Chỉ số ROE và ROAE là gì? Cách tính, Ý nghĩa & Cách Tra cứu

Cùng xem Chỉ số ROE và ROAE là gì? Cách tính, Ý nghĩa & Cách Tra cứu trên youtube.

Giới thiệu

Một trong những cách lọc Cổ phiếu Tốt, Doanh nghiệp Tốt là sử dụng hỗn hợp các Chỉ số Tài chính để có được các Cổ phiếu / Doanh nghiệp đạt đủ tiêu chí theo yêu cầu riêng trước khi tiến hành nghiên cứu Chi tiết Doanh nghiệp đó. Nổi bật trong đó có Chỉ số Tài chính ROE, ROA, ROS, EPS, P/E, … Trong bài viết này, mình xin giới thiệu 1 trong số quan trọng nhất kể trên là Chỉ số Tài chính ROE – Lợi nhuận trên Vốn chủ. Bài viết này cũng là một phần trong Các bước Tìm hiểu Chứng khoán Cơ bản để bạn biết cách Phân tích Cổ phiếu. Các Vấn đề chính gồm:

Bạn đang xem: công thức roe

+ Chỉ số Tài chính ROE là gì? Công thức Tổng quát. + Lợi nhuận ròng trong Chỉ số ROE được hiểu thế nào? + Vốn chủ sở hữu trong Chỉ số ROE được hiểu thế nào? + Nhược điểm của Chỉ số ROE và sự cần có của Chỉ số ROAE. + Ý nghĩa Chỉ số ROE ROAE, Mức hợp lý và Cách lọc Cổ phiếu với Chỉ số ROE.

Có thể bạn quan tâm: bài tập pivot table trong excel

Có thể bạn quan tâm: 3 mẫu Quyết định bổ nhiệm chuẩn và phổ biến nhất

Xem Thêm : ERP là gì?

Xem Thêm : Sales Manager là gì? Nhận diện Sales Manager tiềm năng

—————————————————————

1. Chỉ số Tài chính ROE là gì? Công thức Tổng quát

Khái niệm Chỉ số ROE là gì: là 3 từ đầu viết tắt Tiếng Anh của từ Return On Equity, có nghĩa Lợi nhuận ròng trên Vốn chủ sở hữu. Nên đôi khi Chỉ số này còn được gọi nhanh là Chỉ số Lợi nhuận trên Vốn chủ. Đây là một trong những Chỉ số quan trọng, đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng Vốn chủ Sở hữu của doanh nghiệp. Ta có Công thức Tổng quát của Chỉ số Tài chính ROE:

Trong hình: Công thức Tổng quát của Chỉ số Tài chính ROE và các thành phần cấu thành của Chỉ số – Lợi nhuận ròng và Vốn chủ sở hữu (Link gốc ảnh)

Dễ thấy trong Công thức Tổng quát kể trên thì ROE = Lợi nhuận ròng (Earnings) / Vốn chủ sở hữu (Equity) * 100%. Trong đó: Lợi nhuận ròng và Vốn chủ sở hữu sẽ được giải thích Chi tiết hơn ở ngay sau đây.

Có thể bạn quan tâm: bài tập pivot table trong excel

Có thể bạn quan tâm: 3 mẫu Quyết định bổ nhiệm chuẩn và phổ biến nhất

Xem Thêm : ERP là gì?

Xem Thêm : Sales Manager là gì? Nhận diện Sales Manager tiềm năng

—————————————————————

2. Lợi nhuận ròng trong Chỉ số ROE là gì và được hiểu thế nào?

Lợi nhuận ròng là gì: được hiểu là Lợi nhuận cuối cùng của Doanh nghiệp sau khi đã trừ hết tất cả các Chi phí Hoạt động, Thuế, … và đây là Lợi nhuận thuộc cổ đông – Chủ của Công ty. Do Mô hình Công ty được chia làm 2 loại do đó Lợi nhuận ròng sẽ được hiểu theo từng Mô hình như sau:

+ Mô hình không có Công ty con: Nếu Doanh nghiệp mà không có Công ty con (Nắm >50% cổ phần trở lên) thì Lợi nhuận ròng sẽ chính là Lợi nhuận sau thuế của chính Công ty trong Báo cáo Tài chính như Hình ảnh Lợi nhuận sau thuế – PPC – Báo cáo Kiểm toán năm 2018 của PPC – Công ty CP Nhiệt Điện Phả Lại (PPC không có Công ty con). Đây là trường hợp đơn giản, khá ít Công ty trên sàn áp dụng mô hình này.

+ Mô hình có Công ty con: Nếu Doanh nghiệp có ít nhất 1 Công ty con (Nắm từ 50% đến <100% cổ phần trở lên) thì Lợi nhuận ròng lúc này sẽ là Lợi nhuận sau thuế của Cổ đông Công ty Mẹ hoặc có nơi dùng tên gọi là Lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ, Lợi nhuận sau thuế của Chủ sở hữu, Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng … trong Báo cáo Tài chính Hợp nhất như Hình ảnh dưới:

Trong hình: Ví dụ về Doanh thu Thuần, Lợi nhuận sau thuế và cách hạch toán trong Báo cáo Kết quả Kinh doanh của Báo cáo Tài chính (Link gốc ảnh)

Trong Ví dụ trên, Công ty A nắm 70% cổ phần tại Công ty B nên A là Mẹ của B. Ở phía Doanh thu Thuần thì dễ thấy Doanh thu Thuần trên Báo cáo Tài chính Hợp nhất của Công ty A chính bằng Tổng Doanh thu Thuần của Công ty Mẹ A và Công ty con B (Hợp nhất 100% Doanh thu Thuần của B). Tuy nhiên ở phía Lợi nhuận thì Lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo Hợp nhất Công ty Mẹ A sẽ được bóc tách tiếp thành 2 phần:

* Lợi nhuận sau thuế Cổ đông không Kiểm soát: chính là Lợi ích của các Cổ đông nhỏ tại Công ty con B – 30% của 10 tỷ Lãi là 3 tỷ đồng. * Lợi nhuận sau thuế Công ty Mẹ: chính là Lợi nhuận thực trên Báo cáo Tài chính Hợp nhất toàn bộ của Cổ đông Công ty Mẹ. Gồm: Lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo Tài chính Công ty Mẹ A – 100 tỷ và Tỷ lệ % lợi ích của A tại Lợi nhuận sau thuế Công ty con B – 70% của 10 tỷ Lãi là 7 tỷ đồng. Tổng thực ở đây là 107 tỷ đồng (Chứ không phải là 110 tỷ đồng như nhiều bạn vẫn lầm tưởng). Và đây chính là Lợi nhuận ròng trong Mô hình có Công ty con.

Trong hình: các loại Lợi nhuận sau thuế của MWG – Thế giới Di động tại Báo cáo Tài chính Hợp nhất Kiểm toán năm 2018 (Link gốc ảnh)

Do đó Lợi nhuận ròng chính là Lợi nhuận sau thuế của Cổ đông Công ty Mẹ trong Mô hình có Công ty con. Và được tính bằng Lợi nhuận sau thuế sau khi đã trừ đi Lợi nhuận sau thuế của Cổ đông không kiểm soát trên Báo cáo Tài chính Hợp nhất của Công ty Mẹ. Bạn cũng có thể xem thêm Lợi nhuận ròng của các Công ty Niêm yết lớn khác trong năm Tài chính 2018 trên sàn Chứng khoán như: FPT – FPT, VJC – VietJet Air, VIC – VinGroup, HPG – Hòa Phát, VCB – Vietcombank, GAS – PV Gas, …

Có thể bạn quan tâm: bài tập pivot table trong excel

Có thể bạn quan tâm: 3 mẫu Quyết định bổ nhiệm chuẩn và phổ biến nhất

Xem Thêm : ERP là gì?

Xem Thêm : Sales Manager là gì? Nhận diện Sales Manager tiềm năng

—————————————————————

3. Vốn chủ sở hữu trong Chỉ số ROE là gì và được hiểu thế nào?

– Khái niệm về Vốn chủ sở hữu: bạn có thể xem thêm 2 Bài viết quan trọng sau để hiểu hơn về Khái niệm này Vốn điều lệ và Vốn chủ sở hữu (Phần 1) / Vốn điều lệ và Vốn chủ sở hữu (Phần 2).

– Vốn chủ sở hữu trong Chỉ số ROE: trong một Báo cáo Tài chính bình thường tại mục Vốn chủ sở hữu của Bảng Cân đối Kế toán, ta dễ thấy luôn có 2 Cột ở đây, một cho Thời điểm Đầu kỳ (Thường là Đầu năm Tài chính) và một còn lại là Thời điểm Cuối kỳ (Thường là cuối kỳ tại Thời điểm lập Báo cáo Tài chính). Một trong những sai lầm rất Cơ bản mà nhiều người vướng vào là áp dụng sai Thời điểm của Vốn chủ sở hữu để tính Chỉ số ROE.

Trong hình: Dữ liệu về các Thông số Tài chính và Cách tính Đúng / Sai Chỉ số ROE do hiểu Đúng / Sai về Vốn chủ sở hữu (Link gốc ảnh)

Trong ảnh trên là Ví dụ về 1 trường hợp đơn giản có Vốn chủ sở hữu Đầu kỳ là 1000 tỷ đồng, do trong kỳ Lãi sau thuế được 200 tỷ đồng nên Vốn chủ sở hữu Cuối kỳ là 1200 tỷ đồng. Một trong cái sai Cơ bản của nhiều người là cứ lấy Lợi nhuận sau thuế trong năm Tài chính đó và chia thẳng cho … Vốn chủ sở hữu Cuối kỳ. Ở đây sẽ là Lãi 200 tỷ đồng / Vốn chủ Cuối kỳ 1200 tỷ đồng = 16,67%. Rất ngạc nhiên là trong một lần xem Bảng giá Chứng khoán của một Công ty Chứng khoán lớn, mình có xem được Kết quả tính Chỉ số ROE của họ giống như vậy. Như thế có thể hiểu nhiều người chỉ hiểu con số mà không hiểu Bản chất Tài chính của Chỉ số sinh lời ROE (Kể cả những người trong ngành). Cách hiểu đúng phải là: Lãi 200 tỷ đồng / Vốn chủ Đầu kỳ 1000 tỷ đồng = 20%. Bạn có Vốn 1000, Lãi 200 để cuối năm Vốn thành 1200 thì Tỷ lệ Lãi trong năm của bạn phải là 20%.

Xem thêm: Sự biến động Vốn chủ sở hữu trong Thuyết minh Báo cáo Tài chính Kiểm toán 2018 của các Công ty Niêm yết lớn khác như: VNM – Vinamilk, HVN – Vietnam Airline, SAB – Sabeco, PLX – Petrolimex, TCB – Techcombank, NVL – Novaland, …

Có thể bạn quan tâm: bài tập pivot table trong excel

Có thể bạn quan tâm: 3 mẫu Quyết định bổ nhiệm chuẩn và phổ biến nhất

Xem Thêm : ERP là gì?

Xem Thêm : Sales Manager là gì? Nhận diện Sales Manager tiềm năng

—————————————————————

4. Nhược điểm của Chỉ số ROE là gì và sự cần có của Chỉ số ROAE

– Nhược điểm Chỉ số ROE: Ở trên, ta cũng biết Chỉ số ROE phụ thuộc vào 2 biến số chính là Lợi nhuận ròng và Vốn chủ sở hữu đầu kỳ của Doanh nghiệp tính cho Năm tài chính đầy đủ 12 tháng. Nếu như Lợi nhuận ròng khá dễ xác định như đã trình bày phần trên và không có nhiều ảnh hưởng biến động từ bên ngoài (Vì Lãi là Lãi và có Kiểm toán). Tuy nhiên khi nghiên cứu về Vốn chủ sở hữu, ta lại thấy Vốn chủ sở hữu thay đổi không chỉ mỗi do Lợi nhuận ròng của Doanh nghiệp, mà còn nhiều yếu tố “không thuần túy” khác tác động vào: Cổ tức Tiền mặt, Thặng dư vốn từ Phát hành riêng lẻ, Hoán đổi sáp nhập Cổ phiếu, …

Nếu như các yếu tố đó tác động nhỏ đến Vốn chủ sở hữu thì không vấn đề gì, Chỉ số ROE vẫn phản ánh đúng tính chất một thước đo sinh lời quan trọng của Doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế đi phân tích đánh giá Doanh nghiệp, mình đã gặp rất nhiều trường hợp đột biến “khổng lồ”, mà nếu như áp dụng Chỉ số ROE thì chả phản ánh được bản chất của Vấn đề. Ta cùng xem Ví dụ qua ảnh sau:

Trong hình: Dữ liệu về các Thông số Tài chính khi Tăng vốn, Vốn chủ thay đổi và Cách tính Đúng / Sai Chỉ số ROE – ROAE để phản ánh Tỷ suất sinh lời (Link gốc ảnh)

Trong Ví dụ trên, Ta dễ thấy Đầu năm 2019 – Vốn chủ sở hữu của Công ty A chỉ là 200 tỷ đồng, tuy nhiên tới giữa năm là Tháng 4/2019 thì Vốn chủ sở hữu đã thay đổi mạnh do huy động vốn thành công thêm 800 tỷ đồng nữa (Tạm tính lúc đó là 1.000 tỷ đồng). Trong năm Tài chính 2019, Công ty A lãi 100 tỷ đồng nên Vốn chủ sở hữu Cuối năm 2019 là 1.100 tỷ đồng. Ta cùng Phân tích cách tính Chỉ số sinh lời ROE này như sau:

+ Cách 1 – Trong hình trên: Lãi 100 tỷ đồng / Vốn chủ 200 tỷ đồng = 50%. Rõ ràng cách này là không đúng vì Số Lãi 100 tỷ đồng trên chủ yếu do 2/3 Thời gian trong năm (Từ Tháng 5 đến 12/2019) sau khi Công ty A tăng vốn, Ảnh hưởng từ Tăng vốn mới là chính, hơn nữa Mức tăng vốn quá đột biến từ 200 thành 1000 tỷ nên việc áp dụng cách tính Chỉ số ROE thông thường sẽ không phù hợp nữa và không phản ánh đúng bản chất của Doanh nghiệp.

+ Cách 2 – Trong hình trên: Lãi 100 tỷ đồng / Vốn chủ 1100 tỷ đồng = 9,09%. Cách này cũng không đúng vì Mức Vốn chủ sở hữu lớn cũng bắt đầu từ giữa năm (Từ Tháng 5/2019). Do đó, để tính được trường hợp này ta dùng 1 Chỉ số phụ khác bổ sung cho trường hợp này là Chỉ số Tài chính ROAE.

Trong hình: Công thức Tổng quát của Chỉ số Tài chính ROAE và các thành phần cấu thành của Chỉ số – Lợi nhuận ròng và Vốn chủ sở hữu Bình quân (Link gốc ảnh)

– Chỉ số ROAE là gì: là Chỉ số Tài chính đô lường mức sinh lời của một Công ty trong năm Tài chính và là viết tắt của 4 từ đầu Tiếng Anh – Return On Average Equity, có nghĩa là Lợi nhuận ròng trên Vốn chủ sở hữu bình quân. Đây là chỉ số bổ sung cho Chỉ số ROE khi một Doanh nghiệp có hiện tượng biến động Vốn chủ quá mạnh trong kỳ do các hiện tương tăng giảm Vốn không đến từ Lợi nhuận. Trong hình ở trên, Phần Cách 3, ta dễ thấy Chỉ số ROAE sẽ là Lãi ròng 100 tỷ đồng / Vốn Chủ sở hữu Bình quân trong kỳ [(200 + 1100)/2] = 15,38%.

Có thể thấy Kết quả này là đúng nhất số với Cách 1 – 50% hay Cách 2 – 9,09% vì đã có tính đến sự ảnh hưởng của Vốn chủ thay đổi trong kỳ. Mặc dù đúng ra phải chia là 4 tháng đầu 200 tỷ đồng và 8 tháng sau là >1000 tỷ đồng (Ta không biết Lợi nhuận trong 4 tháng nên mình giải định ở đây là có Lãi nên đặt là >1000 tỷ đồng), tuy nhiên do tại Thời điểm Tăng vốn, Doanh nghiệp thường không Kiểm toán Vốn ta không biết được chính xác Lãi / Lỗ trong 4 tháng đầu năm cho đến khi chuẩn bị tăng vốn thì lãi bao nhiêu để tính vào Vốn chủ nên phương án bình quân chia 2 vẫn được xem là Tốt nhất, Đơn giản nhất và không làm sai lệch quá Bản chất của Suất sinh lời của Doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: bài tập pivot table trong excel

Có thể bạn quan tâm: 3 mẫu Quyết định bổ nhiệm chuẩn và phổ biến nhất

Xem Thêm : ERP là gì?

Xem Thêm : Sales Manager là gì? Nhận diện Sales Manager tiềm năng

—————————————————————

5. Ý nghĩa Chỉ số ROE, ROAE là gì, Mức hợp lý và Cách lọc Cổ phiếu với Chỉ số ROE

– Ý nghĩa và Mức hợp lý của Chỉ số ROE ROAE: như đã phân tích trên, Chỉ số ROE đo lường mức độ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay hiểu đơn giản là với 1 đồng Vốn chủ sở hữu thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Do đó, ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả và điều này là cơ sở đánh giá khả năng sinh lời của Doanh nghiệp trong tương lai. Rất nhiều các Nhà Phân tích Đầu tư Chứng khoán đã sử dụng ROE ROAE như là 1 Tiêu chí để Lọc ra các Doanh nghiệp cần quan tâm trước khi tiến hành nghiên cứu kỹ các Doanh nghiệp đó (Công ty nào ROE thấp hơn tiêu chí đặt ra sẽ bị loại).

Về mặt kinh nghiệm cá nhân khi sử dụng thì có vài lưu ý sau để biết mức ROE ROAE bao nhiêu là hợp lý:

+ Chỉ số ROE hoặc ROAE > 15%: Các Công ty có Hệ số ROE quá thấp và thấp hơn cả <15%, phản ánh khả năng tạo lợi nhuận quá thấp và thường mình sẽ loại bỏ ngay từ đầu (Không cần Nghiên cứu). Rất nhiều các Website Tài chính có tính Chỉ số này nhưng đa phần đều chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo về mặt con số.

+ So sánh Chỉ số ROE hoặc ROAE cùng ngành: giả sử mình đang quan tâm Ngành Ngân hàng và muốn chọn lấy 1 Mã Cổ phiếu Ngành Ngân hàng trong Danh mục Đầu tư của mình thì Chỉ số ROAE toàn ngành là 1 trong những tiêu chí để mình lọc trước tiên. Mã Cổ phiếu được chọn phải có ROAE > Bình quân toàn ngành, đây là 1 cách khá đơn giản nếu như không hiểu biết nhiều về Ngành đó.

Trong hình: Thống kê Lợi nhuận ròng, Vốn chủ sở hữu và Chỉ số ROAE toàn ngành Ngân hàng đang Niêm yết từ 1/10/2018 đến 30/09/2019 (Link gốc ảnh)

Trong ảnh trên, ta dễ thấy Chỉ số Sinh lời ROAE của 18 Ngân hàng đang Niêm yết trên 3 sàn Chứng khoán ở Việt Nam, nếu theo Tiêu chí chung ROAE > 15% hoặc Tiêu chí chỉ chọn Cổ phiếu có ROAE cao hơn Bình quân toàn ngành là 16,99% thì ta chỉ được 8/18 các Ngân hàng sau: ACB (25,9%), HDBank (18,36%), MBBank (21,25%), Techcombank (17,15%), TPBank (22,05%), Vietcombank (27,14%), VIBank (27,76%) và VPBank (22,65%). Để chọn kỹ hơn thì bạn có thể kết hợp thêm 1 số các Chỉ số Tài chính khác nữa, trước khi tiến hành nghiên cứu từng Ngân hàng đó.

Ngoài ra nếu Chỉ số ROE hay ROAE < Lãi suất Ngân hàng (Hiện tại khoảng 7%/năm) thì không nên xem tiếp và cần phải loại bỏ ngay. Vì như thế có nghĩa là Doanh nghiệp đi vay thêm để Mở rộng Kinh doanh thì Hiệu suất Sinh lời sẽ còn giảm thêm và như thế là rất xấu.

– Cách Lọc Cổ phiếu với Chỉ số ROE: Chỉ số ROE có cách tính khá đơn giản nhưng để thuận tiện hơn, ngoài cách tự tính “cho chắc”, bạn cũng có thể sử dụng trực tiếp dữ liệu trên các trang Website Tài chính hay trang Website của các công ty chứng khoán. Qua kiểm nghiệm thực tế thì nhìn chung Kết quả tính ROE ở nhiều trang đều chưa đúng, một cách đơn giản họ vẫn lấy Lợi nhuận sau thuế hoặc Lợi nhuận sau thuế của Cổ đông Công ty Mẹ 4 Quý gần nhất / Vốn chủ sở hữu Cuối kỳ. Dù còn chưa đúng lắm nhưng nếu cùng phép tính đó mà cho Kết quả cao hơn hẳn các Công ty khác, thì phép lọc trên Toàn thị trường đó cũng giúp mình có được 1 số Mã Cổ phiếu đáng quan tâm nhất định theo Chỉ số ROE. Thường thì mình hay lọc Chỉ số ROE qua Cophieu68, bạn có thể tham khảo như Hình dưới đây.

Trong hình: Lọc Cổ phiếu trên Trang Cophieu68 qua 3 Mũi tên Cơ bản như trên Hình dựa trên Chỉ số ROE > 15% (Link gốc ảnh)

Bạn cũng có thể thử nghiệm với các Yêu cầu khác nhau về Chỉ số ROE >20%, >25% hay thậm chí >30% để cùng trải nghiệm Kết quả mang lại. Dù không có công cụ nào hoàn hảo nhưng đây cũng đây cũng là 1 Địa chỉ đáng để thử mỗi khi muốn Lọc Cổ phiếu trước khi tiến hành Nghiên cứu Chi tiết.

Trên đây là một số phân tích của mình để giải thích toàn bộ Chỉ số ROE là gì, Công thức Tổng quát, các Thành phần trong Chỉ số ROE, Nhược điểm ROE và sự cần có của ROAE, Ý nghĩa ROE, Mức ROE bao nhiêu là hợp lý và Cách lọc Cổ phiếu dựa vào ROE. Nếu bạn còn bất cứ một thắc mắc nào liên quan đến chứng khoán, có thể liên hệ lại mình, mình sẽ hỗ trợ Tư vấn.

Có thể bạn quan tâm: bài tập pivot table trong excel

Có thể bạn quan tâm: 3 mẫu Quyết định bổ nhiệm chuẩn và phổ biến nhất

Xem Thêm : ERP là gì?

Xem Thêm : Sales Manager là gì? Nhận diện Sales Manager tiềm năng

—————————————————————

Các bài viết khác có thể bạn quan tâm

> Các bước Tìm hiểu Chứng khoán > Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán / Dịch vụ Ủy thác Đầu tư Chứng khoán – Đầu tư “Hộ” > Khóa học Chứng khoán Cơ bản tại Hà Nội / Khóa học Chứng khoán Online

Có thể bạn quan tâm: bài tập pivot table trong excel

Có thể bạn quan tâm: 3 mẫu Quyết định bổ nhiệm chuẩn và phổ biến nhất

Xem Thêm : ERP là gì?

Xem Thêm : Sales Manager là gì? Nhận diện Sales Manager tiềm năng

—————————————————————

Đang tải…

(Kieu Oanh / Hiep Bui – Tháng 01/2020)

Tham khảo: cách nén ảnh để gửi mail

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc

Lời kết: Trên đây là bài viết Chỉ số ROE và ROAE là gì? Cách tính, Ý nghĩa & Cách Tra cứu. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Cách viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn chuyên nghiệp

Cách viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn chuyên nghiệp

Sau buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng, bạn đừng quên gửi thư cảm ơn nhé vì đơn thuần chỉ là trả lời email phỏng…

Cách khắc phục lỗi save trong word 2010 mà bạn nên biết

Cách khắc phục lỗi save trong word 2010 mà bạn nên biết

https://www.youtube.com/watch?v=lASide7oOQkCó thể bạn quan tâm Mẫu báo cáo thực tập chuẩn nhất mới nhất 2021 lỗ lũy kế tiếng anh là gì List Bạn đã biết cách…

Hướng dẫn cách ghi nhật ký chung chi tiết

Hướng dẫn cách ghi nhật ký chung chi tiết

Các số liệu kế toán được theo dõi tại các sổ kế toán. Ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung được nhiều doanh nghiệp…

20 Mẫu đoạn văn tiếng Anh về công việc tình nguyện hay nhất năm 2022

20 Mẫu đoạn văn tiếng Anh về công việc tình nguyện hay nhất năm 2022

https://www.youtube.com/watch?v=Dh_AhY48iGECó thể bạn quan tâm Hướng dẫn chi tiết cách xóa trang trắng Blank-Page nhanh chóng khái niệm đối thủ cạnh tranh Check it out là gì…

Mẫu lời tri ân khách hàng hay, sâu sắc và ý nghĩa nhất 2022

Mẫu lời tri ân khách hàng hay, sâu sắc và ý nghĩa nhất 2022

https://www.youtube.com/watch?v=zvkH5Z0VN6MCó thể bạn quan tâm xu hướng giới trẻ hiện nay Đàm phán là gì? Vai trò của Đàm Phán và những điều bạn cần biết Những…

6 thủ thuật excel cho dân văn phòng hữu ích, dễ thực hiện

Excel là phần mềm cực kỳ hữu ích nhất là trong công việc. Để thao tác với excel được nhanh, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng…