nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Cùng xem nghiệp vụ ngân hàng thương mại trên youtube.

nghiệp vụ ngân hàng thương mại

công ty nghiệp vụ ngân hàng thương mại đơn vị
Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại

Tìm hiểu về các nghiệp vụ ngân hàng thương mại về tài sản nợ huy động vốn, nghiệp vụ tài sản có sử dụng vốn để hiểu hơn về cách vận hành của ngân hàng thương mại

>>Xem thêm: Kế toán ngân hàng thương mại

1. Nghiệp vụ tài sản Nợ – Huy động vốn

Đây là nghiệp vụ huy động, tạo nguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng thương mại. Hoạt động huy động vốn được phản ánh thông qua cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm: khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp

1.1. Vốn của ngân hàng

Vốn của ngân hàng là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng. Nó bao gồm vốn tự có và vốn coi như tự có.

a. Vốn tự có gồm:

+ Vốn điều lệ: Là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi ngân hàng thương mại được thành lập. Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Vốn điều lệ có thể do nhà nước cấp nếu đó là ngân hàng thương mại quốc doanh, có thể là vốn đóng góp của cổ đông nếu là ngân hàng thương mại cổ phần. Trên thế giới, vốn của hầu hết các ngân hàng thương mại dưới dạng vốn cổ phần do các cổ đông đóng góp. Đứng về mặt hạch toán, ngân hàng thương mại cổ phần coi số vốn cổ phần là phần vay nợ từ các cổ đông. Do vậy, việc huy động vốn để thành lập ngân hàng cổ phần cũng được coi là nghiệp vụ vay nợ.

Vốn điều lệ được sử dụng vào mục đích mua sắm tài sản, trang thiết bị ban đầu cần thiết cho hoạt động của ngân hàng; góp vốn liên doanh; cho các thành phần kinh tế vay và thực hiện các dịch vụ khác của ngân hàng. khoá học xuất nhập khẩu

+ Quỹ dự trữ: Quỹ dự trữ của ngân hàng được hình thành từ 2 quỹ: Quỹ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro. Các quỹ này được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng. Việc hình thành các quỹ này nhằm làm tăng vốn tự có của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo an toàn trong kinh doanh. ke toan san xuat

b. Vốn coi như tự có

Vốn coi như tự có bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng. Đây là những khoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chi tiêu nhất định nhưng tạm thời chưa được sử dụng, ví dụ: lợi nhuận chờ phân bổ, tiền lương chưa đến hạn thanh toán hoặc các quỹ chuyên dùng chưa sử dụng đến như quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ khấu hao tài sản cố định…

Vốn của ngân hàng thường chiếm tỉ trọng nhỏ (không quá 10%) trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng nắm giữ nhưng lại là nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt vì nó phản ánh thực lực tài chính của ngân hàng, do vậy nó quyết định qui mô hoạt động của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tiến hành kinh doanh, thu hút những nguồn vốn khác và cho vay. Nó được ví như một cái đệm để chống đỡ sự giảm giá trị của những tài sản có của ngân hàng, sự giảm giá trị có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản.

1.2. Vốn tiền gửi

Đây là nguồn vốn quan trọng nhất trong số vốn thu hút từ bên ngoài của các ngân hàng thương mại, bao gồm:

a. Tiền gửi không kỳ hạn

Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào c & b

Tiền gửi không kỳ hạn được để trong các tài khoản gọi là tài khoản vãng lai. Người gửi tiền có thể gửi thêm tiền vào hoặc rút tiền ra khỏi tài khoản bất cứ lúc nào.

Do tính chất có thể rút ra bất cứ lúc nào nên dạng tiền gửi này thường chỉ được hưởng lãi suất rất thấp hoặc không được ngân hàng trả lãi nhưng đổi lại người gửi tiền được sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng

Với loại tiền gửi này, người gửi không nhằm mục đích hưởng lãi mà chủ yếu là nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng. tự học kế toán thuế

Chính vì vậy mà loại tiền gửi này còn được gọi là tiền gửi thanh toán.

Hầu hết các tài khoản vãng lai đều ở dạng tài khoản có khả năng phát séc, tức là ngân hàng cho phép người chủ tài khoản được phép phát hành séc để thanh toán. Chúng thường tồn tại dưới các dạng sau:

  • Tài khoản séc: Đây là dạng tài khoản tiền gửi có khả năng phát séc phổ biến nhất. Ban đầu luật các nước không cho phép trả lãi cho tiền gửi loại này, nhưng về sau thì được trả lãi nhưng rất thấp. Có hai loại tài khoản séc: tài khoản séc của các doanh nghiệp và tài khoản séc cá nhân.
  • Tài khoản NOW: Về bản chất đây là một dạng tài khoản tiền gửi cho phép phát hành séc nhưng vẫn được hưởng lãi. Nó ra đời trong thời kỳ Luật các nước không cho phép trả lãi cho tài khoản séc.
  • Tài khoản NOW cao cấp cách dùng hàm sumif
  • Tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ: Tiền gửi loại này được dùng để đầu tư vào thị trường tiền tệ và cho phép những người chủ tài khoản được phép ký phát séc.
  • Tài khoản ATS: Cho phép chủ tài khoản phát hành séc đồng thời có khả năng tự động chuyển tiền đến tài khoản này từ một tài khoản đang hưởng lãi như tài khoản tiền gửi tiết kiệm.

Ở Việt nam, tài khoản séc thường được gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán, bao gồm tài khoản thanh toán dùng cho các doanh nghiệp và tài khoản thanh toán cho cá nhân.

>>Tham khảo: Phân tích về nguồn vốn của doanh nghiệp

b. Tiền gửi có kỳ hạn

Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một thời hạn nhất định từ một vài tháng đến vài năm.

Mức lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nhưng những người gửi tiền loại này không được hưởng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Mục đích chủ yếu của những người gửi tiền có kỳ hạn là để lấy lãi.

Về nguyên tắc, tiền gửi có kỳ hạn không được rút ra trước thời hạn, song để cạnh tranh lôi kéo khách hàng, các ngân hàng vẫn cho phép được rút. Tuy nhiên người gửi tiền rút trước hạn sẽ phải chịu một khoản phạt, chẳng hạn chỉ được hưởng lãi suất bằng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn hoặc không được hưởng lãi, tuỳ theo qui định của từng ngân hàng trong từng thời kỳ.

Ở các nước phát triển, tiền gửi có kỳ hạn thường dưới dạng các chứng chỉ tiền gửi, còn ở Việt nam tiền gửi có kỳ hạn thường dưới hai dạng:

  • Tiền gửi có kỳ hạn theo tài khoản.
  • Tiền gửi có kỳ hạn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng. Trong hình thức này, ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ để huy động vốn thường nhằm các mục đích đã định. Kỳ phiếu được phát hành theo hai phương thức: tin học văn phòng

o Phát hành theo mệnh giá: trong hình thức này người mua trả tiền mua kỳ phiếu theo mệnh giá đã được ghi trên kỳ phiếu. Khi đến hạn ngân hàng sẽ hoàn trả vốn gốc và thanh toán lãi cho người mua kỳ phiếu.

o Phát hành dưới hình thức chiết khấu: trong hình thức này người mua sẽ trả số tiền mua kỳ phiếu bằng mệnh giá trừ đi khoản lãi mà họ được hưởng. Khi đến hạn, ngân hàng sẽ hoàn trả cho khách hàng theo mệnh giá của kỳ phiếu. Như vậy, trong trường hợp này, khách hàng đã được trả lãi trước.

c. Tiền gửi tiết kiệm

Là khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ.

Các mức lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn gửi được ngân hàng công bố sẵn. Các kỳ hạn thường là 1, 3, 6, 9, 12 tháng hoặc trên 1 năm (18, 24 tháng v.v..).

Hình thức phổ biến và cổ điển nhất của tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ.

Xem Thêm : thay doi man hinh may tinh

Khi gửi tiền, ngân hàng cấp cho người gửi một cuốn sổ dùng để ghi nhận các khoản tiền gửi vào và tiền rút ra. Quyển sổ này đồng thời có giá trị như một chứng thư xác nhận về khoản tiền đã gửi. Ngoài ra, còn có những hình thức khác như chứng chỉ tiết kiệm, trái phiếu tiết kiệm.

Ở Việt nam, tiền gửi tiết kiệm bao gồm ba loại sau:

  • Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể gửi vào và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần báo trước cho ngân hàng. Ngân hàng trả lãi cho loại tiền gửi này nhưng rất thấp
  • Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi cố định trước. Loại tiền gửi này cũng tương tự như tiền gửi có kỳ hạn ở các điểm: không được phép rút trước hạn, được hưởng lãi cao hơn các dạng tiền gửi không kỳ hạn và không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Với dạng tiền gửi này, người gửi chỉ được gửi tiền vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đến hạn. Không cho phép bổ sung thêm vào số tiền đã gửi khi chưa hết hạn.

Mỗi lần gửi được coi là một khoản tiền gửi riêng biệt. Mức tối thiểu của mỗi lần gửi tiền do từng ngân hàng qui định.

  • Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn nhằm mục đích xây dựng nhà ở. Những người gửi tiền ngoài hưởng lãi còn được ngân hàng cho vay nhằm bổ sung thêm vốn cho mục đích xây dựng nhà ở. Mức cho vay tối đa bằng số dư tiền gửi tiết kiệm.

Lý do phải tách riêng tiền gửi tiết kiệm ra mà không xếp vào hai dạng tiền gửi trên mặc dù tính chất của chúng rất giống nhau là vì đây là tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, là tài sản tích luỹ của quốc gia, được xem là nguồn vốn nội lực của đất nước, cho nên cần có chính sách ưu tiên bảo vệ.

Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng, chiếm hơn 50% số tài sản nợ của ngân hàng. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định vì ngân hàng nắm được những kỳ luân chuyển của vốn, và vì vậy ngân hàng có thể dùng để cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn đều được.

Vốn tiền gửi là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn của ngân hàng thương mại, là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng kinh doanh. Nó phản ánh bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay. Chính vì vậy người ta gọi ngân hàng thương mại là ngân hàng tiền gửi.

1.3. Vốn đi vay

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng còn có thể vay vốn từ Ngân hàng Trung ương hay các tổ chức tín dụng khác84, hoặc từ thị trường tài chính trong và ngoài nước.

a. Vay từ NHTW

Bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi được ngân hàng trung ương cho phép thành lập hoạt động đều hưởng quyền vay tiền tại NHTW trong trường hợp thiếu hụt dự trữ hay quá thiếu tiền mặt.

Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại chủ yếu dưới hai hình thức, đó là:

  • Chiết khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá
  • Cho vay thế chấp hay ứng trước

Do vậy loại vay này được gọi là tiền chiết khấu hay tiền ứng trước.

Ở Việt nam hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt nam áp dụng ba hình thức cấp tín dụng, đó là:

  • Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác85.
  • Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
  • Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Thường là các hồ sơ cung cấp tín dụng hỗ trợ theo yêu cầu của nền kinh tế như: thu mua lương thực, nông sản; dự trữ vật tư, nguyên liệu; sản xuất hàng hoá xuất khẩu thuộc diện ưu tiên….

>>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học xuất nhập khẩu

b. Vay ngắn hạn các khoản dự trữ của các tổ chức tín dụng khác

Mục đích chính của loại vay này là nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theo qui định của NHTW.

Trong quá trình hoạt động, một số ngân hàng thương mại có những ngày cho vay quá nhiều dẫn đến sự thiếu hụt dự trữ bắt buộc tại NHTW. Trong khi đó lại có một vài ngân hàng thương mại khác thừa dự trữ. Để đảm bảo dự trữ theo qui định của NHTW, ngân hàng thương mại thiếu hụt dự trữ sẽ vay của ngân hàng thương mại có dự trữ dư thừa.

Thời hạn của loại cho vay này rất ngắn, thường không quá một tuần.

c. Vay từ các công ty

Ở các nước phát triển, ngân hàng thương mại còn có thể vay trực tiếp từ các công ty:

  • Vay ngắn hạn bằng các Hợp đồng mua lại: Hợp đồng mua lại là hợp đồng trong đó ngân hàng bán các tín phiếu kho bạc mà mình đang nắm giữ cho các tổ chức kinh tế đang tạm thời thừa tiền mặt, có kèm theo điều khoản mua lại số tín phiếu đó sau một vài ngày hay một vài tuần với mức giá cao hơn. Về thực chất đây là một công cụ để vay nợ ngắn hạn của các ngân hàng trong đó sử dụng tín phiếu kho bạc làm vật thế chấp.

Hợp đồng mua lại là một hình thức giải quyết vấn đề kẹt tiền mặt cấp thời cho ngân hàng thương mại. Lượng tiền mặt thu được từ hợp đồng mua lại được xem như một khoản vay nợ ngắn hạn. Ở các nước phát triển hiện nay, thời gian bán tối đa của hợp đồng này thường không quá hai tuần.

  • Vay từ công ty mẹ: Ở các nước phát triển, một công ty hoặc tập đoàn kinh doanh có thể là chủ của một hoặc nhiều ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu hay giấy nợ để vay tiền từ thị trường, nó sẽ chịu sự quản lý và ràng buộc của NHTW về dự trữ, lãi suất và thủ tục. Trong khi đó, nếu công ty mẹ thực hiện điều này, nó không phải bị ràng buộc về dự trữ, lãi suất, số lượng do NHTW qui định, vì bản thân nó không phải là một ngân hàng. Do vậy, các công ty mẹ của ngân hàng thường thay thế nó phát hành trái phiếu, cổ phiếu công ty hay các loại thương phiếu để huy động vốn, sau đó chuyển vốn huy động được về cho ngân hàng hoạt động dưới hình thức cho vay lại.

d. Vay từ thị trường tài chính trong nước

Các ngân hàng thương mại có thể vay từ thị trường tài chính thông qua phát hành các chứng từ có giá như:

  • Chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng: Đây thực chất là các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn86, có thể mua đi bán lại trên thị trường khi chưa đáo hạn. Thời gian đáo hạn của loại chứng chỉ này thường không quá 6 tháng kể từ ngày phát hành.
  • Trái phiếu ngân hàng: Đây là một công cụ vay nợ dài hạn của ngân hàng từ thị trường chứng khoán. Thời hạn vay thường từ 2 năm trở lên. Loại này có thể mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán khi chưa đáo hạn.

e. Vay nước ngoài

Các ngân hàng thương mại cũng có thể tìm kiếm nguồn vốn hoạt động từ việc phát hành phiếu nợ để vay tiền ở nước ngoài. Do loại tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế hiện nay là USD cho nên vay tiền ở nước ngoài thường vay bằng USD.

Vốn vay đã trở thành một nguồn vốn quan trọng hơn của ngân hàng trong thời gian qua.

1.4. Các nguồn vốn khác

  • Vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn uỷ thác đầu tư để cho vay theo các chương trình, dự án xây dựng v.v…
  • Vốn hình thành trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, ví dụ như trong nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp (tiền gửi của các ngân hàng khác để nhờ thanh toán hộ), trong nghiệp vụ trung gian của ngân hàng (tiền gửi của khách hàng để đảm bảo thanh toán trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ – L/C).

2. Nghiệp vụ tài sản Có – Sử dụng vốn

Nghiệp vụ kế toán tài sản có của Ngân hàng thương mại bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến việc sử dụng các khoản vốn huy động được từ Nghiệp vụ tài sản nợ.

2.1. Nghiệp vụ ngân quỹ

Với mục đích đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên, ngân hàng luôn giữ một lượng tiền mặt dưới các dạng sau:

+ Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng (vault cash): tuỳ theo qui mô hoạt động, tính thời vụ, các ngân hàng phải duy trì mức tồn quỹ tiền mặt để thực hiện chi trả trong ngày.

+ Tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại khác: để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng.

+ Tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương: bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc theo qui định của NHTW và tiền gửi thanh toán để phục vụ các hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng thông qua vai trò trung gian thanh toán của NHTW.

+ Tiền mặt trong quá trình thu: là khoản phát sinh do quan hệ thanh toán vãng lai giữa các ngân hàng, khi ngân hàng đã ghi vào bên nợ nhưng thực chất lại chưa nhận được tiền. Ví dụ một tờ séc được phát ra từ một tài khoản ở ngân hàng A, được gửi vào ngân hàng B và số tiền ở séc này còn chưa đến ngân hàng B. Tờ séc này được coi như là tiền mặt trong quá trình thu, nó là một tài sản Có đối với ngân hàng B vì ngân hàng B có quyền đòi ở ngân hàng A số tiền đó và số tiền này sẽ được thanh toán sau một ít ngày

(ngân hàng B đã ghi có cho tài khoản tiền gửi của khách hàng, ghi nợ ngân hàng nhưng số tiền đó chưa đến ngân hàng nên phải ghi nợ vào tài khoản để đối ứng).

Ngoài tiền mặt, ngân hàng còn giữ các chứng khoán ngắn hạn, có tính lỏng cao để có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng khi cần như tín phiếu, thương phiếu v.v…

Lượng tiền mặt trong nghiệp vụ ngân quĩ này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và tỷ trọng này đang bị giảm dần (ở Mỹ năm 1960 nó chiếm 20% tổng tài sản có, năm 1990 tỷ lệ này chỉ còn 7%).

2.2. Nghiệp vụ cho vay

Xem Thêm : biên phiên dịch tiếng anh là gì

Hoạt động cho vay được xem là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân hàng trung gian nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Hoạt động cho vay rất đa dạng và phong phú. Có thể nêu một số loại hình chủ yếu sau:

+ Cho vay ứng trước: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cung cấp cho người đi vay một khoản tiền vay nhất định để sử dụng trước. Người đi vay chỉ phải trả lãi vào lúc hoàn trả vốn gốc. Cho vay ứng trước có hai loại:

  • Cho vay ứng trước có bảo đảm:

o Bảo đảm bằng các động sản như hàng hoá, tài sản hay chứng từ – Cho vay cầm cố: là cho vay trên cơ sở cầm cố tại ngân hàng các tài sản, có thể là hiện vật như vật tư hàng hoá, hoặc là giấy tờ như các giấy sở hữu hàng hoá, các chứng từ thanh toán (bộ chứng từ đòi tiền người nhập khẩu gồm B/E, chứng từ gửi hàng), chứng từ có giá (thương phiếu, chứng khoán,..), thậm chí cả vàng, bạc, đá quí, ngoại tệ… Số tiền cho vay bằng một tỷ lệ phần trăm của giá trị tài sản cầm cố, tỷ lệ này cao hay thấp là tuỳ vào quan hệ của ngân hàng và khách hàng, vào uy tín của khách hàng. Ngân hàng sẽ quản lý tài sản cầm cố trong suốt thời hạn vay và chỉ hoàn lại khi thu đủ nợ (gốc và lãi). Trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn, ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố để thu nợ.

o Bảo đảm bằng bất động sản như đất đai, nhà cửa – Cho vay thế chấp: là cho vay trên cơ sở nắm giữ các giấy tờ chứng thực quyền sở hữu hợp pháp về bất động sản đem thế chấp. Cho vay thế chấp khác với cho vay cầm cố ở chỗ trong thời hạn vay người đi vay vẫn được phép sử dụng tài sản thế chấp, ngân hàng chỉ nắm giữ hồ sơ gốc.

o Bảo đảm bằng sự bảo lãnh của bên thứ ba – Cho vay có bảo lãnh: Bên bảo lãnh sẽ lập hồ sơ bảo lãnh tại ngân hàng và cam kết hoàn trả nợ nếu bên đi vay không có khả năng thanh toán.

Ngân hàng cũng có thể đề nghị bên bảo lãnh phải có tài sản cầm cố hoặc thế chấp tại ngân hàng.

  • Cho vay ứng trước không có bảo đảm: là cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng mà không cần có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc sự bảo lãnh. Do vậy còn gọi là cho vay tín chấp. Trong trường hợp này, ngân hàng quyết định cho vay thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu như mức vốn tự có, lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp, triển vọng của doanh nghiệp cũng như năng lực, phẩm chất của những người quản lý công ty… Trên thực tế đó là các khách hàng uy tín, có quan hệ thường xuyên với ngân hàng hoặc những doanh nghiệp lớn.

+ Cho vay thấu chi: là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trong đó Ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt quá số tiền dư trên tài khoản vãng lai trong một hạn mức và thời hạn nhất định trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng.

Khác với cho vay ứng trước, mức tín dụng thoả thuận trong cho vay thấu chi chưa phải là khoản tiền ngân hàng cho vay mà chỉ khi nào khách hàng sử dụng (thấu chi) thì mới được coi là tín dụng được cấp phát và bắt đầu tính tiền lãi.

Hình thức cho vay này thường chỉ được áp dụng cho những khách hàng có khả năng tài chính mạnh và có uy tín.

+ Cho vay chiết khấu: Là cho vay dưới hình thức Ngân hàng thương mại mua lại các thương phiếu chưa đến hạn trả tiền với giá thấp hơn số tiền ghi trên thương phiếu.

Khi đến hạn trả tiền thì Ngân hàng sẽ đòi toàn bộ số tiền ghi trên thương phiếu ở người trả tiền thương phiếu. Phần lãi của ngân hàng chính là khoản chênh lệch giữa giá mua và số tiền ghi trên thương phiếu.

Lãi suất chiết khấu được tính toán căn cứ vào mức lãi suất trên thị trường, chi phí thu tiền thương phiếu, mức độ trượt giá, rủi ro không đòi được tiền thương phiếu

Cần lưu ý là tiền lãi trong cho vay chiết khấu không được tính trên số vốn mà người đi vay được sử dụng như cho vay ứng trước mà trên thực tế lại được tính trên tổng lãi và vốn gốc.

+ Tín dụng uỷ thác thu hay bao thanh toán (Factoring): là nghiệp vụ trong đó công ty “factor” – công ty con của ngân hàng – cam kết mua lại các khoản thanh toán chưa tới hạn phát sinh từ những hoạt động xuất khẩu, cung ứng hàng hoá và dịch vụ với giá chiết khấu. Các khoản nợ này thường là ngắn hạn (từ 30 đến 120 ngày).

+ Cho vay thuê mua (Leasing): còn được gọi là tín dụng thuê mua, là hình thức tín dụng trung, dài hạn được thực hiện thông qua việc cho thuê tài sản như máy móc, thiết bị, các động sản và bất động sản khác. Ngân hàng sẽ dùng vốn của mình để mua tài sản theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được huỷ bỏ hợp đồng trước hạn. Khi hết thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó tuỳ theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. Đây chính là một nghiệp vụ cho vay, bởi vì thay cho việc cho vay bằng tiền để khách hàng mua tài sản, ngân hàng đã đứng ra mua và cho thuê lại. Số tiền thuê phải bù đắp được chi phí khấu hao, chi phí tài chính (ứng với lãi của số vốn ngân hàng bỏ ra mua tài sản), chi phí quản lý, lãi của người cho thuê (ngân hàng).

Trong thực tế, các ngân hàng thường thành lập một công ty con chuyên trách nghiệp vụ này gọi là công ty tài chính thuê mua.

+ Cho vay bằng chữ ký: là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng không trực tiếp cho khách hàng vay bằng tiền nhưng bằng uy tín (chữ ký) của mình, ngân hàng tạo điều kiện để khách hàng sử dụng vốn vay của người khác và đảm bảo thanh toán hộ khách hàng. Chính vì vậy, mặc dù là một hình thức tín dụng nhưng trong hạch toán, nó không làm thay đổi bảng quyết toán tài sản của ngân hàng mà được hạch toán ngoại bảng. Có hai hình thức:

  • Nghiệp vụ chấp nhận: Hiện nay, trong thương mại quốc tế, thương phiếu được sử dụng rất phổ biến. Song trong một số trường hợp độ tin cậy và khả năng thanh toán của người mua chịu chưa được đảm bảo, vì vậy các thương phiếu cần có sự chấp nhận trả tiền hoặc bảo đảm trả tiền của các ngân hàng lớn, có uy tín thì nó mới được lưu thông một cách dễ dàng. Nghiệp vụ chấp nhận chia ra làm hai loại: chấp nhận trả tiền và đảm bảo trả tiền:

o Chấp nhận trả tiền là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại cho phép người bán có quyền ký phát hối phiếu đòi tiền ngân hàng chấp nhận. Thông thường, muốn được hưởng loại chấp nhận này, người mua phải đem tiền mặt nộp vào ngân hàng trước ngày hối phiếu đến hạn thanh toán. Nghiệp vụ này được áp dụng phổ biến trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

o Bảo đảm trả tiền là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại chỉ đảm bảo khả năng thanh toán của người vay nợ, còn người có nghĩa vụ trả tiền ghi trong hối phiếu phải trực tiếp trả tiền cho người hưởng lợi hối phiếu. Chỉ trừ khi người vay nợ không có khả năng thanh toán thực sự thì ngân hàng chấp nhận mới đứng ra thanh toán cho người hưởng lợi mà thôi.

  • Nghiệp vụ bảo lãnh: Là nghiệp vụ trong đó ngân hàng đứng ra cam kết bằng văn bản (gọi là thư bảo lãnh) rằng sẽ thực hiện một nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện được nghĩa vụ đó. Có nhiều hình thức bảo lãnh như bảo lãnh để tham gia dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh chất lượng sản phẩm theo hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả vốn vay…

+ Cho vay tiêu dùng: là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Tín dụng tiêu dùng thường dưới hình thức cho vay để mua trả góp (tín dụng trả góp) hoặc cho vay qua việc phát hành thẻ tín dụng.

Nghiệp vụ cho vay được xem là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng thương mại. Nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản mục thuộc tài sản Có của ngân hàng (khoảng 70%).

2.3. Nghiệp vụ đầu tư

Là nghiệp vụ mà Ngân hàng thương mại dùng vốn của mình mua các chứng khoán (các chứng khoán chính phủ và một số chứng khoán công ty lớn – luật của Mỹ không cho phép ngân hàng được phép nắm giữ cổ phiếu) hoặc đầu tư theo dự án.

Ở Việt nam, Luật các Tổ chức tín dụng còn cho phép các ngân hàng được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hay của các tổ chức tín dụng khác.

2.4. Những tài sản có khác

Đó là những vốn hiện vật như trụ sở làm việc, máy móc, trang thiết bị dùng cho hoạt động do ngân hàng sở hữu.

3. Nghiệp vụ trung gian

Nghiệp vụ trung gian là nghiệp vụ mà Ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng thực hiện việc thanh toán hay các uỷ thác khác để thu lệ phí. Nghiệp vụ trung gian chủ yếu gồm:

3.1. Nghiệp vụ chuyển tiền – Thanh toán hộ

Là nghiệp vụ mà Ngân hàng nhận sự uỷ thác của khách hàng, dùng phương tiện mà khách hàng yêu cầu để chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa điểm quy định trong hay ngoài nước. Về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ này được thực hiện thông qua các phương tiện lưu thông tín dụng như séc, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền v.v… khóa học quản trị nhân sự

3.2. Nghiệp vụ thu hộ

Là nghiệp vụ mà Ngân hàng thương mại nhận sự uỷ thác của khách hàng để thu hộ các khoản tiền căn cứ vào các chứng từ của khách hàng giao như séc, thương phiếu, các chứng khoán.

Khi tiến hành nghiệp vụ này, ngoài việc thu thủ tục phí của khách hàng, ngân hàng còn có thể tranh thủ sử dụng số tiền của khách hàng.

3.3. Nghiệp vụ tín thác

Là nghiệp vụ mà Ngân hàng thương mại nhận sự uỷ thác của khách hàng, đứng ra mua bán hộ khách hàng các loại chứng khoán, kim loại quý, ngoại hối hoặc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức hay cá nhân theo hợp đồng (ví dụ tài sản đang tranh chấp, tài sản thanh lý trong quá trình phá sản, tài sản của cô nhi, quả phụ v.v…).

3.4. Nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp

Là nghiệp vụ mà các ngân hàng thương mại thu chi hộ lẫn nhau trên cơ sở ngân hàng này mở một tài khoản vãng lai tại ngân hàng kia và việc thanh toán giữa hai ngân hàng được tiến hành theo định kỳ sau khi đã bù trừ những khoản tiền mà hai bên đã thu chi hộ cho nhau trong thời gian của định kỳ đó.

Trong nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp, các ngân hàng không thu thủ tục phí. Khi tiến hành thu chi hộ, nếu trên tài khoản vãng lai không còn tiền thì ngân hàng này sẽ cung cấp tín dụng cho ngân hàng kia theo phương thức tín dụng cho vay vượt chi

Bài viết các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia của Phân tích tài chính. Cảm ơn sự theo dõi của các bạn!.

Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ kế toán các bạn nên đăng ký khóa học kế toán tổng hợp thực hành, hay tìm hiểu về từ cơ bản đến chuyên sâu về phân tích báo cáo tài chính thì có thể tham khảo khóa học tài chính cho người không chuyên, trong khóa học này sẽ được những kế toán trưởng, những chuyên gia về tài chính hướng dẫn chi tiết.

học xuất nhập khẩu ở hà nội

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc

Lời kết: Trên đây là bài viết nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Cách viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn chuyên nghiệp

Cách viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn chuyên nghiệp

Sau buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng, bạn đừng quên gửi thư cảm ơn nhé vì đơn thuần chỉ là trả lời email phỏng…

Cách khắc phục lỗi save trong word 2010 mà bạn nên biết

Cách khắc phục lỗi save trong word 2010 mà bạn nên biết

https://www.youtube.com/watch?v=lASide7oOQkCó thể bạn quan tâm Thương lượng là gì? Ví dụ giải quyết tranh chấp bằng thương lượng Tất tần tật về học excel cơ bản 2010…

Hướng dẫn cách ghi nhật ký chung chi tiết

Hướng dẫn cách ghi nhật ký chung chi tiết

Các số liệu kế toán được theo dõi tại các sổ kế toán. Ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung được nhiều doanh nghiệp…

20 Mẫu đoạn văn tiếng Anh về công việc tình nguyện hay nhất năm 2022

20 Mẫu đoạn văn tiếng Anh về công việc tình nguyện hay nhất năm 2022

https://www.youtube.com/watch?v=Dh_AhY48iGECó thể bạn quan tâm PT là gì? Những điều bạn cần biết về nghề PT Tổng hợp đề thi Gsat và test IQ samsung các năm…

Mẫu lời tri ân khách hàng hay, sâu sắc và ý nghĩa nhất 2022

Mẫu lời tri ân khách hàng hay, sâu sắc và ý nghĩa nhất 2022

https://www.youtube.com/watch?v=zvkH5Z0VN6MCó thể bạn quan tâm Tham vấn là gì? Những vấn cần biết về tham vấn hiện nay Cách viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn…

6 thủ thuật excel cho dân văn phòng hữu ích, dễ thực hiện

Excel là phần mềm cực kỳ hữu ích nhất là trong công việc. Để thao tác với excel được nhanh, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng…