Cùng xem Hướng dẫn 15 bước bắt đầu kinh doanh trên youtube.
3.7 / 5 ( 13 votes )
Kiếm những khoản tiền đầu tiên bằng bán hàng có dễ hay không?
Bạn đang xem: hướng dẫn cách kinh doanh
Nếu câu trả lời là “khó” thì chắc chẳng ai dám làm. Nhưng dân gian đã nói rằng “phi thương bất phú”, nên nếu bạn loay hoay mãi vẫn không kiếm được số tiền mong muốn nhờ việc kinh doanh buôn bán, Adam Loc nghĩ không phải tại bạn không hợp kinh doanh, mà vì bạn cố gắng chưa đủ.
Tôi thấy rằng những cuốn sách dạy kiếm tiền, họ dạy những điều quá lớn lao, về sự chuẩn bị tinh thần, về ước mơ, về những canh bạc và sự đầu tư đầy sóng gió. Đọc những cuốn sách đó giúp bạn khí thế trực trào, sẵn sàng xắn tay áo vào một chiến dịch “cuộc đời”. Và thứ “động lực ảo” ấy chỉ tồn tại khoảng vài tuần, trước khi bạn nhận ra là chẳng biết bắt đầu từ đâu, và sau đó từ bỏ.
Nếu bạn hâm mộ những “nhà làm giàu”, đại thương gia hay chuyên gia kinh tế gì đó mở những khóa học trị giá cả chục triệu đồng để dạy bạn kiếm được triệu đô sau vài năm, đưa bạn tới mơ ước về một chiếc Mercedes C250 lái vào trong một căn Penthouse đắt tiền, thì bài viết này không dành cho bạn. Bài viết này dành cho những người mới bắt đầu, thực tế hơn, hiểu hơn về sự phũ phàng của cuộc sống, rằng tiền chẳng bao giờ dễ kiếm cả.
Còn nếu như bạn hiểu rằng việc kiếm tiền bằng cách bán thứ gì đó là việc cần sự đầu tư về thời gian và chất xám, thì chúc mừng, bạn đã nghiêm túc hơn trong việc kiếm tiền, và chúng ta có thể bắt đầu được rồi.
15 bƣớc dưới đây không hề khó làm, nhưng khó để nhớ, vì điều gì cũng vậy thôi, phải làm thì mới nhớ được, đừng lưu lại bài này, đừng bookmark, đừng download nó về. Vì tin tôi đi, tâm lý “để mai đọc” sẽ khiến bạn quên luôn nó.
Bước đầu của chúng ta là gì? Tìm nguồn hàng? Xác định xem bán cái gì ư? Quên nó đi!
B1. TẠO ĐỘNG LỰC CHO BẢN THÂN
Bạn bắt đầu ghen tỵ vì thấy rằng đứa bạn mình bán thứ gì đó, và rất đắt khách. Bạn bỗng dưng cảm thấy tràn đầy năng lượng và động lực để bắt đầu kinh doanh giống như nó. Thật buồn là, thứ năng lượng ấy sẽ biến đi nhanh chóng ngay khi bạn bắt đầu thôi. Cũng giống như mọi khi, bạn bắt đầu và phát hiện ra một đống thứ khó khăn, và bạn dừng lại chỉ sau một vài giấc ngủ.
Người bạn kia cũng đã từng trải qua vô vàn khó khăn, nó cũng là đứa thất bại, chỉ khác với những đứa thất bại khác là nó không dừng lại mà thôi. Vậy nên trước khi bắt đầu, hãy dừng sự nhiệt huyết nhất thời ấy lại, và nghĩ đến việc kinh doanh vào một lúc nào đó mà bạn không bị tác động bởi những điều xung quanh.
Đặt câu hỏi cho bản thân rằng mình có thực sự muốn kinh doanh hay không? Thay vì nghĩ tới một thành quả to lớn, thử cố gắng nghĩ tới một vài điều bất lợi sẽ xảy
đến, và tìm lời giải quyết cho nó. Nghĩ tới những điều tiêu cực, nhưng với tâm thế sẵn sàng giải quyết nó, chứ không phải là để cảm thấy nhụt chí.
Tìm lời khuyên từ những người đi trước, đừng hỏi họ nguồn hàng ở đâu, thay vào đó hãy hỏi họ đã gặp phải những khó khăn gì, họ đã giai quyết nó thế nào. Chia sẻ với họ rằng sẽ thật khó để giữ được lửa trong quá trình buôn bán thứ gì đó, họ sẽ đưa cho bạn một vài lời khuyên hữu ích.
B2. ĐẶT MỤC TIÊU
Sau khi đã xác định “sống chết” với việc kinh doanh của mình, chí ít là trong thời gian ngắn hạn. Hãy bắt đầu đặt mục tiêu cho công việc kinh doanh đó. Bạn muốn kiếm những đồng tiền đầu tiên để đi chơi xa? Đi đâu nhỉ? Đi Thái Lan hết bao nhiêu tiền? Phải rồi! Đó chính là nguồn cảm hứng cho mục tiêu của bạn.
Không nên xác định một mục tiêu vĩ đại ngay khi bắt đầu kinh doanh. Như tôi cũng đã nói vậy, thử cách kiếm được 20 triệu đi đã, rồi đến lúc đó bạn sẽ thấy rằng mình có thực sự đam mê nó không, hay bạn chỉ đam mê xài tiền thôi.
Hơn thế nữa, việc đặt cho mình một mục tiêu quá đỗi lớn lao sẽ khiến bạn mau chóng nản lòng khi đối mặt với những thực tế ngoài kia. Khó khăn sẽ đánh gục bạn, mà tệ hơn là chính những khó khăn do bạn tạo ra, chỉ bởi quá tự tin vào khả năng của bản thân.
Lời khuyên của tôi là hãy đặt một mục tiêu gắn liền với điều gì đó tạo ra niềm vui cho bạn. Làm việc dựa trên niềm yêu thích lúc nào cũng tốt hơn cho những người
khởi đầu, cho tới khi bạn bán cái gì cũng được, thì sở thích của bạn là tiền rồi, lúc đấy mọi chuyện dễ hơn.
Tuyệt! Giờ bạn định hình được một con số “vừa phải” rồi chứ? Hãy cố gắng đạt được con số đó tới cùng nhé.
B3: XÁC ĐỊNH LỢI THẾ CỦA BẢN THÂN
Bạn có biết mình giỏi điều gì nhất không? Thông thường thì bạn sẽ vui khi làm được một việc bạn giỏi. Điều này khá quan trọng trong việc xác định mặt hàng bạn định bán. Kể cả bạn có hay nằm ì ở nhà và xem phim, hãy nghĩ tới lợi thế của mình là hiểu biết về phim ảnh à Hiểu biết về văn hóa và phong cách. Thời trang có thể là lựa chọn dành cho bạn. Áo phông có in hình những người nổi tiếng, hoặc bán những chiếc đĩa Blu-ray chính hiệu dành cho dân ghiền phim cũng là một lựa chọn không tồi.
Tin tôi đi, có vô số thứ để bạn bán, hơn thế nữa lại thuộc về sở thích của bạn, chúng sẽ giúp bạn có hiểu biết hơn người khác khi bán hàng, hay chí ít là cảm thấy hứng thú hơn khi tìm hiểu về chúng.
Có thể bạn quan tâm: Cách đăng ký và hủy dịch vụ BankPlus Vietcombank
Xem Thêm : Cách in hàng loạt trong layout trong cad nhanh chóng nhất
Hãy liệt kê tất cả những mặt hàng có thể ra, thứ gì cũng được, kể cả khi bạn nghĩ “ai mà mua mấy cái này chứ”. Có những chàng trai từng sở hữu gia tài cả trăm triệu nhờ vào việc bán mấy thứ phụ kiện linh tinh của Harry Porter, vậy nên chẳng có gì là điên rồ ở đây cả.
B4. XÁC ĐỊNH MÓN HÀNG MÌNH MUỐN BÁN
Thứ gì bạn dùng được, là thứ ấy bán được. Thứ gì bạn yêu thích thực sự, tức là bạn có thể bán nó lâu dài và chịu đựng được quãng thời gian… không ai mua của bạn
Sau khi đã lên được cho mình một danh sách những thứ mình muốn bán, hãy lựa chọn một thứ mà bạn nghĩ là ổn nhất. Hãy coi nó như một trò chơi, bạn được lựa chọn vị tướng mà mình sẽ điều khiển. Không có vị tướng nào quá mạnh hay quá yếu. Hàng hóa cũng vậy, sản phẩm nào bạn nghĩ sẽ nhiều người mua, tức là cũng có nhiều người bán, bạn sẽ phải cạnh tranh vất vả hơn, và mọi chuyện rồi cũng thế cả.
Vậy nên bước này phụ thuộc hoàn toàn vào sở thích của bạn. Hãy lựa chọn một thứ để bán, và đi cùng nó tới suốt những bước về sau. Đừng lung lạc, đừng tiếc nuối, cái gì cũng bán được cả.
Hãy chuẩn bị tinh thần cho điều tệ nhất – nhưng dễ xảy ra – đó là sẽ chẳng ai mua của bạn, hoặc chỉ có vài người bạn bè mua ủng hộ (Mà thậm chí cũng không tính là khách hàng).
B5. TÌM HIỂU MỌI THỨ VỀ MÓN HÀNG HÓA ĐÓ
Thật may, google cung cấp cho bạn đủ thứ để bạn có thể truy tìm. Hãy tận dụng mọi thứ bạn có thể. Đây là lúc bạn cần học về “Kỹ năng Research”, việc tìm kiếm cũng cần phải học đấy!
Hãy tìm hiểu về sản phẩm, từ cách tạo ra nó, cách người ta dùng nó, hay những khía cạnh lịch sử và nghệ thuật nó mang lại. Đọc những diễn đàn nói về nó, đọc thông tin về nó một cách chi tiết nhất, nếu trong phần thông tin có gì bạn không hiểu, lại tiếp tục tìm kiếm nó. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc bán hàng, ý tôi là bán hàng một cách thực sự.
Có một điều này chắc là bạn nên biết, đó là phần lớn những người bán hàng không thực sự biết họ đang bán gì. Bán hàng giống như câu cá vậy, có hàng nghìn anh thợ câu, nhưng hầu hết đều câu một cách hên xui chứ chẳng hiểu gì về nó. Kết quả họ thu về là những con cá nhỏ. Chỉ những gã thợ câu thực sự nghiêm túc với nó mới có một mẻ to mang về.
Phần này vô cùng quan trọng, tôi khuyên bạn nên bỏ ra càng nhiều thời gian đắm chìm vào sản phẩm của mình càng tốt, hãy trở thành người hiểu biết nhất về sản phẩm, có vậy bạn mới khiến người ta tin tưởng rằng : Họ đang mua hàng từ một chuyên gia.
B6. TÌM HIỂU VỀ MỌI THÔNG TIN LIÊN QUAN TỚI KHÁCH HÀNG, ĐỐI THỦ
Bạn không bán thứ gì một mình hết. Nếu thứ bạn đang bán chưa có ai bán, cũng có thể là vì… không có ai mua.
Bạn là kẻ mới, và kẻ mới thì phải hiểu luật chơi. Thay vì ngưỡng mộ những lời quảng cáo về lượng hàng bán ra hay số tiền thu về của mấy đứa bạn đăng lên trang cá nhân (Mà 90% là chém gió), hãy tìm hiểu những thứ lớn lao hơn. Bạn cần xác định mức giá mình định bán, sau đó xác định xem thứ bạn bán ai sẽ mua, họ có thể trả bao nhiêu tiền, những đơn vị nào đang bán sản phẩm này CÙNG TẦM GIÁ với bạn.
Việc tìm hiểu về khách hàng và đối thủ sẽ giúp bạn rất nhiều thứ. Bạn sẽ đánh giá được quyết định của mình là đúng hay chưa. Nếu như bạn đang bán một mặt hàng chẳng khác đối thủ một chút nào, nhưng giá lại cao hơn hẳn, bạn có lý do nào để khách hàng tới mua của bạn không? Có đấy, hãy tìm ra chúng.
Đối với việc tìm hiểu, đừng đặt đánh giá chủ quan của mình lên sản phẩm. Bạn có thể nghĩ “Cái bánh này ngon thật, kiểu gì khách cũng thích” và thế là bạn làm ra cả đống, để nó nguội ngắt mà vẫn không kiếm nổi chục người mua. Lỗi do đâu? Do đánh giá chủ quan của bạn, và sự tự tin đầy cảm tính.
B7. TÌM KIẾM NGUỒN HÀNG
Mối hàng giờ đây có ở khắp mọi nơi, nhưng không có nghĩa là nhập hàng sẽ dễ dàng.
Có các đầu mối sau đây để bạn tìm được nguồn hàng: Đầu tiên phải là từ chính mối quan hệ của mình, hãy hỏi thăm bạn bè, người thân, họ có thể giới thiệu cho bạn một mối hàng tốt. Nhưng đừng vội vàng hợp tác ngay với những đầu mối bạn được giới thiệu.
Hãy tiếp tục tìm kiếm bằng con đường khác: Đăng một status hỏi han, có thể những người bạn đã kết bạn từ lâu giờ đây lại có ích, hoặc hỏi han ở các diễn đàn, group, tìm kiếm trên google, hãy thu thập càng nhiều đầu mối càng tốt, và sau đó, chúng ta thực hiện công đoạn so sánh.
Giờ đây việc có những nguồn hàng tốt ở khắp mọi nơi. Vậy làm sao để biết nguồn hàng nào tốt hơn? Hãy thực hiện các bƣớc sau: 1. Vạch ra những tiêu chí để xác định giá trị sản phẩm của mình: Mức giá, chất lượng, bảo hành, các sản phẩm đi kèm, ưu đãi,…. 2. Xếp hạng độ quan trọng của các tiêu chí 3. So sánh từng tiêu chí, đối chiếu với các nguồn hàng.. Lựa chọn được nguồn hàng đáp ứng tốt nhất các tiêu chí ở trên.
Chỉ cần như vậy, chúng ta đã có thể sẵn sàng hợp tác với một mối hàng tốt. Hãy nghiên cứu kỹ hình thức hợp tác của họ, nếu có thể thì ký một hợp đồng ngắn hạn, để đảm bảo quyền lợi của cả 2 bên. Nhưng hãy lưu ý tới các vấn đề về tồn kho, trả lại hàng, hay lượng hàng mình cần nhập.
B8. XÁC ĐỊNH KÊNH PHÂN PHỐI BÁN HÀNG
Có rất nhiều cách để bạn tiếp cận khách hàng của mình, đừng chỉ nghĩ đến facebook cá nhân. Jack Ma đã từng nói: “Đừng bao giờ bán hàng cho người thân”. Dù bạn có bán giá rẻ thế nào, vẫn có khi họ nghĩ rằng mình đang bán đắt cho họ, vì “càng quen càng lèn cho đau” vậy thôi.
Nếu muốn facebook của mình trở thành nơi bán hàng, phải tìm cách kết bạn với những khách hàng, hay học cách phát triển facebook cá nhân để có người theo dõi. Phần này có lẽ chúng ta sẽ nói khi khác. Nhưng kênh profile cá nhân vẫn là một kênh có thể đi được nếu kiên trì. Có rất nhiều kênh bạn nên tận dụng, mỗi kênh phân phối sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, đừng phụ thuộc vào kênh, hãy phụ thuộc vào tư duy của chính bạn.
Bên cạnh đó, tôi khuyên những người bán hàng mới bắt đầu nên lựa chọn kênh fanpage và website, mà ở đây là landing page. NẾu bạn có điều kiện tài chính để làm kênh phân phối offline như mở cửa hàng, làm sự kiện… thì tốt quá rồi. Nhưng
Xem thêm: quy trình nộp thuế điện tử
Xem Thêm : 69 Phím tắt trong Excel hữu dụng nhất mà bạn nên biết
nếu mới bắt đầu, chúng ta nên thử đi từ những kênh chi phí thấp trước (Tất nhiên điều này cũng phụ thuộc vào loại mặt hàng – sẽ thật khó để bán trên facebook nếu bạn phân phối mặt hàng xi măng sắt thép chẳng hạn..) Đối với fanpage, hãy học cách viết nội dung, cách làm hình ảnh “tốt nhất có thế”, và cách nào để đưa những nội dung đó đến với khách hàng của bạn bằng quảng cáo. Đây là những điều cơ bản mà bạn có thể học được ở những diễn đàn, cộng đồng chia sẻ lớn có mặt khắp trên các mạng xã hội.
Với một mạng xã hội mà cứ 2 người Việt lại có 1 người sử dụng, thật chẳng thể nào tốt hơn để bán những mặt hàng tốt nhất của mình lên đó. Hãy lập một fanpage, đặt một cái tên thật hay cho nó, làm hình ảnh, lên cho mình những ý tưởng về nội dung (học hỏi từ những fanpage khác – đừng sao chép họ), đăng mặt hàng của mình lên, bắt đầu tìm cách bán những mặt hàng đầu tiên.
Bên cạnh Fanpage, group cũng là một mảnh đất rất hay ho nơi tập hợp nhiều nhất những khách hàng mục tiêu của chúng ta. Tuy nhiên bạn cũng phải rất khéo léo để có thể bán được hàng trên group, nghiên cứu cách tiếp cận khách hàng trên group ở một bài viết khác nhé. Đừng bỏ qua những cơ hội bán hàng trên những kênh khác ngoài Facebook – Bạn sẽ bỏ lỡ nhiều thứ hay ho đáng học hỏi.
Dù facebook là một kênh phân phối rất tốt, nhưng không phải là nơi duy nhất. Mảnh đất màu mỡ thì cũng có lắm địa chủ, bạn sẽ lạc lõng nếu không đủ những điều kiện về nhân lực, năng lực và vật lực. Điều này thời gian sẽ giúp bạn cải thiện, tuy nhiên nhớ rằng hãy để ý tới những kênh phân phối khác như website, SMS, Gmail,… Chúng ta sẽ phải nhớ tới nó để học về sau này.
B9. HỌC HỎI TỪ NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC
Đây là lúc bạn nên dừng lại một chút, nhìn lại tổng thể xem mọi thứ đã ổn chưa. Hãy nghĩ xem, đối với fanpage, website hay các kênh bán hàng của mình, liệu CHÍNH BẢN THÂN BẠN đã sẵn sàng mua nếu nhìn vào chưa? Nếu chưa thì là vì lý do gì? Rất nhiều người bán hàng đều lười chảy thây khi nghĩ đến việc tối ưu hóa mọi thứ. Họ chỉ đơn giản up lên những bức ảnh hời hợt, đăng những nội dung hời hợt, kiếm những đơn hàng hời hợt.
Hãy hỏi những người thành công, xem họ điều hành kênh bán hàng như thế nào.
Tất cả chúng ta đều muốn mua một món hàng tốt, vậy tại sao khi bán hàng, ta lại không khiến nó tốt hơn, để chính chúng ta cũng muốn mua. Nhiều người bán những mặt hàng thậm chí họ còn không muốn sử dụng, vậy ai dùng chứ?
Học hỏi từ những người thành công sẽ tốt hơn là tự làm một mình rồi vấp phải những sai lầm ngớ ngẩn
Những người tiền bối sẽ chỉ cho bạn rằng điều gì đang ổn rồi và điều gì chưa ở những công việc bạn làm. Lời khuyên từ họ sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai lầm cơ bản, giúp bạn không phải mất những đồng tiền “ngu”. Hãy đặt những câu hỏi liên quan tới việc bạn định làm, và xin ý kiến của họ.
Lý do vì sao bước này không nằm ở phía trên? Những người thành công sẽ sẵn sàng chia sẻ hơn khi bạn đã làm những điều ở trên: Tự tìm tòi, tự làm, tự sửa. Bởi họ cũng từng có thời điểm như vậy nên họ quý trọng những người biết cố gắng. Còn chẳng ai muốn chỉ bảo cho một người chưa biết hay chưa chịu làm gì cả.
B10. BẮT ĐẦU TIẾP CẬN NHỮNG KHÁCH HÀNG ĐẦU TIÊN
Bạn sẽ cảm thấy hào hứng tột độ khi thành quả của mình dần dần xuất hiện như thế này
Giờ là đến lúc chúng ta kiếm những đồng tiền đầu tiên. Sản phẩm của chúng ta ở đây rồi, đã có những vũ khí mạnh mẽ nhất có thể: Sự hiểu biết của bạn về sản phẩm(bước 3 và bước 5), đặc điểm riêng của sản phẩm bạn (bước 5 và bước 7) nội dung đã được tối ưu hóa, kênh bán hàng đã đẹp hết mức cố gắng (bước 8), bạn bè cũng đã biết tin và sẵn sàng ủng hộ bạn một chút. Bạn đã lấy đà đủ rồi, giờ là lúc xuất phát. Hãy tận dụng khả năng của các kênh bạn lựa chọn: Chạy quảng cáo facebook (Facebook Ads), Quảng cáo Google (Google Adwords), Youtube,.. Bằng bước xác định khách hàng đã làm ở bước 6, bạn đã có thể tiếp cận những người đầu tiên quan tâm tới sản phẩm. Các kênh bán hàng online có khả năng hỗ trợ bạn lựa chọn đối tượng khách hàng mà bạn muốn: Họ bao nhiêu tuổi, nam hay nữ, sống ở đâu, sở thích là gì, hành vi thế nào, quan niệm ra sao…. Thay vì tốn tiền cho những dịch vụ chạy quảng cáo ở khắp nơi mà không thu lại hiệu quả, trước nhất hãy hiểu hết về chúng. Kể cả bạn có đi thuê người chạy FB Ads, hãy tìm hiểu đủ để biết đối tác của mình có thực sự “được việc” hay không. Bạn có đủ khả năng để đưa khách hàng tới, điều quan trọng là hãy kiên nhẫn. Chờ đợi những khách hàng đầu tiên, bán cho họ những sản phẩm đầu tiên, và sau ngày đầu tiên, hãy đi ăn mừng và tự thưởng cho bản thân vì những nỗ lực đầu tiên đã được đền đáp.
B11. HỌC BÁN HÀNG, MỘT CÁCH THỰC SỰ
Đây là lúc bạn bắt đầu học nhiều hơn làm. Chỉ có đọc và thử mới là cách để bạn tránh khỏi những ngây ngô tồi tệ. Trong thời buổi “ai cũng bán được hàng” như bây giờ, sẽ thật khôi hài nếu một kẻ gà mờ và nôn nóng bước chân vào.
Để bán hàng tốt, chúng ta nên học cách đánh giá tình hình. Những khách hàng đầu tiên đã hài lòng hay chưa? Nội dung của bạn có nhận được phản hồi tích cực hay không? Cần làm gì để tối ưu hơn nữa? Tôi thích cách các nhãn hàng tạo ra thương hiệu bằng sự chăm chút cho sản phẩm nhiều hơn là chăm chút tới lời nói. Thay vì bán cho khách những món hàng có lời nói hoa mỹ, hãy bán những món hàng mà bản thân bạn cũng cảm thấy thích mê. Bán hàng một cách thực sự ở đây chính là việc quan tâm nhiều hơn tới lợi ích chung thay vì lợi nhuận. Bạn sẽ thu về nhiều hơn nếu biết cho đi. Thay vì bán những sản phẩm giản đơn, chúng ta hãy làm cho nó trở nên có màu sắc, có cá tính hơn. Hãy kể cho khách hàng những câu chuyện về sản phẩm, hãy mang hiểu biết của bạn gửi tới khách hàng. Nhờ vậy, chúng ta tăng được chính giá trị của sản phẩm đó tới những người mua hàng hơn. Hãy thử tưởng tượng việc bạn mang bán một chiếc áo khoác dạ. Thay vì trưng bày và khen nó đẹp, hãy nói rằng sản phẩm có thể giúp ích thế nào, rằng hàng cúc có điều gì đặc sắc, hay đơn giản có khi là chúng ta đã khéo léo dành ra 10 chiếc đặc biệt hơn cả, bởi chi tiết thêu hoa ở bên vai trái. Vô tình chúng sẽ làm sản phẩm của bạn mang lại dấu ấn riêng cho khách hàng.
B12. TÌM CÁCH MỞ RỘNG KHÁCH HÀNG BẰNG CÁC KÊNH KHÁC
Giờ là lúc dong buồm ra khơi! Khi đã chắc chắn rằng kênh chủ đạo của chúng ta hoạt động tốt và đều đặn ra đơn hàng mỗi ngày, hãy quan tâm tới những hướng đi mới, để chúng ta có thêm những nguồn thu, hay chí ít là những kinh nghiệm, để dành cho lần sau bán hàng.
Nếu đã bắt đầu bằng facebook, thử tiếp tục với một website, nếu số hàng online cảm thấy là ổn, thử liên hệ mở một quầy hàng nhỏ nằm trên tầng 2 của một quán coffee nào đó. Mọi thứ dù thành công hay không, cũng sẽ cho bạn rất nhiều kinh nghiệm về sau.
B13. KẾT NỐI NHIỀU HƠN NỮA
Nếu bạn quan tâm, có rất nhiều cô gái bán hàng online đi lên từ những nỗ lực không biết mệt mỏi của bản thân. Họ miệt mài gấp trăm lần chúng ta, họ làm những việc mà ta cảm thấy là “tốn thời gian vô cùng” mà không mang lại mấy hiệu quả. Họ sẵn sàng nhắn tin cả giờ đồng hồ với một người khách hàng, sẵn sàng tự mình đi ship mặc kệ nắng mưa.
Cơ hội có thể đến với chúng ta bất cứ lúc nào, hãy kết nối mọi thứ bạn có, và làm việc thật vất vả để đổi lấy thành quả về sau. Trò chuyện với một khách hàng, họ có thể trở nên thân thiết với bạn và mang tới cho bạn những khách hàng mới, hay thậm chí là những mối hàng hay ho. Học hỏi thêm nữa, đọc và tìm tòi mọi thứ bạn có thể, chắc chắn rằng bạn không bao giờ có thể hiểu hết những thứ mình bán.
B14. XÂY DỰNG MỘT THỨ GÌ ĐÓ HOÀN CHỈNH HƠN
Định vị bản thân, xác định xem mình có cảm thấy thỏa mãn hay không
Bắt đầu tìm hiểu về thương hiệu, học mọi thứ một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn nữa. Đầu tư cho những điều cần thiết, lên quy trình bài bản, hoàn thiện các giai đoạn để trở nên chỉn chu hơn. Tránh mất sức cho những điều thừa thãi, rút được những kinh nghiệm sau quá trình học hỏi và thử nghiệm của bản thân. Giờ là lúc chúng ta sắp đạt được thành quả
B15. HOÀN THIỆN QUY TRÌNH BÁN HÀNG, VÀ CẢ BẢN THÂN
Trên đây là những chia sẻ đầy đủ và dễ hiểu nhất, ai cũng có thể học được. Chúng ta không sống trong một thế giới kỳ diệu tới độ mọi ước mơ của bản thân đều có thể được đáp ứng, nhưng lại đủ công bằng để nỗ lực của chúng ta dần dà được đền đáp. Có sự cố gắng thì sẽ có thành quả. Không phải ai cũng có xuất phát điểm như nhau, nhưng rùa rồi cũng sẽ có thành quả nếu biết nỗ lực.
Sau khi đã kiếm cho mình những đồng tiền đầu tiên, đạt được mục tiêu đầu tiên mình đặt ra (ở Bước 2), hãy nghỉ ngơi và tận hưởng thành quả của mình. Nhìn lại những thứ mình đạt được, vui chơi một chút, và đặt mục tiêu thứ 2. Hoàn thành nó rồi lại tiếp tục vòng lặp, cho tới khi hoặc bạn trở thành một thương gia, hoặc nhận ra mình không hợp với nó rồi từ bỏ. Dù sao thứ bạn nhận lại cũng là những trải nghiệm mà nhiều người không thể có trong cuộc đời. Dài dòng tới vậy mà chỉ kiếm được 20 triệu liệu có đáng không? Nhầm rồi, bạn vừa kiếm được nhiều hơn thế trong suốt quãng thời gian đó. Có một câu nói rằng: “Chọn đúng thời gian, sự bền bỉ và mười năm nỗ lực, rồi thành quả sẽ đến và bạn cảm giác rằng chỉ mới một đêm trôi qua”. Thường những người thất bại là vì họ không dám, hoặc chẳng chịu thử bắt đầu. Đừng tự huyễn hoặc bản thân bằng những điều viển vông rồi vỡ mộng, sống thực tế một chút, và nhấc mông lên làm việc thôi! Nếu cảm thấy bài viết này hữu ích, hãy để lại một lời cho tôi, và chia sẻ nó nhé! Cảm ơn bạn. ⇒ Dù bạn là chủ hay nhân viên, nhớ đừng quên xem 20 luật lao động cơ bản nên biết để đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình
Tham khảo: cach viet email bang tieng anh
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Hướng dẫn 15 bước bắt đầu kinh doanh. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn