Cùng xem Top Cổ tức là gì? Hướng dẫn tính các tỷ lệ cổ tức (2021) trên youtube.
Nếu bạn đang tìm hiểu về cổ tức thì đây chính là bài viết chi tiết và đầy đủ nhất dành cho bạn.
Trong bài viết này, GoValue sẽ chia sẻ tất cả các vấn đề quan trọng mà bạn cần hiểu về cổ tức, để giúp bạn tránh những sai lầm không đáng có khi đầu tư chứng khoán.
Đặc biệt, ở cuối bài viết này, GoValue sẽ chia sẻ 1 danh mục mẫu gồm 9 cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao và ổn định để bạn có thể tham khảo đầu tư trong năm 2021.
Chú ý: Bạn có thể click vào icon mục lục ở phía bên phải bài viết để chọn đến phần nội dung cần đọc.
Đầu tiên, hãy bắt đầu với khái niệm…
Cổ tức là gì?
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng trả cho mỗi cổ phần, bằng tiền mặt hoặc tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài chính.
Nói ngắn gọn:
Nếu bạn nắm giữ cổ phiếu của công ty, thì công ty sẽ trích ra 1 phần từ lợi nhuận sau thuế để trả lại cho bạn, gọi là cổ tức.
Hàng năm, số tiền được trích ra để chi trả sẽ được thông qua trong Đại hội cổ đông.
Ví dụ trong Nghị quyết Đại hội cổ đông của CTCP Tập đoàn Hòa Phát
Mục đích và ý nghĩa?
Việc chi trả cổ tức dù đơn giản là phương thức để phân phối lại lợi nhuận nhưng lại có ý nghĩ quan trọng đối với cổ đông.
Cụ thể:
Khi bạn là cổ đông, việc công ty trả cổ tức sẽ thể hiện rằng…
… công ty vẫn đang hoạt động có lãi.
Đối với nhiều nhà đầu tư, việc công ty trả cổ tức vẫn tốt hơn là công ty giữ lại tiền của cổ đông.
Ngoài ra, những năm gần đây, xu hướng đầu tư cổ phiếu để nhận cổ tức cũng được mọi người đón nhận, bởi:
- Mang lại nguồn thu nhập khá ổn định.
- Có thể giúp nhà đầu tư hưởng lợi nhuận kép nếu lãi suất giảm mạnh.
Trên thị trường, hầu hết những doanh nghiệp kinh doanh tốt đều chi trả cổ tức cho cổ đông.
Ví dụ:
Lịch sử trả cổ tức của VNM (Vinamilk):
Lịch sử trả cổ tức của FPT:
Lịch sử trả cổ tức của VCB (Vietcombank):
Lịch sử trả cổ tức của MBB (MBBank):
Các hình thức trả cổ tức:
Có 2 hình thức chi trả phổ biến nhất, đó là:
- Trả bằng tiền
- Trả bằng cổ phiếu
Trả bằng tiền
Trả bằng tiền là việc doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt trực tiếp vào tài khoản chứng khoán cho cổ đông.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, khi 1 doanh nghiệp công bố tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền, thì tức là dựa trên mệnh giá cổ phiếu (tương ứng 10.000 đồng/CP)
Ví dụ: Ngày 18/11/2020, Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền với tỷ lệ 4%. Như vậy, 1 cổ phiếu PVT sẽ nhận được: 4% x 10.000 = 400 đồng.
Chú ý: Tỷ lệ cổ tức sẽ được tính trên mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu (không tính trên giá thị trường giao dịch hàng ngày).
Trả bằng cổ phiếu
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là việc doanh nghiệp sẽ phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông. Việc phát hành thêm cổ phiếu (để chi trả cổ tức) không làm thay đổi vốn chủ sở hữu cũng như tỷ lệ nắm giữ của cổ đông.
Ví dụ: Ngày 18/11/2020, Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019 tỷ lệ 15%, như vậy, cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu PVT sẽ nhận được thêm 15 cổ phiếu mới.
Sự khác nhau giữa việc trả bằng tiền và trả bằng cổ phiếu
Khác nhau quan trọng nhất giữa việc trả cổ tức bằng tiền mặt và cổ tức bằng cổ phiếu là…
…dòng tiền lưu thông của doanh nghiệp.
Đối với việc trả cổ tức bằng tiền, dòng tiền từ lợi nhuận sau thuế sẽ đi ra khỏi doanh nghiệp. Cụ thể, là được chi trả vào tài khoản của từng cổ đông.
Còn việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, dòng tiền về cơ bản vẫn ở trong doanh nghiệp. Chỉ có sự thay đổi từ khoản mục Lợi nhuận sau thuế (chưa phân phối) chuyển sang khoản mục Vốn góp của chủ sở hữu.
Ví dụ trong thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 của QNS…
…Có 585 tỷ cổ tức được chi trả bằng hình thức cổ phiếu. Số tiền cổ tức này sẽ làm tăng Vốn điều lệ nhưng không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Biến động vốn góp chủ sở hữu như sau:
Làm thế nào để được nhận cổ tức?
Để được nhận cổ tức, bạn chỉ cần nắm giữ cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền.
Nếu cổ phiếu bạn nắm giữ là cổ phiếu đã niêm yết, cổ tức sẽ được trả trực tiếp vào tài khoản chứng khoán của bạn.
Đặc biệt, với trường hợp công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu, thì sau khoảng 30-60 ngày, cổ phiếu đó mới được chia về tài khoản của bạn.
Trường hợp cổ phiếu bạn nắm giữa là cổ phiếu chưa niêm yết (OTC), bạn cần liên hệ và đến trực tiếp doanh nghiệp để nhận cổ tức.
Trả cổ tức bằng cổ phiếu hay tiền mặt thì tốt hơn?
Hầu hết, nhà đầu tư đều thích được nhận cổ tức bằng tiền mặt vì “tiền tươi thóc thật” bao giờ cũng tốt hơn…
…nên việc công ty trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ thể hiện cho cổ đông rằng công ty đang hoạt động kinh doanh có lợi nhuận.
Đương nhiên, đây có vẻ là một dấu hiệu tốt.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp trả cổ tức bằng tiền mặt không hẳn đã là tốt. Khi đầu tư cổ phiếu bạn cần hiểu rõ bản chất trong việc trả cổ tức của công ty.
Tìm hiểu thêm:
Vay nợ để trả cổ tức
Điều này nghe có vẻ phi lý nhưng thực tế là…
…cho dù công ty kinh doanh có lãi nhưng vẫn không đủ nguồn tiền mặt để trả cổ tức cho cổ đông.
Khi đó, để làm “hài lòng” cổ đông, công ty chỉ còn cách là vay nợ ngân hàng để trả cổ tức.
Làm thế nào để biết được điều này?
Bạn có thể kiểm tra điều này từ Báo cáo tài chính của công ty, cụ thể là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ví dụ với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của FLC:
Tổng dòng tiền mặt còn lại từ hoạt động kinh doanh và đầu tư bị âm.
Xem Thêm : Đặt vé máy bay Tết 2021 giá rẻ nhất
Do đó, mặc dù FLC có trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông nhưng điều này sẽ không có nhiều ý nghĩa.
Doanh nghiệp không còn tiềm năng tăng trưởng
Có rất nhiều doanh nghiệp đang niêm yết trả cổ tức với tỷ lệ rất cao thậm chí 80 – 100%. Nếu chỉ nhìn vào con số này mà quyết định mua cổ phiếu thì bạn sẽ rất dễ “mắc bẫy”.
Hầu hết những doanh nghiệp trả cổ tức cao vì họ không còn khả năng tăng trưởng. Thị phần, lĩnh vực, khu vực mà họ kinh doanh không thể phát triển hơn được nữa.
Vì thế mặc dù kinh doanh có lãi và tạo ra nhiều tiền mặt nhưng ban lãnh đạo của họ hiểu rằng…
…dù có giữ lại tiền của cổ đông thì cũng không làm gia tăng thêm lợi nhuận. Điều tốt nhất là hoàn trả lại phần lớn lợi nhuận cho cổ đông.
Doanh nghiệp không trả cổ tức tiền mặt
Đôi khi không trả cổ tức tiền mặt chưa hẳn là xấu!
Hãy nhớ rằng, Berkshire Hathaway của Warren Buffett chưa bao giờ trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ở những doanh nghiệp đang có tốc độ tăng trưởng cao thì ban lãnh đạo luôn ưu tiên sử dụng nguồn lợi nhuận để bổ sung vào vốn lưu động hoặc đầu tư cơ bản. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh.
Quan điểm chủ đạo ở đây là:
“Ban lãnh đạo tin rằng việc giữ lại tiền để công ty kinh doanh sẽ tốt hơn việc hoàn trả lại tiền để cổ đông tự đầu tư”
Ngược lại, bạn cần tránh xa những doanh nghiệp không đem lại giá trị cho cổ đông nhưng vẫn giữ lại lợi nhuận và không trả cổ tức tiền mặt.
Làm thế nào bạn biết được?
Một công ty tăng trưởng chỉ đem lại giá trị cho cổ đông khi tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ (ROE) cao hơn chi phí vốn chủ sở hữu (CoE, hay Cost of Equity).
Tiếp tục với CTCP Tập đoàn FLC:
ROE của FLC trong nhiều năm qua duy trì ở mức thấp. Năm 2017 tỷ lệ ROE chỉ đạt 4.43%.
Trong khi đó, CoE của FLC nếu tính theo hệ số rủi ro thị trường sẽ vào khoảng 15%.
Điều này có nghĩa là…
…FLC càng giữ lại tiền của cổ đông để tăng trưởng thì sẽ càng làm “xói mòn” giá trị của cổ đông.
Bạn nên tránh những cổ phiếu này vì càng nắm giữ thì giá trị vốn của bạn sẽ càng bị giảm đi.
Thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức
Khi nhận cổ tức bằng tiền mặt, bạn sẽ bị đánh thuế 5%.
Tức là, nếu công ty trả cổ tức 1.000 đồng/cp, bạn sẽ chỉ nhận được 950 đồng/cp.
Tương tự, nhận cổ tức bằng cổ phiếu, bạn cũng bị đánh thuế 5%.
Bởi, theo quy định mới của nhà nước có hiệu lực 5/12/2020, khi bạn bán chứng khoán được chia thưởng, được trả cổ tức sẽ bị khấu trừ 5% thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, sắc thuế mới này đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về mục đích đánh thuế là bất hợp lý, gây thuế chồng thuế và đẩy thiệt hại về phía nhà đâu tư.
Theo lý giải cục thuế, cổ tức bằng cổ phiếu được coi là thu nhập của nhà đầu tư nên sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân.
Nhưng thực tế, trong nhiều trường hợp nhà đầu tư không được hưởng gì.
Lý do?
- Thứ nhất, trước khi chia lãi cho cổ đông, doanh nghiệp đã phải nộp đầy đủ các sắc thuế có lãi, nghĩa là doanh nghiệp đã chịu một lần thuế.
- Thứ hai, ngày chốt trả cổ tức bằng cổ phiếu, giá cổ phiếu sẽ giảm tương ứng so với % cổ phiếu trả cổ tức.
- Thứ ba, thông thường do tâm lý nên các phiên giao dịch trả cổ tức bằng cổ phiếu thì giá cổ phiếu sẽ giảm.
Cuối cùng, khi bán cổ phiếu, bất kể là lãi hay lỗ, nhà đầu tư sẽ phải chịu thuế thu nhập 0,1%.
Ví dụ: NĐT A nắm giữ 10.000 cổ phiếu X, ngày 10/12/2020 nhận 1.000 cổ phiếu trả cổ tức (mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng/cp).
Giả sử 10/1/2021, NĐT A bán 1.000 cp này với giá 20.000 đồng/cp
NĐT sẽ phải chịu số thuế sau:
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn:
(1.000 x 10.000 đồng) x 5% = 500.000 đồng
Thuế thu nhập cá nhân với thu nhập từ bán chứng khoán:
(1.000 x 20.000 đồng) x 0,1% = 20.000 đồng
Do đó, sắc thuế mới áp dụng sẽ khiến nhà đầu tư chịu thiệt hại kép khi giá chứng khoán giảm và thuế chồng thuế.
Tại sao giá cổ phiếu bị điều chỉnh giảm trong ngày giao dịch không hưởng quyền?
Trong ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ), bạn sẽ thấy giá cổ phiếu bị điều chỉnh giảm rất lớn tương ứng với tỷ lệ cổ tức được trả.
Ví dụ:
Ngày 19/11/2018, MWG trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 3:1…
…dưới đây là bảng giá thể hiện giá của MWG tại ngày 19/11/2018:
Như bạn thấy, giá tham chiếu của MWG là 107.2 trong khi giá trần chỉ là 86, giá sàn là 74.8.
Trong trường hợp này giá trần, giá sàn đều đã được điều chỉnh theo tỷ lệ cổ tức 3:1. Giá tham chiếu thực tế trong trưởng hợp này là 80.2 (tương ứng 107.2 x 4/3).
Tại sao phải điều chỉnh giá cổ phiếu trong ngày GDKHQ?
Bạn hãy nghĩ xem điều gì xảy ra nếu giá cổ phiếu không điều chỉnh giảm trong ngày GDKHQ.
Trường hợp trả bằng tiền mặt
Giả sử, cổ phiếu A có giá 20.000đ/cổ phiếu, số lượng cổ phiếu lưu hành 1.000.000 cổ phiếu. Tỷ lệ trả cổ tức 10%/mệnh giá, tương ứng 1.000đ/cổ phiếu.
Cổ phiếu A có vốn hóa 20 tỷ VNĐ. Tại ngày GDKHQ, nếu giá cổ phiếu vẫn là 20.000đ thì vốn hóa cổ phiếu A không đổi, vẫn là 20 tỷ VNĐ.
Trong khi đó, giá trị sổ sách (book value) của công ty lại bị giảm 1.000đ/cổ phiếu do trả cổ tức.
Tại sao?
Như đã nói ở trên, khi trả cổ tức bằng tiền, thông thường doanh nghiệp sẽ sử dụng lợi nhuận chưa phân phối để trả cổ tức.
Do đó, một phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ bị giảm đi và làm giảm giá trị sổ sách (Book Value).
Điều này có nghĩa là nếu vốn hóa cổ phiếu không giảm tương ứng theo giá trị sổ sách thì sẽ là vô lý.
Trường hợp trả bằng cổ phiếu
Tương tự như ví dụ trên nhưng tỷ lệ trả cổ tức là 1:1. Nghĩa là với mỗi cổ phiếu đang nắm giữ, nhà đầu tư sẽ được nhận thêm 1 cổ phiếu cổ tức.
Trường hợp này, như đã nói ở sự khác nhau giữa các hình thức trả cổ tức, giá trị sổ sách (book value) không thay đổi.
Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu không điều chỉnh giảm thì vốn hóa của cổ phiếu A sẽ tăng gấp đôi, vì:
- Giá cổ phiếu vẫn là 20.000đ
- Số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên thành 2.000.000 cổ phiếu
Vì sự chênh lệch vô lý, đột ngột tại ngày giao dịch không hưởng quyền giữa vốn hóa thị trường và giá trị sổ sách…
…nên cần phải điều chỉnh giá cổ phiếu tương ứng.
Cách tính giá điều chỉnh tại ngày GDKHQ
Bạn có thể áp dụng công thức tổng quát dưới đây của Go Value trong nhiều trường hợp:
- Trả cổ tức bằng tiền
- Trả cổ tức bằng cổ phiếu
- Phát hành thêm cổ phiếu
- Chia tách cổ phiếu
Xem Thêm : giá xi măng bỉm sơn ngày hôm nay
Công thức tổng quát:
Trong đó:
- P: Giá hiện tại
- P_dc: Giá điều chỉnh
- P_ph: Giá cổ phiếu phát hành thêm
- m: Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm
- n: Tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu (hoặc cổ phiếu thưởng)
- D: cổ tức bằng tiền mặt
Ví dụ:
Giả sử cổ phiếu XYZ có giá đóng cửa ngày 7/1/2020 là 30.000 đ/cổ phiếu. Ngày 8/1/2020 là ngày GDKHQ của cổ phiếu XYZ với các quyền sau:
- Cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15%/mệnh giá: tương đương 1.500đ/cổ phiếu
- Cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 100:10 (hay 10%)
- Phát hành thêm cổ phiếu với tỷ lệ 100:20 với mức giá 20.000đ/cổ phiếu
Khi đó, giá tham chiếu của cổ phiếu XYZ tại ngày 8/1/2020 sẽ được tính như sau:
Hay: giá điều chỉnh là 25.000 đ/cổ phiếu.
Tỷ lệ chi trả cổ tức là gì?
Tỷ lệ chi trả cổ tức là tỷ lệ phần trăm (%) giữa Cổ tức bằng tiền chia cho Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp (hay Cổ tức chi trả cho 1 cổ phiếu thường/EPS).
Trong trường hợp đối với QNS ở trên:
Tỉ lệ chi trả cổ tức sẽ là: (123.147.885.500 + 150.702.675.000) / 1.291.776.601.066 = 21,2%
Tỷ lệ chi trả cổ tức bao nhiêu là hợp lý?
Tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ ở mức hợp lý khi 2 vấn đề sau đây được đảm bảo:
- Thứ nhất, công ty được bổ sung đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
- Thứ hai, công ty đảm bảo vẫn giữ được tỷ suất sinh lợi trên vốn (ví dụ như tỷ lệ ROE)
Giả sử công ty A có vốn chủ sở hữu là 100 tỷ. Lợi nhuận năm 2020 là 20 tỷ, tương ứng tỷ lệ ROE 20%.
Công ty A dự kiến sẽ chi 10 tỷ để chi trả cổ tức bằng tiền mặt, tương đương tỷ lệ chi trả cổ tức là 50%.
Sau khi trích quỹ khen thưởng phúc lợi là 2 tỷ (tương đương, 10% lợi nhuận), số tiền còn lại bổ sung vào vốn chủ sở hữu là: 20 – 10 – 2 = 8 tỷ.
Vốn chủ sở hữu cho năm tiếp theo là 108 tỷ.
Công ty phải làm gì?
Trong trường hợp này, bạn chú ý rằng công ty đặt kế hoạch phù hợp đảm bảo tỷ lệ ROE vẫn giữ được là 20% hoặc cao hơn.
Khi đó, lợi nhuận sau thuế theo kế hoạch của năm sau tối thiểu phải là: 20% * 108 = 21.6 tỷ.
Nếu công ty đặt kế hoạch lợi nhuận thấp hơn thì rõ ràng các cổ đông cần yêu cầu công ty tăng tỷ lệ chi trả cổ tức.
Tỷ suất cổ tức là gì?
Tỷ suất cổ tức (Dividend yield) là tỷ suất sinh lợi mà bạn có thể nhận được từ cổ tức nếu mua cổ phiếu ở mức giá hiện tại.
Công thức tính Dividend yield:
Ví dụ:
Cổ phiếu VNM dự kiến trả cổ tức trong năm 2020 tổng cộng là 30%, tương ứng 3.000đ/cổ phiếu.
Giá đóng cửa của VNM tại ngày 11/12/2018 là 112.600đ/cổ phiếu.
Khi đó: Dividend yield = 3.000/112.600 = 2.7%
Sử dụng tỷ suất cổ tức
Dividend yield là một trong những chỉ số quan trọng thường được sử dụng khi định giá doanh nghiệp, bao gồm:
- P/E
- P/B
- P/Sales
- P/FCF
- EV/EBITDA
- Dividend yield
Tâm lý chung của nhà đầu tư là:
“Cổ phiếu trả cổ tức tiền mặt bao giờ cũng tốt hơn cổ phiếu không trả cổ tức tiền mặt”
Do đó, một cổ phiếu có tỷ lệ Dividend yield càng cao thì giá trị định giá cũng cao tương ứng. Chẳng hạn, một cổ phiếu có tỷ lệ Dividend yield cao hơn so với trung bình ngành thì cổ phiếu đó cũng được coi là “rẻ” tương đối.
Trong mô hình định giá Absolute PE của Katsenelson, ông cũng đưa tỷ suất cổ tức Dividend yield vào việc xác định giá trị của cổ phiếu.
Bạn hãy xem cột bên phải…
…Với mỗi 1% dividend yield, cổ phiếu sẽ được cộng thêm 1 điểm đơn vị vào chỉ số P/E khi định giá.
Định giá cổ phiếu bằng chiết khấu dòng cổ tức
Đối với các nhà đầu tư giá trị, khi họ đầu tư mua cổ phiếu, họ sẽ kì vọng nhận được hai loại dòng tiền…
…Đó là, dòng tiền cổ tức nhận được trong thời gian nắm giữ và dòng tiền nhận được khi bán cổ phiếu.
Nhưng giá bán của cổ phiếu lại phụ thuộc vào dòng cổ tức mà cổ phiếu đó đem lại trong tương lai.
Vì vậy, bạn cần nắm vững cách chiết khấu dòng cổ tức về hiện tại như thế nào nhé.
Phương pháp chiết khấu có 2 mô hình chính gồm:
- Mô hình cổ tức một giai đoạn
- Mô hình cổ tức trong nhiều giai đoạn
Mô hình cổ tức một giai đoạn
Công thức tính:
Trong đó:
- Vo: giá trị của một cổ phiếu ngày hôm nay, tại t = 0
- P1: giá kỳ vọng cho mỗi cổ phiếu tại t = 1
- D1: cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu cho năm 1, giả định sẽ được trả vào cuối năm t = 1
- r: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên cổ phiếu
Ví dụ: Bạn mua cổ phiếu A, với kì vọng sau 1 năm nhận cổ tức 2.000đ/cp, bán được với giá 50.000đ/p. Và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 8%.
Giá trị hiện tại của cổ phiếu là:
Vo = (2.000 + 50.000) / (1 + 8%) ^ 1 = 48.150 đồng/cp
Mô hình cổ tức nhiều giai đoạn
Mô hình này là phần mở rộng cho mô hình nắm giữ năm một năm hay hai năm. Khác biệt chính là số kỳ nắm giữ cổ phiếu, với t = n năm.
Công thức tính:
- Vo: giá trị của một cổ phiếu ngày hôm nay, tại t = 0
- Pn: giá kỳ vọng cho mỗi cổ phiếu tại t = n
- Dt: cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu cho năm n, giả định sẽ được trả vào cuối năm t = n
- r: tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên cổ phiếu
Ví dụ: Nhà đầu tư A nắm giữ cổ phiếu X trong 4 năm, với cổ tức kì vọng:
- Năm 1: 2.000đ/cp
- Năm 2: 3.000đ/cp
- Năm 3: 2.500đ/cp
- Năm 4: 3.500đ/cp
- Giá bán kì vọng năm thứ 4 là 100.000đ, tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 9%.
Áp dụng công thức trên thì:
Bonus #1: Chiến lược đầu tư cổ phiếu theo cổ tức
Rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới đã thành công với chiến lược này. Họ tập trung vào những doanh nghiệp có hoạt động ổn định, chi trả cổ tức đều đặn …
…Để có thể tái đầu tư vào doanh nghiệp tận dụng sức mạnh “lãi suất kép”.
Hay, ở thời điểm thị trường giảm giá, những cổ phiếu được bán với giá rất rẻ. Tỷ lệ dividend yield vì thế ở mức rất cao.
Nếu bạn là một nhà đầu tư an toàn thì đây thực sự là một chiến lược rất phù hợp. Việc lựa chọn cổ phiếu cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bonus #2: Danh mục đầu tư cổ tức (MẪU)
Dưới đây là danh mục (mẫu) gồm 9 cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao và ổn định trên thị trường để bạn có thể tham khảo:
Hãy giúp GoValue chia sẻ bài viết này và comment bên dưới những ý kiến của bạn nhé.
———————-
Tìm hiểu thêm:
- Chia sẻ 10 chỉ số bảng cân đối mà mọi nhà đầu tư đều cần phải biết
- Chia sẻ cách định giá cổ phiếu theo công thức của Benjamin Graham
- Đọc báo cáo tài chính của Warren Buffett
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tài chính
Lời kết: Trên đây là bài viết Top Cổ tức là gì? Hướng dẫn tính các tỷ lệ cổ tức (2021). Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn