Cùng xem Nên viết năng khiếu sở trường trong đơn xin việc như thế nào? trên youtube.
1. Vị trí của phần năng khiếu sở trường trong đơn xin việc
Năng khiếu, sở trường được hiểu là những điểm mạnh của từng cá nhân, nó thường mang theo những dấu ấn cá nhân và được phát triển từ sở thích vượt trội nào đó của từng người. Năng khiếu, sở trường của mỗi người có thể tự phát do di truyền, tự nhiên hoặc cũng có thể được hình thành qua sự học tập và rèn luyện lâu năm. Có những năng khiếu sở trường có thể phát triển và áp dụng thành một nghề, một công việc cụ thể, nhưng cũng có những năng khiếu chỉ dừng ở mức độ như một tài lẻ. Chính vì vậy mà việc đưa năng khiếu và sở trường vào trong một đơn xin việc có thể giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá được khách quan hơn về năng lực của ứng viên.
Bố cục thông thường của một lá đơn xin việc đầy đủ bao giờ cũng gồm có: Quốc hiệu, tiêu ngữ; Phần thông tin cá nhân; Phần thông tin chuyên môn; Phần bày tỏ nguyện vọng; và Phần cam kết. Vậy thì phần năng khiếu sở trường sẽ nằm trong phần thông tin cá nhân của ứng viên. Bên cạnh đó thì phần này cũng có thể được khéo léo lồng ghép vào phần thông tin chuyên môn của ứng viên. Tuy nhiên dù là ở đâu thì nó vẫn không thể thiếu trong đơn xin việc vào bất kỳ vị trí việc làm nào. Đặc biệt là với những vị trí đòi hỏi sự năng động, nhạy bén và sáng tạo thì năng khiếu sở trường ứng viên sẽ như một chất xúc tác cho hiệu suất công việc của họ.
Việc làm cơ khí
2. Cách viết năng khiếu sở trường trong đơn xin việc có giá trị
Khi viết sở trường trong đơn xin việc đương nhiên nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm hoặc cảm thấy là thừa thãi nếu như bạn viết các sở trường không liên quan đến công việc hoặc chuyên môn của bạn. Bạn nên nhớ rằng đơn xin việc không phải là một bài kiểm tra văn của bạn, cứ viết dài, viết nhiều là sẽ được ưu tiên. Thậm chí, nhà tuyển dụng có thể lập tức bỏ qua ngay với một đơn xin việc rườm rà chứa nhiều những thông tin PR bản thân nhưng không phục vụ cho công việc. Vì vậy bất kỳ một thông tin nào bạn viết trên đó đều phải thực sự có giá trị, nó đáp ứng được nhu cầu thông tin của người đọc, bên cạnh đó cũng “cộng điểm” thêm cho một ưu điểm nào đó của bạn khi đi ứng tuyển.
Năng khiếu sở trường trong đơn xin việc bắt buộc phải là những ưu điểm tốt nhất của bạn trong công việc. Có thể đó là khả năng giao tiếp, khả năng về sử dụng máy tính, khả năng về soạn thảo văn bản, hay một khả năng nào đó liên quan đến phẩm chất và tác phong làm việc. Ví dụ, các bạn có thể đề cập đến những yếu tố sau có thể đưa vào mục năng khiếu sở trường trong đơn xin việc:
- Năng khiếu về bắt chuyện, kết nối mọi người xung quanh
- Năng khiếu về tự điều chỉnh cảm xúc
- Năng khiếu về thuyết trình trước đám đông
- Năng khiếu về ghi nhớ nhiều và trong thời gian dài
- Năng khiếu về tư duy hình ảnh
- ….
Bên cạnh đó thì các bạn cũng có thể chỉ ra một nhược điểm nào đó trong quá khứ của bạn nhưng hiện tại bạn đã cải thiện và luôn làm tốt nó. Đó cũng là một năng khiếu sở trường có giá trị trong việc đánh giá năng lực của bạn từ nhà tuyển dụng. Một lưu ý nữa là các bạn nên chọn lọc những sở trường nào thực sự tốt và thực sự áp dụng được vào công việc mà bạn đang ứng tuyển. Đừng nên nghĩ rằng càng nhiều sở trường thì càng chứng tỏ bản thân đa năng mà liệt kê quá nhiều. Bởi vì đó có thể là lý do khiến cho nhà tuyển dụng cho rằng bạn thực sự không có sở trường đặc biệt mà chỉ dừng lại ở mức tạm ổn.
Xem Thêm : Giờ hành chính là gì? 4 điều cần biết về giờ hành chính
Về trình bày năng khiếu và sở trường trong đơn xin việc, các bạn có thể chọn giữa hai cách: một là liệt kê bằng gạch đầu dòng, hai là chọn 1 – 2 sở trường tiêu biểu và chứng minh điều đó sao cho thuyết phục bằng 2 – 3 câu trong đơn xin việc. Tuy nhiên chúng tôi sẽ khuyến khích các bạn lựa chọn cách thứ 2 hơn vì nó giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được giá trị của năng khiếu sở trường đó.
Việc làm nhân sự
3. Những năng khiếu sở trường có giá trị trong đơn xin việc
Như đã nói từ đầu, khi bạn viết năng khiếu sở trường vào trong đơn xin việc, các bạn phải biết nó phục vụ cho mục đích gì, và đó có phải là điều mà nhà tuyển dụng muốn đọc hay không. Sẽ không một nhà tuyển dụng nào quan tâm nếu một ứng viên ứng tuyển vị trí kỹ thuật viên lại có năng khiếu về ca hát, hay một ứng viên về công nhân sản xuất lại có năng khiếu về soạn thảo văn bản. Khi đọc đến phần năng khiếu sở trường trong đơn xin việc, nhà tuyển dụng sẽ chú ý nếu đó là các yếu tố mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm vị trí đó. Chính vì vậy mà với mỗi ngành nghề, công việc cụ thể sẽ có những năng khiếu sở trường đặc trưng mà nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên của mình sở hữu.
Các bạn có thể tham khảo bằng các gợi ý từ top 4 ngành nghề phổ biến dưới đây!
Đối với ngành nghề kinh doanh, ứng viên có thể ghi trong năng khiếu sở trường của mình sẽ là:
Khả năng giao tiếp: Đây là một sở trường sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao bởi nó chính là công cụ chính tạo ra năng suất làm việc hiệu quả của nhân viên kinh doanh. Sở trường giao tiếp phải được thể hiện trong 3 mối quan hệ: quan hệ khách hàng, quan hệ đồng nghiệp và quan hệ đối tác. Với mỗi mối quan hệ, ứng viên sở hữu sở trường này có thể biết được cách nói chuyện, xưng hô và bắt chuyện như thế nào để có được cảm tình của người đối diện. Không những thế bằng năng khiếu này, nhân viên kinh doanh còn giúp cho công ty có thể phát triển hơn về tổ chức doanh nghiệp và đối ngoại đối nội của công ty.
Đối với ngành nghề kỹ sư, ứng viên có thể ghi trong năng khiếu sở trường của mình sẽ là:
Xem Thêm : Muốn được Google tuyển dụng cần “nằm lòng” những lời khuyên này
Sở trường về sửa chữa và chế tạo máy móc: Mặc dù đây có thể là một phần kỹ năng đã nằm trong phần thông tin chuyên môn của ứng viên nhưng khi bạn nhấn mạnh lại một lần nữa sở trường này thì rõ ràng nhà tuyển dụng sẽ càng đánh giá cao hơn năng lực của bạn. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, những kỹ sư thực sự yêu thích công việc sửa chữa mặc dù đó là các thiết bị không nằm trong chuyên môn của họ thì đều là những người có năng lực vượt trội hơn cả. Bởi lẽ, nhìn một cách khách quan thì việc sửa chữa cần sự tỉ mỉ và tập trung, cho nên người mà luôn làm tốt công việc này, yêu thích công việc này sẽ thừa hưởng 2 đức tính đó. Đó cũng là những gì nhà tuyển dụng cần ở một kỹ sư.
Đối với ngành nghề giảng viên/giáo viên, ứng viên có thể ghi trong năng khiếu sở trường của mình là:
Khả năng thuyết trình: Với đặc thù công việc là đứng lớp và giảng dạy cho học viên thì những ứng viên cho vị trí này đương nhiên rất cần sở hữu sở trường về thuyết trình. Đây là một sở trường mà các bạn có thể tự phát thông qua sự tự tin sẵn có của bản thân song phần nhiều vẫn là sự luyện tập và học hỏi trong thời gian dài. Thuyết trình khi được đưa vào là một năng khiếu của giáo viên/giảng viên thì chắc chắn nó phải bao gồm khả năng truyền đạt dễ hiểu cũng như sự bản lĩnh trong việc làm chủ kiến thức. Chính vì lẽ đó mà người tuyển dụng khi đọc đến phần này của ứng viên sẽ rất hài lòng với một giảng viên tương lai có khả năng thuyết trình.
Đối với ngành nghề truyền thông, ứng viên có thể ghi trong phần năng khiếu sở trường của mình sẽ là:
Năng khiếu chụp ảnh/quay phim/thiết kế: Môi trường truyền thông thực sự rất chào đón với những ứng viên có sự năng động và đa di năng. Chính vì vậy việc bạn sở hữu những năng khiếu liên quan đến nghệ thuật hoặc media như chụp ảnh, quay phim, thiết kế thì đó sẽ là một điểm cộng của bạn trong đơn xin việc. Nếu như một ứng viên sở hữu các sở trường này, đồng nghĩa với việc họ sẽ biết cách khiến có các kế hoạch truyền thông và sản phẩm truyền thông trở nên hiệu quả hơn thông qua việc bàn bạc và hội ý với bộ phận về kỹ thuật, media. Không những thế trong một vài trường hợp gấp rút thì những ứng viên này cũng có thể tự mình thực hiện “chữa cháy” các công việc trên. Điều này giúp cho đơn vị tuyển dụng có thể tiết kiệm được nhân lực hoặc hạn chế tối đa việc thất bại khi xảy ra sự cố.
Một điều tối kỵ nhất khi viết năng khiếu sở trường trong đơn xin việc đó là nhắc đến những sở trường có phần nhảm nhí, trẻ con và thiếu nghiêm túc. Ví dụ như: sở trường ăn nhiều, sở trường ngủ nướng, … thì đây đều là những điều khiến nhà tuyển dụng lắc đầu ngao ngán dù cho bạn đang cố mang đến một sự vui tươi hơn trong đơn xin việc của mình thì đều không nên.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích nhất về cách viết năng khiếu sở trường trong đơn xin việc. Hy vọng rằng, với những điều này các bạn sẽ rút ra được cho mình những bài học kinh nghiệm trong việc chứng tỏ bản thân mình với nhà tuyển dụng thông qua các nội dung trên lá đơn xin việc. Câu chữ luôn có một sức mạnh phi thường trong việc truyền đạt thông tin, vậy nên bất kỳ những gì bạn viết ra, kể cả đó là năng khiếu, sở trường, sở thích thì cũng phải có giá trị đối với bạn và người đọc nó.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Nên viết năng khiếu sở trường trong đơn xin việc như thế nào?. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn