Cùng xem trình độ chuyên môn là gì trên youtube.
Những cụm từ như “trình độ học vấn”, “trình độ chuyên môn” hay “trình độ văn hóa”… thường được bắt gặp rất nhiều trong những văn bản hành chính và đặc biệt nó xuất hiện nhiều trong Sơ yếu lý lịch của hồ sơ xin việc làm.
Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp nội dung liên quan về trình bày Trình độ chuyên môn là gì? Ghi như thế nào trong hồ sơ? Bên cạnh đó đưa ra một số lỗi thường gặp khi viết trình độ chuyên môn cũng như cách khắc phục khi ghi vào hồ sơ.
Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn là thuật ngữ chỉ khả năng, năng lực của bạn có thể chuyên về mình lĩnh vực nào đó, trình độ chuyên môn được chia thành tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp…
Đối với bất kỳ một vị trí nào yêu cầu có trình độ chuyên môn về bất kỳ một ngành nghề nào đó cũng cực kỳ khắt khe.
Với những nghề quan trọng như bác sĩ, giáo sư, kỹ sư, giáo viên, luật sư,… là những ngành nghề đều đòi hỏi trình độ chuyên ngành khắt khe. Để ứng tuyển được vào vị trí đó bạn cần phải được đào tạo về trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành…
Mục trình độ chuyên môn thường chỉ cho phép bạn ghi giới hạn trong một dòng, chính vì vậy bạn cần ghi thật ngắn gọn những vẫn phải đảm bảo đầy đủ những nội dung cơ bản nhất.
Trình độ chuyên môn tiếng Anh là gì?
Trình độ chuyên môn tiếng Anh là Professional Qualification” hoặc “Professional Ability”, hoặc “Education”. Trong sơ yếu lý lịch hoặc cv xin việc bằng tiếng Anh, trình độ chuyên môn thường được thay thế bằng từ “education”
Danh mục trình độ chuyên môn hiện nay
Xem Thêm : Thẩm định là gì? Thẩm định và thẩm tra có phải là một?
Để quý khách hàng tham khảo, chúng tôi xin cung cấp thông tin về một số trình độ chuyên môn tiêu biểu hiện nay như sau:
– Trình độ chuyên môn sơ cấp
Trình độ chuyên môn sơ cấp là chương trình đào tạo này thường áp dụng cho các ngành nghề kỹ thuật, được đào tạo trong các trường dạy nghề.
– Trình độ chuyên môn trung cấp
Trình độ chuyên môn trung cấp chỉ áp dụng cho người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở, yêu cầu người học phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao một cách độc lập
– Trình độ chuyên môn cao đẳng
Trình độ chuyên môn cao đẳng áp dụng cho người học đã tốt nghiệp trung học phổ thông, Xác nhận trình độ đào tạo có kiến thức thực tế, lý thuyết rộng của một ngành; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề tương đối phức tạp; có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm trong điều kiện công việc thay đổi; có kỹ năng quản lý và giám sát cơ bản.
– Trình độ chuyên môn đại học
Trình độ chuyên môn Đại học yêu cầu học viên tốt nghiệp phải có kiến thức chuyên môn vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện và chuyên sâu; có kỹ năng về phản biện, tổng hợp, phân tích vấn đề; giải quyết vấn đề có mức độ phức tạp cao; có kỹ năng quản lý và giám sát tốt; có khả năng đào tạo, hướng dẫn chuyên môn.
– Trình độ chuyên môn thạc sĩ, tiến sĩ
Trình độ chuyên môn thạc sĩ, tiến sĩ dành cho học viên hướng tới trình độ nghiên cứu chuyên sâu, kiến thức chuyên ngành rộng lớn và bao quát.
Cách ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ
Trong nội dung này chúng tôi sẽ đi sâu về nội dung để giải đáp câu hỏi trình độ chuyên môn ghi như thế nào trong hồ sơ?, cụ thể như sau:
Căn cứ Quyết định số 06/2007/QD-BNV của Bộ Nội vụ ngày 18/06/2007 về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trong đó có hướng dẫn việc kê khai trình độ giáo dục phổ thông (trình độ văn hóa) và trình độ chuyên môn, cụ thể như sau:
+ Trình độ giáo dục phổ thông: Ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Ví dụ: Lớp 10/10 (đối với người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); 12/12 (đối với người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm).
Xem Thêm : file excel không chỉnh sửa được
+ Trình độ chuyên môn: Ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Sơ cấp…
Những lỗi thường mắc khi ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ
+ Thể hiện không đúng nội dung:
Lỗi thể hiện không đúng nội dung là một lỗi rất hay gặp ở những bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc viết đơn xin việc. Các bạn sinh viên thường xuyên nhầm lẫn giữa trình độ chuyên môn và trình độ học vấn dẫn đến việc viết sai nội dung. Hơn thế nữa, không thể hiện được cho nhà tuyển dụng biết bạn có đủ năng lực để đảm nhận vị trí đó hay không. Viết quá dài dòng mà không thể hiện được ý, câu văn không đánh trúng vào vị trí mình đang có nhu cầu ứng tuyển vào.
+ Lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp:
Nếu bạn sử dụng mẫu đơn xin việc viết tay hay đơn xin việc đánh máy thì đặc biệt cần chú ý tới lỗi này. Lỗi sai chính tả là lỗi rất hay gặp phải. Để khắc phục lỗi này rất đơn giản bạn chỉ cần đọc lại thông tin một lần nữa trước khi gửi đến nhà tuyển dụng.
+ Thiếu trung thực trong việc trình bày trình độ chuyên môn:
Việc ứng viên viết trình độ chuyên môn không đúng sự thật cũng là một lỗi thường gặp trong đơn xin việc. Bạn đừng vì quá mong muốn tìm được một công việc mà viết trình độ chuyên môn không đúng sự thật. Viết mọi thứ phóng đại, sai sự thật khiến nhà tuyển dụng để ý đên hồ sơ của bạn. Điều này chỉ có ấn tượng lúc nhà tuyển dụng lọc hồ sơ và bạn sẽ bị phát hiện nói dối ngay khi đi phỏng vấn trực tiếp, điều đó gây mất thời gian cho cả bạn và nhà tuyển dụng. Sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào mong muốn tuyển hay dùng một người thiếu trung thực để làm việc.
Những lưu ý khi ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc
Ngoài giải đáp về trình độ chuyên môn ghi như thế nào trong hồ sơ?, chúng tôi xin đưa ra 1 số lưu ý khi ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc.
Để có được những hồ sơ ghi điểm với nhà tuyển dụng bạn phải chú ý một số điểm sau khi ghi phần trình độ chuyên môn vào hồ sơ của mình:
+ Khi viết trình độ chuyên môn nên nghiên cứu kỹ vị trí công việc, công ty đó đăng tuyển. Điều này cực kỳ quan trọng và cũng là một trong những điều cơ bản khi tham gia ứng tuyển xin việc làm. Khi bạn tìm hiểu kỹ về vị trí công việc mình ứng tuyển bạn sẽ đưa ra được những trình độ chuyên môn phù hợp để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn hồ sơ xin việc của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau như truy cập vào fanpage mạng xã hội, thông qua website chính thức của công ty. Các nguồn thông tin về vị trí tuyển dụng để viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc thật chất lượng.
+ Cần lưu ý về cách trình bày, cần trình bày một cách ngắn gọn, thu hút và thể hiện đúng nội dung là lưu ý tiếp theo cần quan tâm. Đơn xin việc là văn phong, ngôn ngữ của bạn thể hiện câu từ ra sao cho thuyết phục nhà tuyển dụng. Nội dung phần trình độ chuyên môn trong đơn xin việc là rất quan trọng nên bạn nên thể hiện đúng nội dung của phần này.
Yêu cầu nội dung phải ngắn gọn, đủ ý. Nên đưa ra những bằng cáp chuyên ngành bạn học phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đăng tuyển. Ví dụ bạn ứng tuyển vị trí kế toán thì trình độ chuyên môn bạn cần đề cập đến đó chính là những yêu cầu về trường đại học tốt nghiệp là trường nào và tốt nghiệp chuyên ngành nào. Với vị trí kế toán thì chuyên ngành yêu cầu ở đây thường là những chuyên ngành kế toán hoặc chuyên ngành kinh tế. Cùng với đó là những chứng chỉ nghề mà bạn có. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn rất phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng.
+ Lưu ý tiếp theo là mỗi vị trí công việc sẽ có cách ghi trình độ chuyên môn khác nhau. Bạn không nên vì lười mà dập khuôn tất cả các đơn xin việc của mình viết theo nội dung. Nếu bạn viết như vậy sẽ không ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và ngược lại là làm mất điểm.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết trình độ chuyên môn là gì. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn