Cùng xem Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách trả lời ghi điểm khi đi phỏng vấn trên youtube.
Khi đi phỏng vấn, ngoài câu hỏi về chuyên môn, kinh nghiệm, bạn thường được nhà tuyển dụng hỏi về sở trường là gì, sở đoản là gì? Đây là những câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng sống của bạn. Qua đó xem xét kỹ hơn về việc có nên nhận bạn hay không. Chính vì vậy, hãy biết cách trả lời thật thông minh và khôn khéo khi đi phỏng vấn.
Sở trường là gì?
Sở trường được hiểu là giỏi, am hiểu, thành thạo về lĩnh vực gì đó. Đây chính là thế mạnh của bạn. Năng khiếu và sở trường có phải là một hay không? Năng khiếu được xem là một phần của sở trường. Năng khiếu tạo nên sở trường, là tiền đề tốt để phát huy sở trường.
Sở trường được chia làm các loại khác nhau như:
- Sở trường tố chất: Chơi đàn hay, hát giỏi, chơi cờ đỉnh, vẽ đẹp…
- Sở trường về khả năng, kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình tốt, nói thành thạo nhiều thứ tiếng,…
- Sở trường liên quan tới tính cách, ý thức: Chăm chỉ, có trách nhiệm, cẩn thận,…
Sở đoản là gì?
Ngược lại với sở trường chính là sở đoản. Sở đoản là những điểm yếu, điểm kém vốn có cần khắc phục của mỗi cá nhân. Sở đoản khiến bạn bị lúng túng, rối bối, làm không tốt, không được đánh giá cao.
Xem Thêm : Những Kỹ thuật định dạng kẻ khung và xóa khung trong Excel
Ví dụ sở đoản: Sở đoản của bạn là bếp núc, đồng nghĩa với việc bạn nấu ăn không ngon, không biết làm nhiều món ngon. Khả năng đánh máy kém. Không biết ngoại ngữ. Không biết ca hát, đóng kịch,…
- Năng động là gì? Năng động sáng tạo là gì?
- Sâu sắc là gì? Như thế nào là người sâu sắc?
Làm nổi bật sở trưởng khi phỏng vấn
Bạn cần biết cách chia sẻ về điểm mạnh, những điểm nổi bật của mình để khiến nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một ứng cử viên sáng giá. Vậy nên trả lời câu hỏi “sở trường là gì” thế nào khi được hỏi? Có nên liệt kê càng nhiều càng tốt các sở trường của mình?
Lời khuyên là, tốt nhất, bạn chỉ nên đưa vài sở trường mạnh nhất, có thể từ 3 – 5 điểm. Dù sở trường giúp dễ dàng ghi điểm với nhà tuyển dụng nhưng bạn cũng không nên lạm dụng. Bởi nói nhiều, nói lan man rất dễ phản tác dụng, không làm nổi bật điều thực sự cần. Một số cách trả lời về sở trường rất dễ “lọt tai” như:
- Là người dễ dàng hòa nhập với mọi người, công việc.
- Thành thực, chăm chỉ.
- Là người lạc quan. Dù có thất bại cũng giữ vững tinh thần. Luôn hiểu rằng thất bại là mẹ thành công và học cách đứng lên.
- Là người nhanh nhẹn, năng động, có thể làm nhiều việc.
- Là người nghiêm túc khi làm việc và luôn có trách nhiệm với công việc.
- Là người cẩn thận, sáng tạo.
- Thành thạo nhiều ngôn ngữ: tiếng Anh, Nhật, Hàn.
- Có khả năng hát, diễn kịch,…
Khôn khéo trả lời về sở đoản khi phỏng vấn
Không ít người bị sở đoản làm cho bị loại từ “vòng gửi xe” (gửi hồ sơ). Hoặc khi gặp mặt trực tiếp, họ lại trả lời lúng túng, đôi khi quên luôn trong CV ghi gì.
Câu hỏi về sở đoản giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn hơn. Họ có thể nhận bạn nếu thấy sở trường của bạn nổi bật hơn và sở đoản không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng thời, họ cũng có thể tìm cách giúp bạn khắc phục sở đoản.
Xem Thêm : vì sao không cài được tiếng việt cho win 10
Và trên thực tế, sở đoản hoàn toàn có thể khắc phục dễ dàng. Chẳng hạn, bạn không giỏi thuyết trình, bạn có thể tìm cách thay đổi bằng việc chăm chỉ luyện tập, tham gia các khóa học giao tiếp, thuyết trình,…
Với câu trả lời về sở đoản, bạn cần thật khéo léo. Hãy bình tĩnh khi được hỏi. Không ai là không có điểm yếu. Quan trọng là cách bạn nhận biết, đối diện, khắc phục thế nào mà thôi. Đôi khi, bình tĩnh, tự tin chiếm 50% chiến thắng rồi.
Ngoài ra, cần lưu ý là bạn cũng đừng phủ nhận điểm yếu của mình nhé. Một số người khi được hỏi trả lời ngắn gọn rằng em không có sở đoản. Đây là câu trả lời chưa bao giờ tốt hơn đâu. Thậm chí nó còn khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về bạn.
- Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống
- Các kỹ năng sống cơ bản mà ai cũng cần biết
Một số gợi ý khi trả lời câu hỏi sở đoản là gì?
- Hãy nắm rõ những sở đoản của mình trước khi đi phỏng vấn để không bị lúng túng. Đồng thời, những gì đã ghi trong CV cũng nên khớp với câu trả lời thực tế để không nhà tuyển dụng khỏi băn khoăn.
- Ghi, nói ít về sở đoản, có thể chỉ là 2 – 3 điểm thôi. Còn lại, hãy tập trung vào sở trường nhiều hơn. Mục đích là để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn còn nhiều ưu điểm để cân nhắc.
- Đề cập sở đoản nhưng không quên sở trường: Đừng chỉ nói ngắn gọn vài điểm yếu rồi để đấy. Hãy biết cách “cứu” mình ngay trong câu trả lời. Đó là dù nói về sở đoản nhưng vẫn làm nổi bật sở trường.
Ví dụ: Em không được nhanh nhẹn cho lắm nhưng em luôn tập trung, cố gắng làm mọi việc thật cẩn thận để đạt hiệu quả tốt nhất.
Em thuyết trình trước đám đông không được tốt nhưng em luôn chuẩn bị kỹ càng và sẽ cố gắng rèn luyện nhiều hơn nữa. Em tin là em sẽ sớm khắc phục được điều này.
Sở trường là gì, sở đoản là gì đã được giải thích rất rõ trong bài viết. Mỗi người đều có những sở trường, sở đoản riêng. Bạn nên biết sở trường của mình để phát huy tối đa. Còn với sở đoản – gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống, bạn nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách trả lời ghi điểm khi đi phỏng vấn. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn