Cùng xem List Mentoring là gì? Bí quyết trở thành chuyên gia khai vấn (mentor) giỏi trên youtube.
Mentoring là gì?
Cố vấn (mentoring) là một quá trình quan hệ qua lại và hợp tác theo ý muốn – thường xảy ra nhất giữa quản lý và nhân viên cấp dưới nhằm mục đích phát triển cá nhân, học tập và sự nghiệp của người được cố vấn (mentee). Thông thường, người cố vấn (mentor) và người được cố vấn (mentee) thường cùng nằm trong nội bộ một tổ chức. Mentor thường đóng vai trò là hình mẫu cho mentee và hỗ trợ hướng dẫn để giúp mentee đạt được mục tiêu của mình.
Trong một mối quan hệ mentoring chính thức, giữa đôi bên sẽ đặt ra các mục tiêu thiết thực và có thể đo lường – được xác định dựa trên một số yêu cầu của nhau.
Vì sao cần đến mentoring?
Cùng với coaching, mentoring đang dần trở thành kỹ năng cần thiết dành cho cấp quản lý. Một người cố vấn (mentor) tốt có thể giúp người được cố vấn (mentee) cải thiện đáng kể hiệu quả trong công việc, học hỏi các kỹ năng mới, tự tin hơn và có thể đưa ra quyết định tốt hơn cho quá trình phát triển nghề nghiệp của mình. Về phía mentor, bản thân họ cũng được hưởng nhiều lợi ích, bao gồm sự hài lòng khi thấy người khác tiến bộ; quan điểm thế hệ và văn hóa mở rộng; tăng cường các kỹ năng kỹ thuật, lãnh đạo và giao tiếp; cũng như được trải nghiệm những ý tưởng và tri thức mới.
Đọc thêm: Lợi ích của coaching mà doanh nghiệp không thể bỏ qua
Quan hệ Mentor – Mentee
Xem Thêm : Hướng dẫn, thủ thuật về Thủ thuật văn phòng
Quá trình mentee làm việc chung với mentor có thể trở thành một trải nghiệm vô giá cho cả hai bên. Trong quá trình đó, mentor và mentee có khả năng học hỏi những điều mới về bản thân họ, về lẫn nhau để tiến nhanh hơn tới mục tiêu nghề nghiệp. Thế nhưng, để mối quan hệ này mang lại hiệu quả, mỗi bên cần hiểu rõ vai trò của mình.
Công việc của mentor là:
- Cố vấn và huấn luyện (coach): Cung cấp lời khuyên, hướng dẫn và phản hồi; chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn khi cần thiết; góp ý và quyết định cho các ý tưởng và kế hoạch hành động.
- Động viên tinh thần: Khuyến khích và hỗ trợ mentee thử nghiệm những điều mới; giúp họ vượt ra khỏi vùng an toàn; khen ngợi khi họ đạt thành công; giúp mentee nhận thức rõ khi nào sự việc không diễn ra như kế hoạch.
- Hỗ trợ nguồn lực và đề xuất: Xác định các nguồn lực sẽ giúp mentee phát triển về phương diện cá nhân (ví dụ: giới thiệu sách, hội thảo hoặc các công cụ học tập khác); khuyến khích họ tham gia đội nhóm mở rộng mạng lưới quan hệ.
- Phản hồi: Đưa ra nhận xét thích hợp để phục vụ quá trình phát triển của mentee; thúc đẩy họ chấp nhận rủi ro khi cần thiết; giúp mentee cân nhắc hậu quả tiềm ẩn của các quyết định, hành động nhằm tránh rủi ro và những bất ngờ có thể xảy ra.
Về phía mentee, trách nhiệm của họ bao gồm:
- Xác định mục tiêu học tập và các thước đo thành công cho mối quan hệ mentor – mentee.
- Sẵn sàng lắng nghe phản hồi.
- Chủ động trong quá trình học tập và tự phát triển.
- Lên kế hoạch đối thoại thường xuyên với mentor.
- Tuân thủ các cam kết và chấp nhận rủi ro khi thử nghiệm các lựa chọn mới để hỗ trợ mục tiêu nghề nghiệp và phát triển.
Phân loại mô hình mentoring
- Cố vấn một kèm một: Đây là loại hình cố vấn truyền thống nhất. Thông thường, mentor là một cá nhân có kinh nghiệm hơn được sắp xếp để hỗ trợ một mentee ít kinh nghiệm hoặc trẻ tuổi hơn.
- Cố vấn nhóm: Trong mô hình này, một hoặc một số mentor làm việc với một nhóm mentee. Các trường học và chương trình đào tạo thanh thiếu niên thường áp dụng mô hình này vì có thể không có đủ thời gian hoặc nguồn lực để sắp xếp riêng một mentor cho mỗi học viên.
- Cố vấn đồng nghiệp: Những người tham gia mô hình này thuộc cùng vai trò hoặc bộ phận, hoặc có kinh nghiệm chia sẻ trong cuộc sống nghề nghiệp cũng như cá nhân của họ. Những người ngang hàng này kết hợp với nhau để hỗ trợ lẫn nhau. Hình thức mentoring này có thể diễn ra dưới dạng một nhóm hoặc cố vấn một kèm một.
- E-Mentoring: Với sự phát triển của công nghệ, mối quan hệ cố vấn không cần thiết phải diễn ra trực tiếp nữa. Thông qua phần mềm trực tuyến hoặc thậm chí email, những người tham gia loại hình này có thể kết nối trực tuyến với nhau mà không lo mất liên lạc cá nhân.
- Cố vấn ngược (Reverse Mentoring): Thay vì một chuyên gia cao cấp cố vấn cho nhân viên cấp dưới thì ngược lại, nhân viên cấp dưới sẽ đóng vai trò là mentor cho một mentee là cấp quản lý cao hơn. Mối quan hệ này thường được áp dụng khi một chuyên gia trẻ tuổi cần dạy các kỹ năng hoặc một ứng dụng/ công nghệ mới cho cấp cao cấp hơn.
- Cố vấn tốc độ (Speed Mentoring): Loại hình cố vấn này thường diễn ra như một phần của sự kiện hoặc hội nghị công ty. Mentor sẽ đối thoại liên tục với một nhóm mentee khác nhau và thường chuyển từ người này sang người tiếp theo sau một cuộc họp ngắn. Mentee thường sẽ chuẩn bị trước các câu hỏi để xin lời khuyên từ chuyên gia mentoring.
Đọc thêm: Cách làm việc với thế hệ Millennials – Doanh nghiệp cần lưu ý những gì?
Phương pháp tìm mentor
- Đăng ký tham gia chương trình mentoring: Khi tham gia một chương trình mentoring chính thức, bạn sẽ được kết hợp với một người cố vấn – người này có thể nằm trong tổ chức của bạn, một nhóm xã hội, mạng lưới cựu sinh viên từ những người quen của bạn hoặc một tổ chức phát triển nghề nghiệp mà bạn là thành viên.
- Liên hệ bộ phận Nhân sự: Đặt lịch hẹn với giám đốc nhân sự hoặc giám đốc của bạn và yêu cầu họ giới thiệu bạn với một lãnh đạo cấp cao nội bộ hoặc giám đốc. Lập danh sách những mục tiêu cá nhân, những điều bạn cần phải có từ người cố vấn đã lên kế hoạch từ trước và trình danh sách này cho giám đốc nhân sự của bạn.
- Xác định (những) chuyên gia bạn yêu thích: Tạo một danh sách từ 5-10 người quen và ngưỡng mộ. Hãy xem xét bạn tôn trọng và ngưỡng mộ nhất kinh nghiệm gì của họ. Bạn có thể liên hệ nhiều người cố vấn khác nhau cho từng bộ kỹ năng riêng biệt (ví dụ: kỹ năng nói trước đám đông, viết/ xuất bản sách, phát triển khả năng lãnh đạo, v.v…).
- Liên hệ bạn bè/ đồng nghiệp bạn tin tưởng: Kết hợp với một người nào đó trong mạng lưới bạn bè hoặc đồng nghiệp của bạn. Tốt hơn hết, bạn nên chọn một ai đó hiểu rõ về bạn và có thể truyền đạt tham vọng và mục tiêu của bạn cho người mentor tiềm năng. Bạn cũng nên chuẩn bị trước một người mentor mà bạn đã từng gặp hoặc quen biết ở một mức độ nào đó.
- Thận trọng khi yêu cầu sếp cố vấn cho bạn: Mặc dù trong nhiều trường hợp, sếp của bạn có vẻ là một lựa chọn thích hợp, nhưng việc để sếp làm người cố vấn cho bạn có thể gây ra nhiều bất lợi. Ví dụ, sếp có thể không thành thật nói với bạn rằng rời bỏ công ty là lựa chọn tốt nhất để phát triển sự nghiệp, hoặc họ có thể không khuyến khích bạn yêu cầu tăng lương/ thăng chức vì sợ tốn kém ngân sách. Cần nhớ rằng, mentoring tập trung vào quá trình phát triển lâu dài, không phải hiệu quả ngày một ngày hai.
- Không nhờ người lạ giúp đỡ: Hãy chắc chắn rằng bạn có mối liên hệ nào đó với người mentor chứ không phải chỉ vì ngưỡng mộ mù quáng mà lựa chọn họ.
Xem Thêm : Tìm hiểu về hóa đơn trực tiếp
Tham khảo
1. What is Mentoring? | SkillsYouNeed. dongnaiart.edu.vn/learn/mentoring.html. Truy cập ngày 29/09/2020.
2. What is Mentoring? National Mentoring Resource Center. dongnaiart.edu.vn/index.php/what-works-in-mentoring/what-is-mentoring.html. Truy cập ngày 29/02/2020.
3. What is Mentoring? University of Southampton. dongnaiart.edu.vn/chep/mentoring/what-is-mentoring.page. Truy cập ngày 29/02/2020.
ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email dongnaiart.edu.vn@gmail.com/ dongnaiart.edu.vn@gmail.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết List Mentoring là gì? Bí quyết trở thành chuyên gia khai vấn (mentor) giỏi. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn