Cùng xem năng lực nghề nghiệp là gì trên youtube.
Có thể bạn quan tâm
- Microsoft Excel 2016/2019 Ứng dụng tạo và làm việc với bảng tính Microsoft Excel
- in lặp lại tiêu đề trong excel 2010
- Thẻ UnionPay là gì? Ngân hàng nào cho phép sử dụng thẻ UnionPay ?
- khôi phục mặc định mở file
- Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên tổ chức Lễ chúc mừng SEVT đạt mốc 700 triệu sản phẩm
Xem thêm:
- Đánh giá năng lực theo chuẩn quốc tế với 10 dạng bài test không thể bỏ qua
- Một vài mẹo nhỏ giúp bạn đạt điểm cao ở bài đánh giá khả năng ngôn ngữ
Mỗi con người đều có năng lực riêng giúp chúng ta trở nên khác biệt trong xã hội. Đối với sự nghiệp, năng lực cũng đóng vai trò như “sức mạnh” đẩy chúng tiến lên phía trước. Đó là lý do việc trau dồi năng lực nghề nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, nhờ có môi trường, kiến thức và những va chạm trong công việc, năng lực của chúng ta sẽ được mài dũa và hoàn thiện. Và để trở thành biểu tượng “From zero to hero” trong doanh nghiệp, chúng ta cần thể hiện tinh thần lạc quan và nỗ lực từng ngày.
Năng lực nghề nghiệp là gì?
Trong cùng một bộ phận luôn có nhân viên tốt và nhân viên tồi. Điểm khác biệt lớn nhất của họ chính là năng lực nghề nghiệp. “Năng lực” chính là tốc độ nhận thức, những kỹ năng mềm và khả năng làm chủ công việc. Nói cách khác, những nhân viên ưu tú thường là người có “năng lực” phù hợp với công việc.
Điều này được phân loại dựa vào sự phù hợp của nhân sự và tính chất công việc đó. Ví dụ, một người nội tâm và ít nói sẽ không có đủ “năng lực” phát huy lĩnh vực kinh doanh. Ngược lại, họ phát triển tốt nhất ở môi trường kỹ thuật, chuyên môn hoá cao.
Năng lực nghề nghiệp là yếu tố có sự dịch chuyển theo thời gian bởi nó bị ảnh hưởng từ thái độ làm việc. Có đến hai phần ba người lao động cho rằng họ đang làm trái ngành. Khi phát hiện bản thân không phù hợp với kiến thức tại trường đại học, họ thường lựa chọn “bẻ lái” sang những lĩnh vực khác. Đôi khi, họ gặt hái được thành công rất lớn. Điều này thể hiện thái độ quyết tâm và năng lực tiềm ẩn của họ.
Bốn loại năng lực nghề nghiệp cơ bản là:
- Năng lực nhận thức: là tư duy, sáng tạo và sự tập trung quan sát.
- Năng lực kỹ thuật, chuyên môn: là kỹ năng cơ bản giúp nhân viên hoàn thành công việc.
- Năng lực giao tiếp, lãnh đạo: là tố chất cần có của nhà lãnh đạo.
- Năng lực tổ chức, quản lý: ảnh hưởng tới quá trình thăng tiến và quyết tâm trong công việc.
Ngoài ra, phẩm chất và sự tiếp thu bẩm sinh là điều khó có thể nhìn ra trong thời gian ngắn. Người tuyển dụng chỉ nắm bắt được các thông tin trong đơn xin việc như học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng. Đối với tư duy tiềm tàng của ứng viên, bộ phận nhân sự khó đánh giá hơn.
Tầm quan trọng của năng lực nghề nghiệp
Xem Thêm : lặp lại tiêu đề trong word 2003
Năng lực ngành nghề là yếu tố bao gồm kiến thức, chuyên môn và hành vi của người lao động. Một nhân viên tốt được đánh giá toàn diện về năng suất lao động và thái độ cố gắng trong công việc. Vì thế, năng lực luôn phát triển theo chiều hướng tích cực hơn.
Ngay từ các vòng tuyển dụng, nhà tuyển dụng cũng không thể đánh giá toàn bộ năng lực của nhân viên. 20% năng lực được phản ánh nhờ quy trình tuyển dụng là phần nổi của tảng băng năng lực ngành nghề. Chính vì thế, việc quan sát và học hỏi sẽ khiến một nhân viên trở nên nổi trội.
Nhờ có thành tích và nỗ lực không ngừng của nhân viên, doanh nghiệp vận hành ổn định và tạo ra lợi nhuận đều đặn. Bên cạnh đó, lãnh đạo tận dụng năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân để tạo nên môi trường làm việc đa dạng – nơi nhân viên được thể hiện quan điểm cá nhân.
Cách rèn luyện năng lực nghề nghiệp theo từng ngành nghề
Mỗi ngành đặc thù cần phương pháp rèn luyện năng lực khác nhau. Hiện nay, các ngành “hot” đang thu hút nhiều nhân lực như công nghệ thông tin, giáo dục, kinh doanh là mũi nhọn cần xây dựng giáo trình nâng cao năng lực ngành nghề.
Năng lực của nhân sự ngành đặc thù công nghệ thông tin
Trong thời đại công nghệ 4.0, máy tính và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ đã đẩy thị trường lao động vào vòng xoáy nhân lực mới. Các kỹ sư công nghệ thông tin trở thành “mỏ vàng” được săn đón bởi rất nhiều doanh nghiệp.
Để hoàn thiện công việc, nhân sự ngành này cần rất nhiều năng lực và chuyên môn khác nhau. Tuy nhiên, năng lực nổi trội nhất ở bất kỳ kỹ sư công nghệ thông tin nào là năng lực chuyên môn.
Việc tiếp thu càng nhiều phương pháp lập trình, mã code, và xu hướng trên thế giới càng giúp nhân sự IT hoàn thành tốt công việc. Lượng thông tin mà các nhân viên này thu nhập cũng lớn hơn so với các ngành nghề khác, bởi cả thế giới đang tập trung khai thác tiềm năng trong ngành này.
Bên cạnh đó, năng lực ngoại ngữ cũng góp phần đánh giá sự tiến bộ của nhân viên IT. Các tài liệu quốc tế hay phần mềm được mã hoá bằng code, tiếng nước ngoài có thể là rào cản với những nhân viên không có nền tảng ngoại ngữ.
Năng lực nghề nghiệp của nhân sự ngành giáo dục
Xem Thêm : kế toán công nợ tiếng anh
Ngành giáo dục là đầu tàu mang lại kiến thức và khả năng hòa nhập cộng đồng cho học sinh. Vì thế, năng lực ngành nghề của giáo viên, giảng viên là yếu tố rất được quan tâm.
Trong số các năng lực nghề nghiệp nói chung, các giáo viên cần chú trọng nhất tới năng lực chuyên môn. Kiến thức, tư duy và khả năng truyền tải góp phần đánh giá một nhân sự giáo dục tiềm năng hay không. Bên cạnh đó, thông tin và giáo trình giảng dạy ảnh hưởng trực tiếp tới thế giới qua của học sinh. Việc hình thành nhân phẩm và đạo đức cũng bắt đầu từ trường lớp và thầy cô. Chính vì thế, chuyên môn là yếu tố không thể tách rời khỏi năng lực ngành giáo dục.
Phương pháp giảng dạy cũng là câu chuyện đem lại nhiều tranh cãi trong cộng đồng. Dư luận xoay quanh cách dạy truyền thống và cải cách giáo dục nhận về nhiều tương tác nhất. Vì thế, để chuẩn bị hành trang tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên cần nắm vững mục tiêu giáo dục hiện đại:
- Học đi đôi với hành
- Lý luận gắn với thực tiễn
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các em học sinh
Năng lực nghề nghiệp của nhân sự ngành kinh doanh
Kinh doanh không phải ngành nghề mới nhưng nó đem lại nguồn nhân lực vô cùng dồi dào. Nhân sự ngành này có thể tận dụng bản năng và năng lực giao tiếp sẵn có để phát triển sự nghiệp. Khả năng ăn nói và ngoại giao chính là chìa khóa giúp nhân viên kinh doanh thành công.
Một số vị trí kinh doanh kỹ thuật sẽ đòi hỏi năng lực chuyên môn. Đặc biệt là ngành sale B2B, máy móc hay thiết bị công nghiệp. Việc trau dồi kiến thức về cơ khí là vô cùng quan trọng. Nó hỗ trợ nhân viên tư vấn chính xác và truyền tải nội dung hữu ích tới khách hàng.
Ngoài ra, nhân viên kinh doanh là nhóm nhân sự có năng lực hoạch định chiến lược tương đối tốt. Họ sắp xếp lịch trình tiếp đón khách hàng và công tác dày đặc và thường không có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. Môi trường nhân viên kinh doanh cạnh tranh khốc liệt là cơ hội để nhân sự ngành này cải thiện năng lực cá nhân. Họ tự kiểm soát cảm xúc, công việc và đối tác của mình một cách toàn diện.
Năng lực nghề nghiệp là sự cân bằng yếu tố chuyên môn và kỹ năng. Nó giúp nhân viên tự đánh giá hiệu suất làm việc và xây dựng phương hướng phát triển bản thân trong tương lai. Bên cạnh đó, năng lực nghề nghiệp cũng giúp doanh nghiệp tạo bước đào cho quy trình đào tạo và thăng tiến. Khung năng lực chính là thước đo cho chiến lược quan trọng trong quản trị nhân sự.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết năng lực nghề nghiệp là gì. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn