Cùng xem Mẫu báo cáo thực tập trên youtube.
Trước khi kết thúc thời hạn thực tập, sinh viên sẽ cần thống kê lại những gì mình đã tiếp thu được tại đơn vị, cơ quan thực tập trong thời gian vài tháng qua. Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp sẽ là minh chứng cho kết quả của quá trình bạn đi thực tập và cần hoàn thiện để nộp, báo cáo lại cho thầy cô phụ trách. Thầy cô phụ trách sẽ căn cứ vào bản báo cáo thực tập này để đánh giá và chấm điểm cho sinh viên.
MỤC LỤC: I. Lý do cần nộp báo cáo thực tập II. Các mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuẩn, mới nhất 2021 III. Cách viết báo cáo thực tập tốt nghiệp chuẩn, chuyên nghiệp
Tham khảo cách viết mẫu báo cáo thực tập chi tiết, có link tải
I. Lý do cần nộp báo cáo thực tập
Xem Thêm : Cách cộng, trừ ngày tháng năm trong Excel để tính số ngày siêu nhanh cho kế toán
Thực tập là khoảng thời gian để các bạn sinh viên tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, tránh bỡ ngỡ khi đảm nhận công việc sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, trải qua quá trình thực tập, sinh viên sẽ có thêm kinh nghiệm và kỹ năng chuyên ngành thành thạo để bước vào đời với một tâm thế tự tin. Và để quá trình thực tập 2 – 3 tháng của các em được công nhận, sau khi kết thúc thực tập, sinh viên phải lập báo cáo thực tập để tổng kết thành quả với sự xác nhận của doanh nghiệp, cơ quan, người hướng dẫn. Có như vậy, các em mới đủ điều kiện xét để tốt nghiệp chuyên ngành mình theo học. Quy định nộp báo cáo thực tập được áp dụng thông thường với các bạn sinh viên năm cuối nếu không đủ tiêu chuẩn làm khóa luận tại trường đại học, cao đẳng.
Đọc thêm: Mẫu đơn xin thực tập
II. Các mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuẩn, mới nhất 2021
Báo cáo thực tập tại mỗi trường sẽ có những yêu cầu hay quy định riêng, ngay cả chuyên ngành học cũng vậy. Nếu bạn học ngành Kế toán, mẫu báo cáo thực tập sẽ mang đặc trưng riêng so với ngành Sư phạm. Tuy nhiên, nội dung chính trong các mẫu báo cáo thực tập đa phần đều giống nhau nên bạn có thể tham khảo để áp dụng. Các mẫu báo cáo tốt nghiệp được JOBOKO chia sẻ bạn có thể tải về miễn phí và điền thông tin cá nhân, ngành nghề, thành tích thực tập phù hợp.
1. Mẫu báo cáo thực tập Kế toán
2. Mẫu báo cáo thực tập Sư phạm Mầm non
3. Mẫu báo cáo thực tập Quản trị Kinh doanh
4. Mẫu báo cáo thực tập ngành Công nghệ thông tin
Xem Thêm : Sapo là gì? Cách viết Sapo hiệu quả trong Content SEO
III. Cách viết báo cáo thực tập tốt nghiệp chuẩn, chuyên nghiệp
1. Hình thức trình bày báo cáo thực tập
Thông thường, báo cáo thực tập sẽ được đóng thành quyển với bìa cứng được thiết kế theo sở thích riêng bao gồm đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, khoa, lớp, người hướng dẫn, đơn vị thực tập, đề tài… Độ dày của quyển báo cáo đóng gáy phụ thuộc vào kết quả thực tập của bạn cũng như các sản phẩm bạn có được trong quá trình thực tập. Một số chuyên ngành sẽ có những sản phẩm thực tập như bài viết, phóng sự, bài dịch,… vì vậy, báo cáo sẽ đính kèm nên có độ dày lớn. Khi trình bày, nội dung nên được in bằng khổ giấy A4 và chỉ in 1 mặt để thuận tiện cho người đọc. Đặc biệt, bạn hãy lưu ý phần soạn thảo văn bản như kiểu chữ, kích thước, dãn dòng, căn lề trái, phải, trên, dưới và đánh dấu trang sao cho đúng quy chuẩn, yêu cầu của khoa, giáo viên.
Đọc thêm: Sinh viên thực tập cần nhất điều gì? cách tìm công ty tuyển thực tập
2. Hướng dẫn cách viết nội dung báo cáo thực tập
Như đã đề cập bên trên, phần nội dung của báo cáo thực tập sẽ có sự khác biệt theo yêu cầu của từng trường, khoa, chuyên ngành. Dẫu vậy, một bản báo cáo thực tập cũng sẽ bao gồm các phần chung như: 2.1. Thông tin về cơ quan thực tập Trong phần này, sinh viên sẽ phải nêu rõ thông tin về cơ quan thực tập như tên, địa chỉ, trụ sở, các phòng ban, cơ cấu tổ chức, lịch sử hình thành và phát triển, lĩnh vực hoạt động, quy mô, thành tích, giải thưởng,… Để viết phần này một cách chính xác, tránh nhầm lẫn thông tin thì bạn có thể xin bộ tài liệu từ bộ phận nhân sự của cơ quan, doanh nghiệp thực tập. 2.2. Nội dung báo cáo Những gì bạn được giao, phân công, đảm nhận vị trí nào hay cách thức làm việc ra sao sẽ được đề cập cụ thể trong phần nội dung báo cáo. Để nhiệm vụ được đề cập khách quan thì bạn cũng có thể liệt kê theo từng tuần một. 2.3. Kết quả thực tập Ở phần kết quả thực tập, bạn sẽ thống kê lại thành tích, sản phẩm mình đạt được trong suốt quá trình. Thầy cô sẽ xem xét chỉ tiêu kết quả, công việc để đưa ra điểm số thực tập cho bạn. 2.4. Kết luận Phần cuối cùng trong báo cáo thực tập là kết luận và nhận xét của người hướng dẫn. Trải qua quá trình vài tháng thực tập tại cơ quan, đây là phần bạn rút ra kinh nghiệm, bài học cho mình. Những khó khăn, thuận lợi của việc áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành ra sao, đề xuất phương pháp cải thiện cũng như mong muốn của bản thân thế nào bạn đều có thể đề cập trong mục này.
3. Lưu ý khi viết báo cáo thực tập
Để bản báo cáo thực tập đạt yêu cầu và được chấp thuận thì bạn cần lưu ý những điều cần tránh sau:
- Không sao chép bản báo cáo thực tập của sinh viên khác hay của anh chị các khóa trên bởi thầy cô có thể dễ dàng phát hiện bạn không tự làm hoặc không đi thực tập.
- Trong nội dung báo cáo, phần trích dẫn sao chép cần ghi nguồn tham khảo.
- Thực hiện đi thực tập tại cơ quan, tổ chức theo đúng thời hạn và quy định. Nhiều bạn dù không đi thực tập nhưng vẫn làm báo cáo nên có thể sẽ không được giáo viên chấp nhận.
- Bản báo cáo cần được trình bày sạch sẽ, rõ ràng, phần nhận xét của người hướng dẫn ở cơ quan thực tập không được tẩy xóa.
- Bản báo cáo đóng thành quyển không nên quá ngắn, tối thiểu từ 25 – 30 trang.
Viết báo cáo thực tập không khó nếu bạn nắm rõ quy chuẩn. Thầy cô và nhà trường sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố trong bản báo cáo để đưa ra quyết định điểm số cho bạn. Qua những chia sẻ trên đây, JOBOKO hy vọng, các bạn sinh viên sẽ không gặp khó khăn khi lập báo cáo thực tập. Các mẫu báo cáo thực tập bạn có thể tải về miễn phí và sử dụng dễ dàng.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Mẫu báo cáo thực tập. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn