Cùng xem Resume là gì? Cách viết resume như thế nào đúng chuẩn? trên youtube.
Mục Lục
- 1 Hồ sơ xin việc Resume là gì?
- 2 Nội dung chính của Resume bao gồm:
- 2.1 Thông tin cá nhân:
- 2.2 Trình độ học vấn:
- 2.3 Kỹ năng và trình độ:
- 2.4 Kinh nghiệm làm việc:
- 2.5 Những hoạt động cộng đồng:
- 2.6 Bằng cấp, chứng chỉ liên quan:
- 2.7 Thành tích đạt được:
- 2.8 Sở thích:
- 3 Phân biệt Resume với CV:
- 3.1 Điểm chung Resumer:
- 3.2 Resume khác CV chỗ nào:
- 3.2.1 1.Từ cái tên:
- 3.2.2 2.Khác nhau về độ dài nội dung:
- 3.2.3 3.Khác nhau về mục đích:
- 4 Quy tắc chung khi viết Resume:
Bạn là sinh viên vừa mới ra trường và đang có nhu cầu tìm một việc vào một công ty nào đó, Chắc hẳn bạn còn bỡ ngỡ khi chuẩn bị các giấy tờ xin việc. Tùy theo nhu cầu của các công ty bạn sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ khác nhau. Tuy nhiên điểm mấu chốt của bộ hồ sơ xin việc để đánh giá tổng thể ứng viên chính là Resume hoặc CV. Vậy Resume là gì và cách viết resume như thế nào đúng chuẩn? Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây!
Bạn đang xem: cách viết resume
Hồ sơ xin việc Resume là gì?
Hồ sơ xin việc Resume là một bản tóm tắt về trình độ chuyên môn, những kỹ năng và phẩm chất trong công việc của bạn. Những thông tin mà bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng sẽ giúp họ xác định được ứng viên phù hợp cho công việc mà họ đang tìm kiếm và sẽ quyết định bạn được vào vòng phỏng vấn trực tiếp hay không.
Để gây được ấn tượng đầu tiên, thông tin trong bộ hồ sơ xin việc cần được viết rõ ràng, súc tích, gọn gàng và có hệ thống với những nội dung liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Xem thêm: Top CV Xin Việc
Nội dung chính của Resume bao gồm:
Thông tin cá nhân:
1. Họ tên. 1. Địa chỉ bạn đang sống. 2. Số điện thoại liên lạc (nên để thêm 01 số khác nếu có thể). 3. Địa chỉ Email (hãy dùng email sử dụng cho công việc, càng ngắn gọn và dễ nhớ càng tốt, nếu được bạn hãy cung cấp thêm 01 email khác dự phòng). 4. Quốc tịch và tình trạng lưu trú ( nếu được yêu cầu).
Trình độ học vấn:
1. Thời gian học tập (tốt nhất là từ cấp 3 đến nay) 2. Các khóa học bổ trợ hoặc tu nghiệp thêm bên ngoài. 3. Chuyên ngành đào tạo. 4. Nơi đào tạo, giấy chứng nhận được cấp bởi bên nào? 5. Những thành tích bạn đã đạt được bao gồm: thành tích nghiên cứu khoa học, các thành tích cao trong cuộc thi cấp thành phố, cấp quốc gia, các thành tích đạt được từ hoạt động xã hội, chứng nhận kỹ năng mềm…
Kỹ năng và trình độ:
1. Làm nổi bật những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc (có thể tham khảo trên thông tin tuyển dụng hoặc những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đưa ra). 2. Trình bày những kỹ năng về kỹ thuật, kỹ năng mềm (ví dụ như khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề). 3. Viết rõ những phần này ra theo từng dòng và nêu ra những dẫn chứng về các công việc mình đã từng làm với các kỹ năng mà mình có.
Kinh nghiệm làm việc:
Xem thêm: Hướng dẫn, thủ thuật về Máy tính – Laptop – Tablet
Xem Thêm : Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các loại Tab trong Word
1. Khoảng thời gian bạn đã làm việc. 2. Tên doanh nghiệp bạn đã từng làm. 3. Vị trí công việc 4. Những công tác cụ thể bạn từng đảm nhiệm
Những hoạt động cộng đồng:
1. Thời gian bạn tham gia. 2. Tên hoạt động – Tên tổ chức bạn tham gia 3. Kết quả đạt được: Bạn đã kêu gọi quỹ được bao nhiêu, bạn quyên góp được bao nhiêu phần quà…
Bằng cấp, chứng chỉ liên quan:
1. Các chứng nhận, bằng đại học hoặc các khóa nghề nghiệp khác. 2. Thời gian đào tạo. 3. Tên khóa học, Nội dung khóa học và Tổ chức đào tạo, Tổ chức cấp chứng nhận.
Thành tích đạt được:
1. Các giải thưởng, thành tích nghiên cứu cá nhân. 2. Học bổng (nếu có)
Sở thích:
Bạn nên trình bày mục này dưới dạng liệt kê thông tin và chỉ dành một khoảng ngắn cho mục này. Việc liệt kê các sở thích cá nhân sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn, xem xét về độ phù hợp với văn hóa công ty và các hoạt động ngoại khóa tại công ty.
Phân biệt Resume với CV:
Điểm chung Resumer:
Về mặt cơ bản, cả hai đều là bản sơ yếu lý lịch tổng hợp thông tin cá nhân, thành tích đạt được, kinh nghiệm làm việc và các thông tin khác để nhà tuyển dụng hoặc ban cấp học bổng có thể đánh giá sơ lược năng lực của ứng viên trước khi quyết định mời họ tham dự buổi phỏng vấn.
Resume khác CV chỗ nào:
1.Từ cái tên:
– CV là chữ viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae xuất phát từ tiếng La-tinh. Chúng ta có thể dịch nôm na từ này ra tiếng Anh là « course of life ». – Resume hoặc résumé lại là chữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp và có nghĩa trong tiếng Anh là « summary ».
2.Khác nhau về độ dài nội dung:
– Đối với CV, dựa theo cách dịch cụm từ này ra tiếng Anh thì chúng ta có thể hiểu đây là một tài liệu chi tiết tổng hợp mọi sự kiện quan trọng xảy ra trong cuộc đời của mỗi người. Vì lý do này nên độ dài của CV… không xác định. Nếu bạn học lên càng cao, càng trải qua nhiều công việc và càng có nhiều thành tựu thì CV của bạn sẽ càng dài. CV của một sinh viên mới tốt nghiệp thông thường có thể dài từ 2 đến 3 trang nhưng CV của một nhà nghiên cứu lâu năm có thể dài lên đến 10 trang hoặc hơn. – Khác với CV, Resume là bản tóm tắt ngắn gọn học vấn và kĩ năng của bạn. Chính vì vậy nên độ dài của nó càng ngắn càng tốt, lý tưởng nhất là từ 1 đến 2 trang là đủ. Bạn không nên liệt kê tất cả mọi thứ bạn đã trải qua trong Resume mà chỉ lọc ra những thành tích hoặc thành tựu có liên quan và nổi bật nhất của mình.
Xem thêm: Điểm yếu của bạn là gì?
3.Khác nhau về mục đích:
Tham khảo: Cách dùng hàm nhân (hàm PRODUCT) trong Excel
Xem Thêm : tỷ phú việt nam phạm nhật vượng
– CV thường được dùng để nộp hồ sơ cho các học bổng du học, những khóa tu nghiệp sinh/ nghiên cứu sinh hoặc các vị trí giảng dạy tại trường đại học. Ban tuyển sinh của các loại hình này thường đánh giá ứng viên dựa trên một quá trình dài nên họ mới yêu cầu bản hồ sơ lý lịch chi tiết như CV chứ không phải ngắn gọn như Resume. Thông thường qua thời gian, bạn sẽ chỉ cần thêm những mục mới vào CV chứ không cần phải bỏ mục cũ nào. – Ngược lại, Resume lại thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc. Chính vì vậy nên bạn không thể liệt kê tất tần tật những thứ không liên quan đến vị trí bạn đang muốn ứng tuyển vào Resume. Tùy vào từng vị trí khác nhau, bạn sẽ phải tự điều chỉnh Resume của mình như thêm mục này và bớt mục kia để nội dung của Resume bật lên được bạn là người phù hợp với vị trí công việc này nhất.
Quy tắc chung khi viết Resume:
– Cố gắng thu gọn nội dung trong một trang giấy, đặt biệt là khi bạn nộp đơn vào những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, truyền thông… tránh việc trình bày thông tin tràn lan sang trang thứ hai, thậm chí là thứ ba. Nếu bắt buộc phải sang trang bạn cần chắc chắn những thông tin quan trọng nhất đều ở trang đầu tiên.
– Tạo vẻ thu hút ngay từ đầu cho một Resume bằng cách trình bày đẹp mắt. Chữ viết ngay hàng thẳng lối, tốt nhất nên cách lề trái khoảng từ 1 – 1.5 cm (theo khổ giấy A4). Bạn cũng có thể tô đậm, in nghiêng những đoạn mình cần nhấn mạnh, nhưng tránh lạm dụng điều này vì nó dễ khiến cho Resume của bạn dày đặt chữ. Bạn nên sử dụng loại giấy sáng màu để làm Resume.
– Chú ý văn phạm và lỗi chính tả. Bạn nên chắc chắn là Resume của mình không có một lỗi chính tả nào; nên sử dụng từ ngữ trong sáng, dễ hiểu; tránh những từ viết tắt, không dùng tiếng lóng và cần phân biệt giữa từ chỉ người và từ chỉ vật… Tốt nhất, nên nhờ một người khác tham khảo Resume của mình trước khi gửi đi.
– Khi trình bày thông tin trong Resume, bạn nên ưu tiên những thông tin về kinh nghiệm thực tế, về những kỹ năng “mềm” trước hơn là những thành tích học tập. Bởi vì hầu như các nhà tuyển dụng đều quan tâm tới việc bạn có thể làm được những gì hơn là các loại bằng cấp mà bạn đạt được trong học tập.
– Một điểm nữa cũng giúp nâng cao hiệu quả cho Resume của bạn là nên tóm lượt những điểm sáng nhất của bạn cho nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn thấy trong Resume. Có thể đó là những thành tích, những kinh nghiệm trước đây liên quan đến công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển. Không nên trình bày lan man những kinh nghiệm hay kỹ năng không liên quan hoặc không đúng với tiêu chí công việc mà bạn đang hướng tới.
– Những thông tin cá nhân như tuổi, tình trạng hôn nhân hay sức khỏe, tôn giáo, dân tộc… cũng không nên bỏ qua. Dù những thông tin này không bắt buộc phải có trong Resume nhưng sẽ khôn ngoan hơn nếu bạn điền vào đầy đủ, bởi vì hầu hết các nhà tuyển dụng đều muốn biết người mà họ sắp tuyển vào là ai, từ đâu tới, tình trạng cá nhân có có rõ ràng hay không…
– Bạn cũng không nên bỏ sót những thông tin tham khảo, người tham khảo vì chúng sẽ khiến cho nhà tuyển dụng có cảm tình với bạn hơn. Và nếu như được mời phỏng vấn bạn cũng nên chuẩn bị một danh sách tham khảo như thế để có thể đưa cho nhà tuyển dụng nếu được yêu cầu.
Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn viettel
Có thể bạn quan tâm: Top 5 phần mềm ghép video online miễn phí, tốt nhất hiện nay
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Resume là gì? Cách viết resume như thế nào đúng chuẩn?. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn