Cùng xem hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên trên youtube.
Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên hay còn được gọi là Hồ sơ trúng tuyển theo mẫu của Bộ giáo dục đưa ra là một trong những giấy tờ không thể thiếu của các tân sinh viên sử dụng khi nhập học. Rất nhiều bạn tân sinh viên còn bỡ ngỡ và không biết phải điền vào mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật này như thế nào? Cùng tìm hiểu về cách viết sơ yếu lý lịch để chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới.
Mẫu sơ yếu lý lịch
So sánh sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên với syll xin việc làm
Giống nhau
Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên và mau so yeu ly lich xin việc làm đều là giấy tờ khai báo các thông tin cá nhân bao gồm: Họ tên, Ngày/tháng/năm sinh, hộ khẩu thường trú, tên tuổi của bố mẹ, thông tin liên hệ (Số điện thoại, email).và tình trạng sức khỏe trong sơ yếu lý lịch
Cả ở bản Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên và sơ yếu lý lịch xin việc làm đều cần được dán ảnh chân dung vào góc trên bên trái, có đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Về bố cục thì hai bản Sơ yếu lý lịch này đều bao gồm: Thông tin cá nhân, thành phần gia đình là gì (Khai báo các thông tin liên quan của bố mẹ, anh chị em ruột), xuất thân gia đình trong sơ yếu lý lịch tự thuật, nghề nghiệp bố mẹ trong sơ yếu lý lịch,…
Khác nhau
+ Đối với bản sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên:
- Thông tin khai báo hẹp hơn so với bản sơ yếu lý lịch xin việc làm. Các bạn tân sinh viên vừa trải qua kì thi và trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng và khai vào về quá trình học tập ở cấp 2, không có kinh nghiệm làm việc.
- Người khai báo cần nêu rõ các thông tin quan trọng mà trong bản sơ yếu lý lịch xin việc không có, đó là: Số ký hiệu trường, số báo danh, kết quả học tập ở lớp cuối cấp (THPT, THBT, TCCN, THN), khu vực tuyển sinh, ngành học, điểm trúng tuyển, điểm thưởng, lý do được tuyển thẳng hoặc được thưởng điểm, năm tốt nghiệp.
Xem thêm: Sơ yếu lý lịch tiếng anh xin visa
Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên mua ở đâu?
Thường khi làm sơ yếu lí lịch cho học sinh, sinh viên không phải bản sơ yếu lý lịch Word hay sơ yếu lý lịch PDF vì phải nộp chức tiếp đến nhà trường. Vậy sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên mua ở đâu có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều bạn học sinh vừa trúng tuyển nói riêng và toàn thể các bạn học sinh nói chung muốn có câu trả lời. Hồ sơ sinh viên/Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên có thể được bán tại các hiệu sách, hoặc cũng có thể được bán tại các cửa hàng tạp hóa với giá rất rẻ, chỉ giao động trong khoảng 5-7 ngàn đồng/bộ.
Xem thêm: Sơ yếu lý lịch tiếng Anh
Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên
Thông thường, bản Sơ yếu lý lịch của học sinh sinh viên bao gồm 4 trang, các tân sinh viên cần ghi đầy đủ các thông tin vào các mục trong mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên. Cùng tìm hiểu chi tiết về cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên qua những thông tin dưới đây:
Trang bìa ngoài – Lý lịch học sinh sinh viên
Xem Thêm : Kiên trì là gì? Tại sao muốn thành công phải có đức tính này?
Các bạn cần điển đầy đủ các thông tin và trình bày như sau:
- Họ và tên: Cần viết in hoa có dấu
- Ngày tháng năm sinh: Điền đầy đủ thông tin ngày tháng năm sinh
- Hộ khẩu thường trú: Điền địa chỉ nhà của bạn theo Sổ hộ khẩu
- Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu?: Bạn có thể điền tên bố hoặc là mẹ kèm theo địa chỉ chỗ ở
- Điện thoại liên hệ: Nếu bạn dùng điện thoại thì ghi số điện thoại của mình, còn nếu không thì ghi số điện thoại của gia đình
Trang 2 – Bản thân học sinh, sinh viên
Các bạn cần dán ảnh 4×6 vào góc trên bên trái của bản Sơ yếu lý lịch, có đóng dấu giáp lai vào ảnh. Lưu ý: ảnh mới chụp không quá 3 tháng, chân dung nét mặt phải được chụp nét và rõ.
- Họ và tên: Viết in hoa, có dấu
- Ngày tháng và năm sinh: Ghi 2 số cuối.
Ví dụ: ¨¨ ¨¨ ¨¨ các bạn điền vào: 02, 06, 93
- Dân tộc: (Dân tộc Kinh ghi 1, Dân tộc khác ghi 0)
- Tôn giáo: Nếu bạn theo tôn giáo nào thì ghi tôn giáo đó, nếu không thì ghi “Không”
- Thành phần xuất thân: Công nhân viên chức ghi 1, Nông dân ghi 2, Khác ghi 3 vào ô trống bên cạnh.
- Đối tượng dự thi: Ghi giống trong giấy báo dự thi. Nếu không thuộc đối tượng nào thì bỏ trống
- Ký hiệu trường: Viết mã trường mà bạn chuẩn bị nhập học vào 3 ô trống bên cạnh.
- Số báo danh: Ghi số báo danh dự thi của bạn trong kỳ thi tuyển Đại học, Cao đẳng.
- Kết quả học lớp cuối cấp ở THPT, Trung học Bổ túc, Trung học Nghề, Trung cấp Chuyên nghiệp: Bạn ghi thông tin kết quả học tập lớp 12 của mình. Trong đó:
+ Xếp loại về học tập: Yếu/Trung bình/Khá/Giỏi
+ Xếp loại về hạnh kiểm: Yếu/Trung bình/Khá
+ Xếp loại về tốt nghiệp: Yếu/Trung bình/Khá/Giỏi
- Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi theo sổ đoàn của mình
- Ngày vào Đảng CSVN: Ghi theo sổ Đảng viên của mình, nếu chưa có thì để trống
- Khen thưởng, kỷ luật: Điền thông tin được khen thưởng, nếu không có thì ghi “không”
- Giới tính: Nếu là nam thì điền 0, là nữ thì điền 1
- Hộ khẩu thường trú: Ghi địa chỉ như trong sổ hộ khẩu của gia đình.
- Thuộc khu vực tuyển sinh nào?: Ghi giống giấy báo dự thi
- Ngành học: Ngành bạn thi tuyển vào trường, bạn cần ghi rõ tên ngành và điền mã ngành vào các ô ở bên cạnh
- Điểm thi tuyển sinh: Ghi rõ tổng điểm 3 môn thi tuyển vào trường và điểm thi của từng môn
- Điểm thưởng: Nếu bạn có điểm thưởng thì điền còn không có thì bỏ qua.
- Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Nếu có thì ghi rõ còn không có thì bỏ qua
- Năm tốt nghiệp: Ghi 2 số cuối của năm bạn tốt nghiệp THPT.
+ Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp THPT năm 2016 thì điền số 16
- Số chứng minh thư nhân dân: Điền đúng số CMND của bạn
- Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động: Ghi mốc thời gian theo cấp học: học tiểu học, trung học cơ sở, THPT. Bạn chỉ nên nêu rõ về niêm khóa học, không nên ghi từng năm học tương ứng với từng lớp học.
+ Ví dụ:
Từ 2004 – 2009: Học sinh trường tiểu học A
Từ 2009 – 2013: Học sinh trường THCS B
Xem Thêm : lương giao dịch viên ngân hàng
Từ 2013 – 2016: Học sinh trường THPT C
>> Tham khảo: Cẩm nang những điều cần biết về việc làm công nghệ thực phẩm
Trang 3 & 4 – Thành phần gia đình
Phần này, bạn cần nêu rõ thông tin của cả bố và mẹ, bao gồm:
- Tên, tuổi, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú của cả cha và mẹ.
- Hoạt động kinh tế – chính trị – xã hội: Ghi rõ thời gian, địa điểm, nếu không có thì bỏ qua.
Bên cạnh đó, còn phần thông tin khai báo: Vợ hoặc chồng nếu bạn có thì ghi đầu đủ các thông tin như trên phần cha và mẹ, còn nếu không thì bỏ trống.
Xem thêm: Sơ yếu lý lịch thực tập
Phần cuối trang 4: Xác nhận
Bạn cần điền đầy đủ thông tin của các anh, chị, em ruột của bạn, bao gồm: Tên, tuổi, đang làm gì, ở đâu?
Sau đó là Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên: Thí sinh cần xin chữ kí của cha mẹ (Bố hoặc mẹ) để xác nhận. Đồng thời thí sinh cũng phải ký tên vào góc cuối bên phải.
Sau khi điền đầy đủ các thông tin và hoàn thành bản sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên thì các bạn chỉ cần đến cơ quan, chính quyền địa phương tại Phường/Xã nơi mà bạn đang cư trú để công chứng sơ yếu lý lịch nhé.
>> Tải ngay mẫu tham khảo <<
Sơ yếu lý lịch sinh viên.docx
Như vậy, thông qua những thông tin về Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên và hướng dẫn cách viết Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên từ bài viết trên đây, hi vọng các bạn tân sinh viên sẽ đủ tự tin, không còn những lo lắng và băn khoăn về cách viết và cách trình bày sơ yếu ký lịch chuẩn bị nhập học. Chúc các bạn thành công và may mắn!
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn