Cùng xem trình độ học vấn trong cv trên youtube.
Trong thực tế, chúng ta có thể viết trình độ học vấn trong CV đơn giản như vậy. Tuy nhiên đó không phải là công thức có thể áp dụng cho tất cả để tạo ra những bản CV online đẹp. Có những bản CV xin việc làm đòi hỏi bạn phải nêu thật cẩn thận yếu tố trình độ học vấn để thực hiện hoàn chỉnh mục đích chinh phục nhà tuyển dụng vì đáp ứng đúng nhu cầu tìm hiểu của nhà tuyển dụng.
Tải CV miễn phí
1. Trình độ học vấn là gì?
Học vấn là một danh từ chỉ về vấn đề học tập của một cá nhân đã đạt được theo một mức độ cấp bậc: tiểu học, trung học, Đại học, Cao học,… Mỗi một cấp độ như vậy sẽ được gọi là một trình độ.
Rất nhiều bạn nhầm tưởng giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn. Chúng ta cần hiểu một cách đơn giản, trình độ học vấn chính là trình độ học tập cac bạn đã đạt tới, là khả năng, mức độ hiểu biết mà trải qua quá trình học hỏi bạn đã có được. Khi nói tới trình độ học vấn nghĩa là chúng ta cần phải đề cập tới việc đã tốt nghiệp ở cấp học nào. Nội dung này thường xuất hiện trong nhiều giấy tờ văn bản, chủ yếu nhất vẫn là trong CV xin việc hay sơ yếu lý lịch.
Sơ yếu lý lịch
Khi viết trình độ học vấn trong CV xin việc thì bạn nên thiết kế phù hợp với hoàn cảnh bạn có. Nghĩa là cho nhà tuyển dụng biết được bạn có đang là sinh viên hay đã đi làm, hiện tại bạn đã tích lũy được bao nhiêu kinh nghiệm và lập được bao nhiêu thành tích trong quá trình học tập. Với việc đưa ra những thông tin liên quan đến học vấn của bạn và đảm bảo các thông tin đó là phù hợp thì bạn hoàn toàn có thể tạo ra được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng để dễ dàng lọt vào vòng phỏng vấn. Khi viết CV cho người chưa có kinh nghiệm thì học vấn chính là thứ giúp bạn lấp đầy khoảng trống kinh nghiệm làm việc trong CV.
>> Xem thêm: Các kỹ năng trong CV
2. Cách viết phần trình độ học vấn trong CV?
2.1. Viết gì vào mục trình độ học vấn trong CV?
Học vấn trong CV đối với sinh viên mới ra trường cũng tương tự cách ghi kinh nghiệm trong cv đối với người có kinh nghiệm. Với mục phỏng vấn, các thông tin được cho là quan trọng cần xuất hiện trong CV đó chính là bằng cấp, trường lớp. Khi đi vào trình bày cụ thể thì bạn có thể cung cấp các thông tin một cách chi tiết bao gồm cả yếu tố về chuyên ngành, năm tốt nghiệp dù không có sự yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Nếu như còn đang gắn mác sinh viên hoặc vừa mới tốt nghiệp ra trường thì đưa thêm cả điểm trung bình vào nhé. Nhưng khi bạn chắc chắn mình đã gặt hái được một kết quả tuyệt vời thì mới đưa, nếu điểm trung bình thấp quá được thể hiện khi viết CV cho sinh viên mới ra trường thì nó sẽ tạo ra một điểm trừ rất lớn cho bạn đấy nhé.
Không những thế, bạn hãy đưa cả những giải thưởng trong CV đã được nhận khi còn đi học. Nêu thêm cả chi tiết bạn tham gia các hoạt động ngoại khóa trong CV nào về học tập, đã tham gia câu lạc bộ nào, ở đó bạn giữ vai trò gì? Đây đều là yếu tố tích cực giúp cho bạn ghi điểm cực hiệu quả trong mắt nhà tuyển dụng.
Ngoài việc nêu ra cấp học như chúng ta vừa kể trên thì bạn còn có thể nêu thêm vào CV các khóa học bên ngoài, dự án tham gia trong CV để phát triển chuyên ngành của mình. Những khóa học thêm này sẽ giúp cho các bạn có thêm vũ khí để chinh phục nhà tuyển dụng.
Xem Thêm : CÁCH TÍNH SỐ KHỐI VÀ KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA KHI VẬN CHUYỂN BẮC NAM | 081.265.7788
Sẽ dễ dàng hơn cho các bạn khi viết trình độ học vấn bằng việc sửa trên các mẫu CV có sẵn và tải CV miễn phí về để ứng tuyển. Lúc này bạn sẽ thoải mái áp dụng những nguyên tắc trên.
>> Xem thêm: Trình độ tiếng Anh trong CV
2.2. Nên để phần Trình độ học vấn ở vị trí nào trong CV xin việc?
Khi các bạn sinh viên chưa hoặc vừa tốt nghiệp, đa số sẽ được khuyên là nên đặt mục này ở ngay phần đầu của CV để làm điểm nhấn vì khi đó phần kinh nghiệm của bạn chưa có gì quá ấn tượng, thậm chí là không có để viết vào CV xin việc. Yếu tố thành công trên con đường học tập chính là điều kiện giúp bạn giảm bớt đi sự thiếu sót của kinh nghiệm việc làm. Nhất là khi viết CV du học sinh thì đây sẽ là phần quan trọng nhất trong CV của bạn.
Còn trong trường hợp bạn đã tốt nghiệp ra trường cách đây một vài năm, cũng đã từng “bươn trải” ở một công việc nào đó thì hãy đưa mục này vào phần cuối của CV. Thay vào đó, chuyển kinh nghiệm lên trên để làm điểm nhấn cho mình mà không cần phải dựa dẫm vào trình độ học vấn ít ỏi thông tin nữa.
CV kế toán
2.3. Cách trình bày trình độ học vấn trong CV tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng
2.3.1. Đừng bỏ qua chi tiết nhỏ
Hãy xem xét đến cả những yếu tố nhỏ thể hiện trình độ của bạn vì nếu như có nhiều thông tin thì hãy chia chúng theo các tiểu mục. Trong đó mục chính sẽ chứa thông tin trường theo học và bằng cấp đạt được. Những mục còn lại tùy bạn sắp xếp, chẳng hạn như mục Giải thưởng, mục Chứng chỉ, Chuyên môn,… Nếu như bạn từng giữ chức vụ làm lãnh đạo tại một tổ chức hoạt động nào đó như câu lạc bộ thể thao, học tập,… thì hãy đưa thông tin này vào trong phần giải thưởng. Cách ghi kỹ năng chuyên môn trong CV nổi bật có thể sẽ là chìa khóa giúp bạn có được công việc đấy.
2.3.2. Cung cấp một cách chi tiết
Không phải bất cứ khi nào chúng ta cũng trình bày mục trình độ học vấn chi tiết nhưng khi nhận thức được sự có ích của việc nêu chi tiết thì nhất định bạn hãy làm điều này. Bạn có thể viết chi tiết mục trình độ học vấn trong CV xin việc viết tay hoặc CV xin việc online nếu như bạn học tại một ngành, một khoa và một trường nổi tiếng và phù hợp với vị trí việc làm đang ứng tuyển.
>> Xem thêm: CV xin học bổng
2.3.3. Bỏ qua điểm trung bình nếu cần thiết
Nếu như thành quả học tập của bạn được đánh dấu bằng một con số khá thấp trong bảng điểm trung bình thì hãy cân nhắc việc có nên đưa yếu tố này vào trong CV hay không. Khi trong tay đã nắm giữ một giải thưởng nào đó khá vẻ vang và có sự liên quan đến công việc ứng tuyển thì hãy thay thế điều này cho bảng điểm. Còn nếu thời gian bạn ra trường đã lâu thì dù có một bảng điểm đáng tự hào đi chăng nữa thì cũng không cần thiết để đưa vào CV vì lúc này giá trị của nó không còn được như bạn mong đợi nữa.
2.3.4. Bỏ qua trường phổ thông
Cách viết phần trình độ học vấn trong CV
Nếu như bạn đã leo đến trình độ Đại học hay các trình độ sau đại học thì phần thông tin học vấn ở cấp trung học phổ thông không cần phải đưa vào. Vì đơn giản, nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến mức trình độ cao nhất của bạn mà thôi. Theo đó, chỉ đưa các thông tin về trình độ trung học phổ thông vào CV khi mà các bạn có trình độ cao nhất là tại cấp bậc học này.
2.3.5. Thành thật khi cung cấp thông tin
Xem Thêm : Các [TỔNG HỢP] 10 Mẫu công văn đề nghị hay sử dụng nhất
Ứng viên có nên thổi phồng CV xin việc hay không? Rất dễ để nhà tuyển dụng xác nhận những thông tin ứng viên cung cấp trong CV xin việc. Vì thế mà bạn hãy luôn ghi nhớ “cần thành thật” với toàn bộ các nội dung trong CV. Thay vì việc vẽ ra những kết quả không tồn tại đầy hào nhoáng khi thực tế bạn không có chúng thì hãy bỏ qua chúng sẽ tốt hơn.
Không có một điểm cộng nào dành cho những điều tuyệt vời khống đối với CV của bạn cả. Thậm chí, khi bị phát hiện, nhà tuyển dụng sẽ thẳng tay mà loại bỏ bản CV của bạn vào thùng rác.
2.4. Nguyên tắc liệt kê trình độ học vấn trong CV
Trong phần trình độ học vấn, bạn sẽ luôn phải đảm bảo có sự xuất hiện của các yếu tố thông tin sau đây: cấp độ bậc học cao nhất của bạn, chuyên ngành, tên trường theo học, năm bạn tốt nghiệp. Các yếu tố này được sắp xếp như thế nào thì hợp lý?
Bạn nên bắt đầu từ việc nêu ra cấp bậc cao nhất của mình, sau đó liệt kê toàn bộ cấp độ khác theo một trình tự thời gian từ gần nhất đến xa hơn. Nếu như đang học hoặc đã tốt nghiệp trình độ đại học thì đừng bao giờ ghi phần trình độ trung học vào trong phần này.
Trong trường hợp bạn đã ra trường khá lâu thì không cần thiết phải ghi chi tiết cả thời gian tốt nghiệp vào phần trình độ học vấn.
CV xin việc tiếng Nhật
3. Hướng dẫn viết phần Trình độ học vấn trong CV sinh viên
Khi viết trình độ học vấn trong CV xin việc cho sinh viên thì bạn có nghĩ rằng nhà tuyển dụng quan tâm đến việc bạn đã trải qua giai đoạn học cấp tiểu học, trung học cơ sở như thế nào hay không? Theo như những gì đã nhắc đến ở trên thì nhà tuyển dụng sẽ chẳng hề quan tâm đến điều đó vì quả thực không cần thiết cho nên bạn không cần phải tốn giấy mực để viết về những điều này, khiến cho CV mất diện tích.
Viết phần Trình độ học vấn trong CV sinh viên
Đối với trình độ cấp 3, bạn vẫn có thể trình bày một vài điều mà bạn cho là đủ sức gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và có thể đáp ứng công việc đang ứng tuyển. Mốc thời gian cũng là điều đáng lưu tâm trong CV khi trình bày trình độ học vấn. Các mốc cần phải sắp xếp ở thời điểm từ gần nhất cho đến xa hơn.
Tìm việc
Khi viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp có nhiều bạn trình bày trình độ học vấn lại thường bỏ qua mục thành tích học tập. Khi con đường học vấn của bạn còn đang gắn liền với mọi thứ hiện tại của bạn thì nhất định hãy tận dụng nó để giúp bản thân có được lợi thế tốt nhất.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết trình độ học vấn trong cv. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn