Cùng xem Các máy tính và phần mềm máy tính trên youtube.
Hình 1. Mô hình quá trình ba bước
- Mọi quá trình xử lý thông tin đều có thể mô hình hóa thành một quá trình ba bước. Do vậy, để trở thành công cụ trợ giúp xử lý tự động thông tin, máy tính cần có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp với mô hình quá trình ba bước.
- Ví dụ 1: Giải toán: Các điều kiện đã cho (INPUT); suy nghĩ, tính toán, tìm lời giải từ các điều kiện cho trước (XỬ LÍ); đáp số của bài toán (OUTPUT)
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc của máy tính
- Theo Von Neumann cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm:
- Bộ xử lí trung tâm
- Bộ nhớ
- Thiết bị vào, thiết bị ra
- Các khối chức năng này hoạt động dưới sự điều khiển của các chương trình
- Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện
a. Bộ xử lý trung tâm (CPU)
Được coi là bộ não của máy tính, thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
Xem Thêm : Hợp đồng lao động: Mẫu chuẩn theo Bộ luật Lao động mới
Hình 3. Một số loại CPU
b. Bộ nhớ
- Bộ nhớ là nơi lưu chương trình và dữ liệu bao gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
- Bộ nhớ trong:
- Được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc
- Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất đi
Hình 4. Hình ảnh một thanh RAM
- Bộ nhớ ngoài:
- Được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu
- Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện
- Một số thiết bị nhớ ngoài như: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, USB…
Hình 5. Một số thiết bị nhớ ngoài
- Tham số quan trọng của thiết bị nhớ là dung lượng nhớ
- Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte. (1 byte=8bit)
Xem Thêm : Hướng dẫn cách viết Case Study Assignment
Bảng 1. Một số đơn vị bội của byte
- Thiết bị vào/ ra:
- Thiết bị vào/ ra còn có tên gọi là thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng
- Các thiết bị vào ra được chia thành 2 loại chính:
- Thiết bị vào: dùng nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, máy quét…
- Hình 6. Một số loại thiết bị vào
- Thiết bị ra: dùng xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ…
Hình 6. Một số loại thiết bị ra
Hình 7. Mô hình hoạt động ba bước của máy tính
Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình.
1.4. Phần mềm và phân loại phần mềm
- Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính
- Có 2 loại phần mềm:
- Phần mềm hệ thống:
- Là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác.
- Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành.
- Ví dụ 2: Windows, DOS, Linux,…
- Phần mềm ứng dụng:
- Là chương trình đáp ứng những yêu cầu cụ thể nào đó.
- Ví dụ 3: Microsoft Word (soạn thảo văn bản); Windows Media Player (nghe nhạc)
- Phần mềm hệ thống:
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Các máy tính và phần mềm máy tính. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn