Cùng xem Quản lý vùng tiếng anh là gì ? Mô tả công việc của RSM 2021 trên youtube.
RSM là viết tắt của “Regional Sales Manager” – Quản lý kinh doanh vùng miền, khu vực. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ và sâu hơn về khái niệm RSM là gì.
RSM là gì?
RSM là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Regional Sales Manager”, dịch ra tiếng Việt là Quản lý vùng kinh doanh hoặc Quản lý kinh doanh một vùng miền, khu vực. Đây là vị trí quản lý cấp cao trong bộ phận Sales của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
Công việc của chính của họ là chịu trách nhiệm việc bán sản phẩm, hàng hóa trong khu vực địa lý cấp vùng của một doanh nghiệp. Khu vực này hoàn toàn nằm dưới quyền quản lý và chỉ đạo của họ, có thể nói họ là người có quyền lực tối cao trong khu vực mà họ đảm nhiệm!
Tìm hiểu thêm: Mẫu CV nhân viên kinh doanh nào gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?
Nhiệm vụ của RSM trong doanh nghiệp
Xây dựng đội ngũ nhân lực
Nhiệm vụ đầu tiên của một RSM chính là xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng. Họ là những người “thuyền trưởng” tài ba nhưng để có thể chèo lái con thuyền đến mục tiêu đã định sẵn thì họ không thể đơn độc một mình!
Chẳng phải người ta vẫn thường nói rằng “Muốn đi nhanh thì hãy đi một mình còn muốn đi xa thì hãy đi cùng với nhau” hay sao? Các RSM phải có một tổ đội hoàn hảo với những cấp dưới giỏi giang; nhiệt huyết; không ngại khó khăn, gian khổ… bằng cách:
- Lựa chọn các nhân tài, tuyển dụng họ; sau đó tiến hành đào tạo, huấn luyện kỹ càng;
- Phải quan tâm đến nhân viên cấp dưới của mình;
- Theo dõi hiệu quả công việc của cấp dưới và có chế độ thưởng phạt phân minh để khích lệ họ tiếp tục cố gắng.
Lập kế hoạch chiến lược
Xem Thêm : trợ giảng tiếng anh là gì
Một nhiệm vụ khác quan trọng không kém mà các RSM phải đảm nhiệm đó là việc lập kế hoạch chiến lược để hoạt động bán hàng trong khu vực họ quản lý luôn suôn sẻ và thu về thành tích cao.
Họ cần tiến hành:
- Thu thập các thông tin liên quan đến việc kinh doanh, bán hàng trong vùng;
- Lập ra các chiến lược hợp lý, giúp doanh nghiệp thu về ngày càng nhiều lợi nhuận hơn;
- Quan tâm đến việc sản xuất hàng hóa, chất lượng sản phẩm, việc chăm sóc khách hàng…
Thiết lập và hoàn thành các mục tiêu
RSM chính là người lập ra mục tiêu và theo sát quá trình thực hiện mục tiêu ấy của hệ thống nhân viên cấp dưới. Dĩ nhiên bản thân chính các RSM cũng phải nỗ lực hết mình để làm gương cho cấp dưới. Họ phải cùng nhau làm việc thì mới mong đạt được, thậm chí vượt qua các mục tiêu đã đặt ra.
Mở rộng phạm vi bán hàng
- Họ là người xây dựng mối quan hệ tốt với các khách hàng thân thiết và duy trì để mối quan hệ ấy tồn tại lâu dài;
- Tìm ra các khách hàng tiềm năng mới để mở rộng quy mô bán hàng của doanh nghiệp, nhằm nâng cao lợi nhuận thu về;
- Đề xuất các dòng sản phẩm mới bằng cách đưa ra các ý tưởng đổi mới về mẫu mã, bao bì…
Điều kiện cần có để trở thành một RSM
Đam mê với nghề
Dù là nghề nào thì muốn gắn bó lâu dài, bạn cũng cần có đam mê và lòng yêu nghề. Đặc biệt là khi bạn chọn một vị trí ở trên cao và nhiều áp lực đồng thời dễ bị đào thải như vị trí quản lý vùng kinh doanh, bạn lại càng cần phải yêu và tâm huyết với nghề. Chỉ có như vậy, bạn mới luôn giữ được “lửa” nghề, ngày ngày nỗ lực để đạt đến những đỉnh vinh quang mới trong sự nghiệp.
Kiến thức chuyên môn
RSM là một vị trí quản lý cấp cao, quản lý hàng nghìn nhân lực; vì vậy họ không thể có lỗ hổng về mặt chuyên môn. Họ phải có vốn kiến thức sâu rộng, hiểu biết nhiều về thị trường, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh cũng như sản phẩm, chính sách bán hàng… Những kiến thức ấy giúp cho RSM có được tầm nhìn chiến lược, có thể đưa ra được những chiến lược hay ho để giúp tình hình kinh doanh ngày càng khởi sắc hơn.
THAM KHẢO – Lương Giám đốc kinh doanh đạt mức cao nhất hiện tại là bao nhiêu ?
Các kỹ năng cần thiết
Kỹ năng lãnh đạo
Như đề cập nhiều lần ở trên thì RSM là vị trí lãnh đạo cấp cao, vì vậy họ nghiễm nhiên phải có khả năng lãnh đạo hơn người. Leader có vai trò vô cùng quan trọng, họ là người dẫn dắt cho toàn bộ các nhân viên bên dưới. Họ giống như ngọn hải đăng soi đường cho những cấp dưới.
Xem Thêm : Thế nào được gọi là mức lương cạnh tranh? Vì sao nhà tuyển dụng dùng cụm từ này?
RSM phải luôn luôn theo sát team của mình để nắm được tình hình và xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy đến. Họ cũng phải là người kết nối được mọi thành viên trong tập thể, người giành được lòng tin và sự tín nhiệm của toàn bộ cấp dưới. Nếu làm được điều ấy thì chắc chắn họ sẽ là một RSM thành công!
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng xử lý/giải quyết vấn đề cũng vô cùng quan trọng đối với người đảm nhiệm vị trí RSM. Trong công việc, họ sẽ gặp phải những tình huống khó lường, những vấn đề không ai nghĩ đến. Và những khi ấy, họ phải bình tĩnh để giải quyết toàn bộ các vấn đề. Khi khối lượng công việc quá nhiều, họ cũng phải sắp xếp mọi thứ thật logic và giải quyết lần lượt từng việc theo mức độ ưu tiên.
Họ là “đầu tàu”, vì vậy không thể gây rối trận tuyến. Nếu không những nhân viên cấp dưới cũng sẽ rơi vào tình trạng hoang mang và không thể xử lý vấn đề. Bạn chắc hẳn đã nghe câu nói “Quân mất tướng như rắn mất đầu” rồi chứ? Vì lý do này mà một RSM phải có kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc để luôn đứng vững trong mọi tình huống!
THAM KHẢO – Kỹ năng đàm phán là gì? Bí quyết để đàm phán thành công
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là loại kỹ năng quan trọng với hầu hết chúng ta. Ngay cả những nhân viên cấp thấp cũng phải cần đến loại kỹ năng này, huống hồ là các quản lý cấp cao như RSM. Ngành bán hàng vốn được ví von là “làm dâu trăm họ”, dù ở vị trí cao như RSM đi chăng nữa thì về bản chất bạn vẫn là một người bán hàng.
Vì vậy, bạn phải học được kỹ năng giao tiếp khéo léo với khách hàng cũng như các đối tác. Ngay cả với những người thuộc phe ta như đồng nghiệp hay cấp dưới thì bạn cũng phải vận dụng kỹ năng giao tiếp để họ hiểu được suy nghĩ, mong muốn của bạn và vui lòng cố gắng để đạt được kỳ vọng của bạn.
XEM THÊM: Kỹ năng tiếp cận khách hàng cần nắm rõ nếu muốn trở thành tỷ phú
Trên đây là bài viết tổng hợp của chúng tôi về vị trí RSM. Bạn chắc hẳn đã hiểu được RSM là gì, nhiệm vụ họ cần đảm nhiệm, những tố chất họ cần có… Vậy đây có phải là vị trí mơ ước của bạn không? Nếu có thì hãy trau dồi khả năng của bản thân và cố gắng phấn đấu để chạm tay vào giấc mơ của mình bạn nhé!
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Quản lý vùng tiếng anh là gì ? Mô tả công việc của RSM 2021. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn