Cùng xem kinh doanh hộ gia đình là gì trên youtube.
Có thể bạn quan tâm
- 6 bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing
- cách viết hồ sơ sinh viên
- Ngành cơ điện tử ra trường làm gì, có dễ xin việc lương cao không?
- Ngoài hacker mũ trắng và hacker mũ đen, giới hacker còn những màu mũ nào nữa? Có công việc chân chính nào dành cho họ không?
- NGÀNH MARKETING HỌC TRƯỜNG NÀO TỐT NHẤT 2019
Trước khi so sánh doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh hộ gia đình giống và khác nhau như thế nào thì chúng ta phải hiểu rõ được khái niệm doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp gì?
4.1 Doanh nghiệp nhỏ là gì? Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhỏ
Xem Thêm : Công ty SamSung Việt Nam: Hành trình trở thành doanh nghiệp tỷ đô
Doanh nghiệp nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ, có nguồn vốn vận hành thấp. Số lượng lao động và doanh thu mỗi năm thấp. Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh khác nhau mà có những quy định về số lượng lao động và doanh thu cụ thể cho doanh nghiệp nhỏ.
Theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, những tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhỏ là:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Vậy doanh nghiệp nhỏ thường là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty tnhh 1 thành viên có quy mô hoạt động với một số lượng nhỏ các nhân viên và khối lượng tương đối thấp về doanh số bán hàng.
Xem Thêm : Công việc của kế toán trường học cần làm là những gì
Doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh gia đình đều là những mô hình kinh doanh nhỏ, phù hợp với những nhóm đối tượng khởi nghiệp hoặc kinh doanh với vốn thấp. Nhưng đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau.
4.2 Điểm giống nhau giữa doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh hộ gia đình
- Mô hình nhỏ, phù hợp với những đơn vị khởi nghiệp, vốn thấp.
- Pháp lý đơn giản, chế độ kế toán đơn giản.
4.3 Điểm khác nhau giữa doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh hộ gia đình
Doanh nghiệp nhỏ có thể là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty tnhh 1 thành viên. Do vậy, để giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh hộ gia đình thì Tân Thành Thịnh sẽ phân biệt trực tiếp 3 mô hình kinh doanh là doanh nghiệp tư nhân, công ty tnhh 1 thành viên và kinh doanh hộ gia đình nhé.
a) Chủ sở hữu và trách nhiệm pháp lý
- Hộ kinh doanh: do cá nhân hoặc một nhóm, một hộ gia đình làm chủ cùng nhau chịu mọi trách nhiệm về hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: do 1 cá nhân làm chủ, tự góp vốn và chịu toàn bộ quyền lợi, trách nghiệm của hoạt động doanh nghiệp.
- Công ty tnhh 1 thành viên: là cá nhân hoặc tổ chức tự góp vốn và đăng ký kinh doanh. Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn vào doanh nghiệp.
b) Quy mô kinh doanh
- Hộ kinh doanh: số lượng người lao động không quá 10 người.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: không giới hạn quy mô, số người lao động.
- Công ty tnhh 1 thành viên: không giới hạn quy mô, số người lao động.
c) Địa điểm kinh doanh
- Hộ kinh doanh: chỉ mở tại một địa điểm kinh doanh nhất định.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: được mở nhiều địa điểm, chi nhánh.
- Công ty tnhh 1 thành viên: được mở nhiều địa điểm, chi nhánh.
d) Pháp nhân và con dấu
- Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân và không có con dấu.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: không có tư cách pháp nhân nhưng có con dấu riêng.
- Công ty tnhh 1 thành viên: có tư cách pháp nhân và con dấu đầy đủ.
e) Quyết định trong doanh nghiệp
- Hộ kinh doanh: cá nhân hoặc nhóm cá nhân, gia đình cùng tham gia quyết định trong hoạt động kinh doanh.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi hoạt kinh doanh của doanh nghiệp.
- Công ty tnhh 1 thành viên: Chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh hoặc cũng có thể thuê người quản lý, điều hành công ty.
f) Cơ quan đăng ký thành lập
- Hộ kinh doanh: đăng ký tại Phòng Kế hoạch và Đầu tư cấp huyện.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: đăng ký ở Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
- Công ty tnhh 1 thành viên: đăng ký ở Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
g) Chủ thể thành lập
- Hộ kinh doanh: công dân Việt Nam đủ 18 tuổi.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài (đáp ứng các điều kiện về hành vi thương mại của pháp luật Việt Nam)
- Công ty tnhh 1 thành viên: có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài (đáp ứng các điều kiện về hành vi thương mại của pháp luật Việt Nam)
h) Về cơ cấu tổ chức
- Hộ kinh doanh: cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình tự quản lý. Số lượng thành viên không quá 10 người.
- Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tự quản lý hoặc thuê người quản lý.
- Công ty tnhh 1 thành viên: Có thể lựa chọn 1 trong 2 mô hình sau:
+/ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
+/ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
i) Việc phát hành chứng khoán và kêu gọi vốn
- Hộ kinh doanh: không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, cá nhân tự kêu gọi vốn hoặc tự đầu tư vốn thêm.
- Doanh nghiệp tư nhân: không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, kêu gọi vốn cực kỳ khó khăn.
- Công ty tnhh 1 thành viên:chỉ không được phát hành cổ phiếu, có thể phát hành trái phiếu và huy động vốn dễ dàng hơn DNTN.
k) Về việc góp vốn
- Hộ kinh doanh: cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình tự đăng ký và góp vốn cho đơn vị kinh doanh.
- Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tự đăng ký vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân KHÔNG phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu cho chủ doanh nghiệp bởi DNTN chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý khi hoạt động kinh doanh.
- Công ty tnhh 1 thành viên: vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ sở hữu phải thực hiện chuyển quyền sở tài sản góp vốn cho công ty theo đúng quy định.
l) Thủ tục chấm dứt hoạt động
- Hộ kinh doanh: chỉ cần nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh tại nơi đăng ký thành lập.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: theo luật doanh nghiệp về thủ tục giải thể hoặc phá sản.
- Công ty tnhh 1 thành viên: theo luật doanh nghiệp về thủ tục giải thể hoặc phá sản.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết kinh doanh hộ gia đình là gì. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn