Cùng xem kỹ năng nổi bật trong hồ sơ xin việc trên youtube.
Để có thể xin được một công việc tốt thì ngoại trừ kiến thức chuyên môn, việc viết CV là một yếu tố quan trọng và không phải ai cũng tạo được ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng thông qua CV của mình. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn bí quyết làm sao để viết kỹ năng trong CV xin việc “chắc ăn” trúng tuyển. Hãy cùng tham khảo nhé!
Điều chỉnh mục kỹ năng trong CV phù hợp với mô tả công việc
Kỹ năng trong CV bao gồm những khả năng mà bạn có thể làm được và có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Nên trình bày những kỹ năng này sao cho thật phù hợp với yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra, càng phù hợp thì bạn càng có cơ hội được chọn cao hơn những ứng cử viên khác.
Bạn đang xem: kỹ năng nổi bật trong hồ sơ xin việc
Nếu bạn ứng tuyển vị trí liên quan đến công việc quản lý hành chính, bạn hãy đề cập đến các kỹ năng như sử dụng phần mềm Microsoft Office hay các phần mềm truy xuất dữ liệu… Còn nếu nộp đơn với vị trí lập trình thì cần liệt kê khả năng sử dụng ngôn ngữ lập trình như C++, Java, HTML…
Lưu ý rằng bạn chỉ đề cập đến những kỹ năng này khi bạn thực sự có chuyên môn về chúng và đảm bảo đưa ra đầy đủ kỹ năng liên quan nhất. Đối với những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng ở nhiều mảng khác nhau thì bạn có thể phân loại các kỹ năng theo từng mục như kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng máy tính…
Cách phân loại khi trình bày kỹ năng trong CV
Dưới đây là một số cách phân loại các kỹ năng mà bạn có thể trình bày trong mẫu CV sao cho phù hợp nhất:
Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Kỹ năng cứng chính là những gì mà bạn đã được học trong trường lớp hoặc những kỹ năng có thể được định lượng. Còn kỹ năng mềm là khả năng giao tiếp, tương tác cá nhân, mang tính chất tự rèn luyện, ví dụ như kỹ năng truyền thông, làm việc nhóm, xây dựng nhóm…
Nên phân loại kỹ năng hợp lý khi trình bày trong CV
Kỹ năng chuyên môn, tổng hợp và thích nghi
Kỹ năng chuyên môn là khả năng mà bạn được tuyển dụng để làm một công việc đặc biệt. Một số kỹ năng đạt được qua quá trình học tập và đào tạo, một số khác tích lũy qua kinh nghiệm thực tế trong công việc trước đó.
Kỹ năng tổng hợp được rèn luyện trong một môi trường cụ thể nhưng ứng dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Kỹ năng này là kỹ năng mà bạn sử dụng trong mọi công việc.
Kỹ năng thích nghi khó định lượng hơn vì phải dựa vào đặc điểm, tính cách của bạn chứ không qua quá trình đào tạo hay học tập.
Thêm vào các kỹ năng cần có trong CV xin việc
1.Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả luôn được xem là yếu tố then chốt đối với sự phát triển toàn diện của một người, dù là trong công việc hay các mối quan hệ riêng tư. Vì vậy, việc bạn đưa kĩ năng này vào trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn rất cao.
Bạn có thể chứng minh kỹ năng giao tiếp của bạn thông qua những công việc trước đây như : telesale, bán hàng, hay chỉ là tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm..
2.Kỹ năng làm việc nhóm trong CV
Không quan trọng bạn ứng tuyển vào vị trí nào, Hầu hết những công việc hiện này đều yêu cầu cần kỹ năng làm việc nhóm.
Tham khảo: tập đoàn viễn thông quân đội viettel
Xem Thêm : Top kiến thức kế toán cơ bản
Không chỉ biết làm việc nhóm, mà bạn phải có thêm các kỹ năng như phân công công việc cho thành viên, giải quyết những vấn dề xung đột xảy ra giữa các thành viên trong nhóm.
Bạn ứng tuyển vào vị trí Marketing mà kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn vẫn chưa tốt? Để thu hút nhà tuyển dụng bạn hãy đưa kĩ năng làm việc nhóm vào – vì đó là một kĩ năng cực kì quan trọng trong ngành này.
Bạn đã có kinh nghiệm làm việc nhóm chưa? Hãy nhớ đến những lần làm bài tập cùng bạn bè, những công việc part-time hay các hoạt động tình nguyện của bạn.
3.Kỹ năng giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một kỹ năng rất cần thiết trong học tập và việc làm. Vì cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những vấn đề cần phải giải quyết không cái nào giống cái nào, do đó việc rèn luyện để có kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề trong công việc mà còn cả những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
Ví dụ : Bạn đang làm Marketing thì yêu cầu giải quyết vấn đề của bạn là làm sao để quảng cáo hiệu quả hơn. Từ đó bạn cần lên kế hoạch áp dụng đẩy mạnh những kênh quảng cáo nào để quảng cáo của bạn hiệu quả giúp tăng doanh số cho công ty.
4. Kỹ năng sắp xếp và lập kế hoạch
Thời gian với con người là như nhau tuy nhiên làm sao để vận dụng quỹ thời gian đó mang lại hiệu quả công việc cao nhất. Bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt biết sắp xếp và lên kế hoạch chi tiết cho từng công việc. Đó cũng là một trong những kỹ năng Nhà tuyển dụng luôn muốn thấy trong Hồ sơ của ứng viên.
Ví dụ: Với công việc marketing rất đòi hỏi cao kĩ năng lập kế hoạch. Một chiến dịch Marketing chuẩn mực phải có mục tiêu rõ ràng, đối tượng hướng đến cụ thể và phương án làm việc cụ thể cho từng thành viên trong team.
Vì vậy việc bạn thể hiện được kỹ năng này trong CV đó là một điểm cộng rất lơn giúp Nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là một ứng viên tiềm năng phù hợp với vị trí công việc họ đang cần.
5. Kỹ năng phân tích dữ liệu
Không phải cứ làm IT hay tính toán thì mới cần phân tích dữ liệu nhé. Ngay cả người làm Marketing cũng cần phân tích dữ liệu khách hàng cũng như các dữ liệu quảng cáo để đánh giá hiệu quả công việc và độ hài lòng của khách hàng.
Nếu bạn là một người giỏi làm việc với các con số, thì chắc hẳn bạn là người rất khá về kĩ năng này. Tuy nhiên kể cả khi bạn không giỏi về số má lắm nhưng vẫn có kĩ năng tổng hợp vấn đề, thì bạn vẫn là một người có kĩ năng phân tích tốt.
Nếu nhà tuyển dụng hỏi về kĩ năng này của bạn, hãy kể về một lần bạn sử dụng kĩ năng này để tăng lượt view trên blog cá nhân của bạn, hay bạn đã phân tích tình hình ra sao để tăng lượng follower cho Instagram của bạn chẳng hạn.
6. Kĩ năng viết báo cáo
Trong học tập cũng như công việc chắc hẳn chúng ta cũng đã khá quen với việc viết báo cáo rồi. Nó quản lý của bạn nhanh chóng nắm bắt được những công việc bạn đang thực hiện và hiệu quả ở mức độ nào.
Vì vậy ở bất công việc nào thì kỹ năng viết báo thu thập thông tin và trình bày một cách chi tiết với ngôn ngữ dễ đọc dễ hiểu khiến ai nhìn vào cũng có thể hiểu được. Đó là một yêu cầu buộc phải có khi bạn ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào.
Xem thêm: Infusionsoft là gì? Toàn tập về cách sử dụng Infusionsoft bạn cần biết
Xem Thêm : bản đánh giá quá trình làm việc
>> Xem thêm: Mẫu báo cáo công việc đúng chuẩn áp dụng mọi công ty
7. Kỹ năng thích nghi
Nhà tuyển dụng luôn muốn biết bạn có phải là người dễ thích nghi với môi trường làm việc mới hay không. Vì để hoàn thành tốt công việc thì các thành viên trong công ty đều phải đoàn kết hỗ trợ nhau vì mục tiêu chung. Do đó khả năng thích nghi nhanh với môi trường mới của bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Nếu đi phỏng vấn bị hỏi về câu này, hãy kể cho nhà tuyển dụng nghe về một lần bạn đã ‘vượt qua thử thách’ và hoà nhập với một cộng đồng mới như thế nào.
8. Kỹ năng quản lý dự án
Rất nhiều công việc đòi hỏi bạn phải làm leader hoặc quản lý một dự án nho nhỏ. Nếu mà ở trường bạn được làm leader của nhóm học hay đi làm tình nguyện viện được làm trưởng nhóm rồi, thì ít nhiều bạn cũng đã có chút kinh nghiệm về vấn đề này.
Kĩ năng quản lý dự án bao gồm rất nhiều kĩ năng nhỏ hơn bên trong nó, ví dụ như là: kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng làm nhiều việc một lúc, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng thương thuyết chẳng hạn.
Để chứng tỏ mình giỏi những kĩ năng này, tốt nhất bạn nên học dần những phần mềm giao việc thông dụng như Trello, Slack, Google Drive hay Wunderlist chẳng hạn.
9.Kỹ năng máy tính và sử dụng một số phần mềm thông dụng.
Hầu như ở bất kỳ vị trí công việc sử dụng thành thạo Word, Excel.. ở mức cơ bản là yêu cầu cần thiết, bên cạnh đó những kỹ năng sử dụng Internet và Email hiệu quả cũng là những điều nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy trong bản CV của bạn.
Cách sử dụng danh sách các kỹ năng trong CV
Bạn có thể sử dụng các loại kỹ năng này trong CV tìm kiếm việc làm của mình theo những cách sau:
– Sử dụng các từ khóa của kỹ năng trong CV hoặc trong phần diễn tả lịch sử công việc trước đó của bạn.
– Sử dụng trong thư giới thiệu bằng cách đề cập đến một hoặc hai kỹ năng, đưa ra ví dụ cụ thể khi bạn ứng dụng kỹ năng đó vào công việc.
– Sử dụng trong cuộc phỏng vấn. Đây là thời điểm quan trọng để bạn “ghi điểm” với nhà tuyển dụng, vì vậy nên có ít nhất một ví dụ chứng minh bạn từng dùng những kỹ năng hàng đầu này vào việc xử lý vấn đề công việc nào đó.
Bài viết này JOBNOW đã chia sẻ đến bạn cách viết kỹ năng trong CV sao cho ấn tượng và phù hợp nhất với nhà tuyển dụng mà bạn ứng tuyển. Hy vọng bạn sẽ tìm được một công việc thật tốt với những kỹ năng vốn có của bản thân.
Xem thêm:
- Mô hình ASK mức độ quan trọng trong doanh nghiệp
- 3 Mẫu KPI cho phòng hành chính nhân sự hiệu quả nhất 2020
3.3 / 5 ( 3 votes )
Xem thêm: Top 100 mã Excel VBA Macros hữu dụng
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết kỹ năng nổi bật trong hồ sơ xin việc. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn