Cùng xem công thức tính lợi nhuận ròng trên youtube.
Có thể bạn quan tâm
Lợi nhuận ròng là gì? Đây không còn là khái niệm xa lạ đối với bạn đọc. Tuy nhiên đôi khi khái niệm cũng như cách tính lợi nhuận ròng vẫn bị hiểu nhầm. Cách tính lợi nhuận ròng như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những kiến thức liên quan tới lợi nhuận ròng. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
1. Khái niệm lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng (còn được gọi là lãi thuần, thu nhập ròng hoặc có thể lãi ròng) là phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ hết tất cả chi phí dùng cho sản phẩm, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lãi ròng bao gồm cả giá dịch vụ tiêu thụ và giá sản phẩm,… được tính dựa vào chênh lệch giữa chi phí hoạt động kinh doanh và doanh thu.
Lợi nhuận ròng là số tiền còn lại sau khi thanh toán đi tất cả các chi phí của một doanh nghiệp. Thực tế, tính lợi nhuận ròng có thể rất phức tạp trong các tổ chức lớn. Bởi vì cần phân loại, phân bổ doanh thu và chi phí đúng với phạm vi, cũng như nội dung làm việc cụ thể
Tuy nhiên, định nghĩa về thuật ngữ này có thể khác nhau. Ví dụ tại Mỹ, lợi nhuận ròng được kết hợp với thu nhập ròng hoặc có thể là lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất biên lợi nhuận ròng là một tỷ số liên quan đến lợi nhuận ròng. Tỷ suất này được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng theo doanh thu hoặc doanh thu, từ thể hiện khả năng sinh lời theo phần trăm của doanh nghiệp
2. Công thức tính lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Xem Thêm : Sketchup là gì? 5 Ưu điểm Sketchup dân kiến trúc cần phải biết
Trong đó:
- Tổng doanh thu của doanh nghiệp: là số tiền đã trừ đi tiền chiết khấu bán hàng và tiền hoàn lại.
- Tổng chi phí kinh doanh gồm: chi phí nguyên vật liệu, tiền vay kinh doanh, chi phí bán hàng, giao hàng, chi phí mua bán, chi phí sản xuất, tiền thuê nhà, tiền lương cho nhân viên,…
Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế tìm được cách tính lợi nhuận ròng đó là: chỉ cần lấy 0.48 nhân với tổng doanh thu doanh nghiệp.
Ví dụ: Tổng doanh thu của doanh nghiệp A là 200 triệu đồng.
=> Lợi nhuận ròng = 0.48×200 = 96 triệu đồng
Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng là chi phí hoạt động của doanh nghiệp với mức dao động khoảng 5%. Vì vậy nếu giảm mức chi phí hoạt động xuống thấp nhất thì tương tự với việc lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ được tăng lên và ngược lại.
3. Ý nghĩa của lợi nhuận ròng là gì?
3.1 Ảnh hưởng đến công việc nội bộ công ty.
Lợi nhuận ròng là phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty hoặc cổ đông được phép sử dụng, nó sẽ phản ánh đến việc kinh doanh của công ty đó có tốt hay không?
Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc đối với công ty cổ phần, khoản lợi nhuận ròng sẽ là phần để những cổ đông xem xét liệu có nên tiếp tục để người này và người kia quản trị công ty hay không?
3.2 Phục vụ cho việc nghiên cứu và đầu tư.
Trong quá trình đánh giá một công ty có “khỏe” hay không, mà các nhà phân tích sẽ nhìn phần tỷ lệ lãi ròng trên tổng doanh thu. Nếu tỉ lệ lợi nhuận ròng càng lớn chứng tỏ công ty ngày càng phát triển và kinh doanh có lãi. Từ đó mọi người sẽ tin tưởng đầu tư vào công ty nhiều hơn.
3.3 Giúp công ty dễ dàng vay vốn.
Hiển nhiên với một công ty lớn tiền sở hữu của họ phải nhiều, từ đó các ngân hàng sẽ lấy khoản đó để làm chứng minh, sự tín nhiệm nhằm quyết định tiếp tục cho doanh nghiệp vay hay không? Như vậy chúng ta đã hiểu lợi nhuận ròng có tầm quan trọng như thế nào đối với hoạt động 1 doanh nghiệp.
Xem Thêm : quy trình lập báo cáo tài chính
4. Vai trò của lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng là căn cứ để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ số lợi nhuận sau khi trừ thuế càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Tính lợi nhuận ròng cho biết giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số doanh thu doanh nghiệp, từ đó sẽ đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang lãi hay lỗ.
Nếu giá trị sau thuế lớn hơn 0 và càng lớn thì doanh nghiệp lãi càng lớn và ngược lại, nếu giá trị này nhỏ hơn 0 doanh nghiệp đứng trước nguy cơ lỗ vốn và phá sản, đòi hỏi nhà quản trị nhanh chóng tìm ra phương hướng, chiến lược mới cho doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng ở mỗi ngành nghề kinh doanh là không giống nhau.
Do vậy người phân tích tài chính của mỗi doanh nghiệp chỉ có thể so sánh tỷ số này để so sánh doanh nghiệp với tỉ số bình quân toàn ngành hoặc doanh nghiệp khác nhưng cùng ngành và lưu ý phải so sánh trong cùng một thời điểm.
Thuế doanh nghiệp nhìn chung khá cao nên doanh nghiệp cần phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo được lợi ích kinh tế chung đối doanh nghiệp. Đồng thời giảm chi phí hoạt động doanh nghiệp tối đa dưới 30% trên tổng doanh thu của các hạng mục để đảm bảo lợi nhuận được nâng cao.
XEM THÊM: Vốn lưu động ròng là gì? Cách tính đúng quy định nhất
Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho những bạn đang kinh doanh hoặc đang có ý định đầu tư bắt đầu kinh doanh trong tương lai. Hoặc đơn giản giúp công việc của các nhân viên kế toán trở nên dễ dàng hơn nhờ việc hiểu về lợi nhuận ròng.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết công thức tính lợi nhuận ròng. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn