Cùng xem Top công văn đề nghị yêu cầu trên youtube.
Với bất kỳ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào thì việc sử dụng công văn đều là khá phổ biến với những mục đích, nội dung khác nhau. Tùy vào mục đích, yêu cầu mà công văn có thể là đề nghị, giải trình, phúc đáp…
Song trong giới hạn bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ đem đến nội dung tư vấn về: Mẫu công văn đề nghị của doanh nghiệp. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi đem lại sẽ là những tài liệu hữu ích cho Khách hàng trong quá trình soạn thảo.
Công văn là gì?
Công văn là hình thức văn bản hành chính được thường xuyên sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp với những mục đích khác nhau, trong hoạt động tại mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Công văn được coi là phương tiện giao tiếp giữa các phòng ban trong văn phòng, đối tác hoặc để đề nghị cơ quan nhà nước, thực hiện những hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Khác với những loại mẫu văn bản khác, mẫu công văn thông thường chỉ chứa đựng một chủ đề chính, chủ đề này được nêu rõ ràng, trình bày ngắn gọn sức tích nhất về nội dung tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu.
Ngôn từ trong công văn thường là ngôn từ lịch sự và trang trọng, nghiêm túc, có tính thuyết phục cao. Thể thức của công văn cũng phải đúng quy định về văn bản hành chính.
Thường nhắc đến công văn, chúng ta thường thấy các mẫu công văn về công văn đề nghị khen thưởng, công văn đề nghị thanh toán tiền, công văn yêu cầu giải trình, công văn phúc đáp, công văn thông báo, công văn xác nhận…
Mẫu công văn đề nghị của doanh nghiệp có những nội dung gì?
Khi soạn thảo Mẫu công văn đề nghị của doanh nghiệp thì tùy theo nội dung mà doanh nghiệp muốn đề nghị đến cơ quan nào hay đề nghị đến đối tác, Khách hàng thì từ đó mà nội dung soạn thảo sẽ có những thay đổi.
Ngoài ra thì tùy vào nội dung, vấn đề đề nghị thuộc vấn đề như thế nào mà trong nội dung mẫu Khách hàng sẽ có những thay đổi phù hợp để mẫu công văn được thuyết phục người đọc và rõ ràng, xúc tích trong ngôn ngữ viết.
Thông thường khi nhắc đến đề nghị chúng ta hay nhắc đến việc đề nghị khen thưởng, đề nghị xem xét về lao động, đề nghị thanh toán, đề nghị với cơ quan thuế… Song dù cho nội dung đề nghị có là gì thì khi thực hiện vẫn phải đảm về nội dung của mẫu công văn đề nghị:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ,
– Công văn đề nghị doanh nghiệp về việc
– Kính gửi
Xem Thêm : Kế toán doanh thu thường làm những công việc gì?
– Tên doanh nghiệp
– Trực thuộc Bộ, Tổng công ty
– Ngày chính thức thành lập công ty
– Cơ quan ra quyết định thành lập
– Địa chỉ nơi doanh nghiệp đóng
– Đề nghị cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền xem xét và xác nhận cho doanh nghiệp về
– Ngày tháng năm thực hiện công văn đề nghị
– Doanh nghiệp đóng dấu ký tên cùng xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền.
– Nơi nhận
Lưu ý: Tùy theo nội dung công văn mà chúng ta khi soạn thảo sẽ có nhiều cách để trình bày soạn thảo khác nhau nhưng khi hoàn thành mẫu công văn, chúng tôi chú ý với Khách hàng một số điểm như sau:
Ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng phổ thông, thể hiện sự trang trọng lịch sự, Tránh trường hợp trong quá trình soạn thảo sử dụng ngôn ngữ địa phương. Ngoài ra để tăng tính thuyết phục cho công văn thì nội dung đề nghị cần thể hiện sự mạch lạc, rõ ràng, nhất quán.
Quý vị có thể tham khảo mẫu sau:
mau-cong-van-de-nghi-cua-doanh-nghiep
Ví dụ về một mẫu công văn đề nghị doanh nghiệp kiểm tra xác nhận Doanh nghiệp đáp ứng Quy định Tiêu chuẩn sản xuất, lắp ráp ô tô
UBND TP HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Công ty: … Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Xem Thêm : Tổng hợp hình nền Cương Tiểu Ngư cho điện thoại
Số: / Hà Nội, ngày tháng năm
CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ
V/v: Đăng ký kiểm tra xác nhận
Doanh nghiệp đáp ứng Quy định Tiêu chuẩn sản xuất, lắp ráp ôtô
Xem Thêm : Tổng hợp hình nền Cương Tiểu Ngư cho điện thoại
Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố
Công ty ……(kèm theo địa chỉ,điện thoại, fax, email) đã hoàn thành đầu tư nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô theo báo cáo khả thi đã được kiểm tra thẩm định theo quy định tại Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 và các quy định hiện hành có liên quan về quản lý đầu tư xây dựng.
Theo Quy định tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô ban hành kèm theo Quyết định số 115/2004/QĐ-BCN ngày 27 tháng 10 năm 2004 và văn bản hướng dẫn đăng ký, thẩm tra xác nhận tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô tại công văn số 6871/CV-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2004, công ty … xin gửi kèm theo công văn này hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận doanh nghiệp đã đầu tư đáp ứng Quy định tiêu chuẩn và đề nghị UBND thành phố kiểm tra xác nhận doanh nghiệp đáp ứng Quy định tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô để công ty triển khai các bước tiếp theo.
Công ty tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chuẩn xác và độ tin cậy của các thông tin, số liệu trong hồ sơ kèm theo./.
Nơi nhận: GIÁM ĐỐC CÔNG TY
– Như trên; (ký tên, đóng dấu)
– Sở Công Thương
– Lưu.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật Hoàng Phi về Mẫu công văn đề nghị của doanh nghiệp để Khách hàng tham khảo. Khách hàng trong quá trình tham khảo nội dung bài viết có điều gì chưa hiểu rõ thông tin vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để nhận được hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Top công văn đề nghị yêu cầu. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn