghề, có đam mê với công việc
Bất cứ ngành nghề gì cũng cần có niềm đam mê và sự yêu thích với công việc, nếu bạn cứ có suy nghĩ hời hợt, “đứng núi này trông núi nọ”, không dồn hết tâm sức vào công việc thì chẳng có thể đạt được thành công như mong đợi.
Cổ nhân nói chẳng sai muốn giỏi nghề thì phải yêu nghề, muốn giỏi và thành công trong lĩnh vực nào đó phải thực sự yêu thích và đam mê với công việc đó. Nghề kế toán cũng vậy, muốn trở thành một kế toán giỏi mà bạn không yêu thích những con số, không yêu thích sổ sách thì làm mấy cũng chẳng khá lên được.
Tâm huyết và lý trí là hai thứ hình thành nên sự đam mê của bản thân, nếu không thích kế toán, dù có ép đến mấy bạn cũng chẳng thể thành công với công việc này.
Tìm việc làm kế toán ở đâu?
Nhu cầu tuyển dụng kế toán ngày nay rất lớn vì hầu như bất cứ công ty, doanh nghiệp nào muốn tồn tại được cũng cần phải có kế toán, chính vì vậy cơ hội việc làm cho những kế toán viên cũng vô cùng phong phú, ngay cả với những kế toán không yêu cầu kinh nghiệm, bạn cũng có thể dễ dàng tìm được một công việc với mức lương phù hợp.
Nhân viên kế toán có thể tìm được việc qua các kênh tuyển dụng sau:
- Các mối quan hệ quen biết: Người thân, bạn bè, người quen, đồng nghiệp cũ… là những mối quan hệ hàng ngày có thể giúp bạn tìm kiếm được một công việc phù hợp. Nhờ những mối quen này giới thiệu, bạn có cơ hội trúng tuyển kế toán dễ dàng hơn và có sự giúp đỡ không nhỏ về công việc, môi trường làm việc.
- Mạng xã hội, internet: Đây chính là kênh tìm kiếm việc làm phổ biến nhất hiện nay trong thời kỳ mạng xã hội, internet bùng nổ. Thông qua các fanpage tìm việc làm, group tìm việc hay các diễn đàn cho dân kế toán lớn nhỏ, bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm được công việc như ý muốn. Tuy nhiên, hãy cẩn thận kẻo bị lừa vì chẳng ai có thể đảm bảo được cho bạn tính xác thực, minh bạch trên những thông tin tuyển dụng này.
- Trang tuyển dụng: Các trang tuyển dụng chính là một mối tìm việc có sự tin cậy hơn so với mạng xã hội hiện nay. Vì khi tìm kiếm trên các trang tuyển dụng, tìm việc làm, người lao động sẽ được đảm bảo tính xác thực về thông tin cũng như địa chỉ làm việc, chế độ đãi ngộ. Một trong những trang tuyển dụng uy tín nhất hiện nay là: dongnaiart.edu.vn
Tóm lại, bài viết trên đây đã giải đáp được hết các câu hỏi: nghề kế toán là gì, ngành kế toán là gì, công việc của kế toán như thế nào, một kế toán giỏi cần những gì… Hy vọng từ những kiến thức này bạn có thể có đủ nghị lực, niềm tin và niềm đam mê với công việc kế toán trước khi quyết định gắn bó với nó nhé!
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết những điều cần biết về kế toán. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn