Cùng xem cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng trên youtube.
cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Có thể bạn quan tâm
Phỏng vấn là quá trình trao đổi thông tin giữa hai bên: ứng viên và nhà tuyển dụng, để cả hai có thêm hiểu biết về nhau và đánh giá được sự phù hợp giữa hai bên. Một câu hỏi quen thuộc mà các ứng viên thường gặp trong quá trình phỏng vấn là “Bạn có câu hỏi gì muốn hỏi chúng tôi không?”, “Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin gì không?”. Đừng bao giờ trả lời “Tôi không có thắc mắc nào”. Hãy tìm hiểu thêm về những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng, chúng sẽ giúp bạn ghi điểm đầy ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng đấy.
Tại sao cần chuẩn bị trước những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng?
Có nhiều lý do khác nhau mà ứng viên nên để tâm đến việc chuẩn bị những câu hỏi sẽ hỏi người phỏng vấn. Cách đặt câu hỏi sẽ phản ánh rất chân thật sự quan tâm của ứng viên đến công việc và vị trí họ ứng tuyển. Người phỏng vấn, nhất là những người trực tiếp quản lý nhân sự trong phòng ban sẽ đánh giá rất cao việc ứng viên đặt những câu hỏi liên quan đến công việc chuyên môn hoặc sắp xếp tổ chức trong quá trình làm việc. Những câu hỏi này cho thấy ứng viên thật sự quan tâm và mong muốn có được công việc, vì đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về nó.
Xem thêm việc làm IT Security hấp dẫn tại TopDev
Thêm vào đó, nhờ đã tìm hiểu thông tin đủ nhiều và đã có một số câu hỏi liên quan, khi nhà tuyển dụng trả lời câu hỏi của mình, ứng viên có thể dựa vào các vấn đề đó để khai thác các thông tin liên quan khác. Suy cho cùng, mục đích của việc đặt câu hỏi là để ứng viên có thêm thông tin về công ty mà các tìm kiếm trên mạng không có kết quả.
Do đó, đừng bao giờ đặt ra những câu hỏi mà bạn hoàn toàn có thể tìm được câu trả lời trên internet nhé. Hãy cố gắng khai thác tối đa các thông tin từ hai phía để buổi phỏng vấn trở nên thú vị và suôn sẻ hơn thay vì ứng viên chỉ trả lời những câu hỏi của người phỏng vấn.
Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn
Xem Thêm : Kế toán kho là gì và những công việc kế toán kho phải làm
Như đã đề cập, việc đặt câu hỏi là để khai thác thông tin phục vụ cho công việc và quyền lợi ứng viên. Vậy nên không nên đặt những câu hỏi quá đơn giản, câu trả lời chỉ là có hoặc không.
Đặt những câu hỏi liên quan đến chuyên môn công việc
Việc đặt những câu hỏi về chuyên môn công việc chắc chắn là cần thiết để ứng viên có thể hiểu rõ hơn vị trí mình đang ứng tuyển, bản thân có thể đóng góp gì cho công ty từ kinh nghiệm làm việc của bản thân, và có thể học thêm được những gì mới ở công việc này. Một số mẫu câu hỏi mà bạn có thể tham khảo như:
- Vị trí này có yêu cầu những kỹ năng đặc biệt gì để hỗ trợ cho công việc không?
- Ngoài những gì được mô tả trong JD (Job Description), tôi phải làm thêm những việc nào khác nữa không? Nếu có, những việc đó chiếm bao nhiêu phần trăm trong khối lượng công việc tôi phải đảm nhận?
- Lộ trình công việc của công ty với vị trí này như thế nào?
- Từ kinh nghiệm của những người đi trước, tôi nên duy trì thói quen nào hoặc chuyên môn nào trong công việc để làm tốt hơn?
- Thử thách lớn nhất ở vị trí này là gì?
Xem thêm Những Việc Nên Làm Sau Khi Phỏng Vấn
Đặt những câu hỏi liên quan đến công ty
Công ty nào cũng mong muốn có thể tìm được những nhân viên tài năng và thật sự gắn bó với công ty. Đó cũng là lý do mà nhân sự luôn là phòng ban quan trọng trong việc tìm kiếm nhân tài cho công ty. Đưa ra những câu hỏi liên quan đến công ty và phòng ban làm việc sẽ giúp người phỏng vấn đánh giá được chính xác mong muốn gắn bó của ứng viên với công ty. Và đương nhiên cũng sẽ giúp ứng viên xem xét những mục tiêu của công ty với mục đích nghề nghiệp của bản thân có tương xứng.
Một số câu hỏi ứng viên có thể đặt ra với người phỏng vấn như:
- Xu hướng phát triển của công ty trong 5 năm tới như thế nào? Các sản phẩm mà công ty hướng đến nằm trong lĩnh vực chính yếu nào?
- Điểm mạnh của công ty là gì?
- Phòng ban tôi làm việc chịu trách nhiệm với những công việc nào trong công ty?
- Quy mô nhân sự của phòng ban hiện đang như thế nào?
- Quản lý đánh giá như thế nào về môi trường là việc tại phòng ban cũng như chất lượng nhân sự?
Đặt câu hỏi về quy trình làm việc tiếp theo sau buổi phỏng vấn
Đây chắc chắn là phần quan trọng mà bất cứ ứng viên nào cũng không nên bỏ qua ở cuối mỗi buổi phỏng vấn. Hãy hỏi người phỏng vấn:
- Nếu thông qua buổi phỏng vấn này thì bước tiếp theo của quy trình tuyển dụng là gì?
- Sau bao lâu tôi sẽ nhận được kết quả phỏng vấn?
- Tôi nên giữ liên lạc với ai để nắm được các thông tin sau buổi phỏng vấn này?
Xem Thêm : Hợp đồng lao động: Mẫu chuẩn theo Bộ luật Lao động mới
Yếu tố quan trọng của một buổi phỏng vấn là sự hòa hợp và thái độ giữa hai phía. Ứng viên có thể linh động dựa vào thái độ của người phỏng vấn để hỏi họ những câu hỏi mang tính cá nhân cũng là một lựa chọn không tồi.
- Cá nhân anh/chị đánh giá như thế nào về môi trường làm việc ở công ty?
- Anh/chị đã làm việc ở công ty này bao lâu rồi?
- Anh/chị có nghĩ mình đã thành công và học được nhiều chuyên môn hơn ở công ty không?
Một số lưu ý khi đặt câu hỏi để tránh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng
Bên cạnh những câu hỏi ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng cũng có một số lưu ý trong quá trình đặt câu hỏi khi phỏng vấn để tránh mất điểm. Đừng đặt những câu hỏi mà câu trả lời ứng viên hoàn toàn có thể tìm kiếm trên mạng, đây chắc chắn là yếu tố rất dễ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Việc đặt những câu hỏi như thế này không chỉ khiến hai bên làm mất thời gian của nhau mà còn khiến người phỏng vấn đánh giá thấp sự quan tâm và mong muốn của ứng viên với công ty.
Ngoài ra, ứng viên cũng không nên đặt ra những câu hỏi quá sâu về các hoạt động riêng của công ty. Tốt hơn hết chỉ nên hỏi đến những vấn đề như văn hóa làm việc. Cũng không nên đề cập quá nhiều đến vấn đề lương thưởng nếu nhà tuyển dụng chưa nhắc đến nó. Đừng quá nôn nóng với lương thưởng sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao tinh thần làm việc và mong muốn của bạn hơn.
Mặc dù những vấn đề nên hỏi trong khi phỏng vấn được đề cập ở trên khá nhiều, tuy nhiên bạn nên cân nhắc đặt ra những câu hỏi hợp lí và phù hợp với tình hình công ty. Không nên đặt quá nhiều câu hỏi hay hỏi quá lan man. Hãy hỏi những vấn đề mà bạn cảm thấy quan tâm nhất trong số những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng ở trên để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Những Việc Nên Làm Sau Khi Phỏng Vấn
- Nguyên Tắc 4 KHÔNG Khi Xin Việc Ai Cũng Cần Nhớ
- TOP 7 Dấu Hiệu Giúp Nhận Biết Một Cuộc Phỏng Vấn Thành Công
Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn