Cùng xem Đấu thầu là gì? Đặc điểm, nguyên tắc và các phương thức đấu thầu trên youtube.
Có thể bạn quan tâm
- Zip Code là gì? Cách tra cứu mã Zip Code 63 tỉnh thành Việt Nam năm 2020 chính xác
- kinh nghiệm phỏng vấn tại vingroup
- kinh tế đối ngoại tiếng anh là gì
- Ngoài hacker mũ trắng và hacker mũ đen, giới hacker còn những màu mũ nào nữa? Có công việc chân chính nào dành cho họ không?
- Các DDU là gì trong xuất khẩu
1. Đấu thầu là gì?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013:
“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”
Luật sư tư vấn pháp luật về đấu thầu qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, có thể thấy, đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của bên mua là có được các hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Như vậy, bản chất của đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như 1 sự cạnh tranh lành mạnh để được thực hiện 1 việc nào đó, một yêu cầu nào đó.
2. Đấu thầu tiếng Anh là gì?
Đấu thầu tiếng Anh là: Bid
3. Đặc điểm của đấu thầu
Thứ nhất: Đấu thầu là 1 hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.
Thứ hai: Đấu thầu là 1 giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế đấu thầu không diễn ra như 1 hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của đấu thầu là là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng và giá cả tốt nhất. Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tất, người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán, để kí hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.
Thứ ba: Chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Theo Luật thương mại 2005, trong hoạt động đấu thầu có thể xuất hiện bên thứ ba như các công ty tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, chuyên gia giúp đỡ, đánh giá hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên đây là hoạt động không qua trung gian, không có thương nhân làm dịch vụ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân khác nhận thù lao. Trong khi đó, Luật đấu thầu 2013 đã quy định thêm về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp bao gồm đại lí đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập và chức năng thực hiện đấu thầu chuyên nghiệp.Việc thành lập và hoạt động của đại lí đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập giữa 1 bên mời thầu và nhiều bên dự thầu. Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ như trong trường hợp chỉ định đầu tư.
Thứ tư: Hình thức pháp lí của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lí do bên mời thầu lập, trong đó có đầy đủ những yêu cầu về kĩ thuật, tài chính và thương mại của hàng hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực, mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
Xem thêm: Quy định mới nhất về các hành vi bị cấm theo Luật đấu thầu
Thứ năm: Giá của gói thầu: xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hoạc dự toán _ được đưa ra bởi bên mời thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu. Bên dự thầu đưa ra giá cao hơn khẳ năng tài chính của bên mời thầu thì dù có tốt đến mấy cũng khó có thể thắng thầu. bên dự thầu nào đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu mà có giá càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng.
4. Quy định về lựa chọn hình thức đấu thầu
Tóm tắt câu hỏi:
Đơn vị tôi (Trung tâm Khuyến công – thuộc Sở Công thương) được Bộ Công Thương phê duyệt hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia. Kinh phí hỗ trợ tập trung mua nguyên vật liệu (các loại vải), chi phí dạy nghề (thuê giáo viên), mỗi nội dung trị giá 150 triệu đồng. Vậy xin Công ty tư vấn: Đơn vị tôi nên áp dụng hình thức đấu thầu nào?, đơn vị nào phê duyệt, thẩm định lựa chọn nhà thầu? Quy trình đấu thầu? Xin cung cấp các mẫu văn bản từng quy trình đấu thầu? Xin cám ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định Luật đấu thầu 2013 quy định một số hình thức đấu thầu sau:
Chỉ định thầu (Điều 22 Luật đấu thầu 2013): chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
– Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
-Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
Xem thêm: Quy định thẩm quyền giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
– Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
– Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
– Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
– Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
Chào hàng cạnh tranh (Điều 23 Luật đấu thầu 2013) được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
– Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
– Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
Xem thêm: Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu theo quy định mới nhất
Mua sắm trực tiếp (Điều 24 Luật đấu thầu 2013) được áp dụng đối với gói thầy mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
Xem Thêm : điểm mạnh điểm yếu trong cv tiếng anh
Tự thực hiện (Điều 25 Luật đấu thầu 2013): được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Gói thầu của bạn là mua nguyên vật liệu, cụ thể là các loại vải, đây là mua sắm hàng hóa thông dụng nên có thể áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh.
Theo Điều 57 Nghị định 63/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định như sau:
“1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
2. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.”
Vì gói thầu này có giá trị không quá 1 tỷ đồng nên sẽ được chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn.
Điều 58 Nghị định 63/2013/NĐ-CP trên quy định quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn như sau:
Xem thêm: Trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định của Luật đấu thầu
“1. Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá:
a) Bản yêu cầu báo giá được lập bao gồm các nội dung về phạm vi công việc, yêu cầu về kỹ thuật, thời hạn hiệu lực của báo giá, thời điểm nộp báo giá, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao, dự thảo hợp đồng, thời gian chuẩn bị và nộp báo giá (tối thiểu 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành bản yêu cầu báo giá) và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu;
b) Sau khi bản yêu cầu báo giá được duyệt, bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng trên một tờ báo được phát hành rộng rãi trong một ngành, một tỉnh hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc gửi trực tiếp bản yêu cầu báo giá cho tối thiểu 03 nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu. Trường hợp gửi trực tiếp, nếu trước thời điểm đóng thầu có bất kỳ nhà thầu nào khác đề nghị được tham gia chào hàng thì bên mời thầu phải gửi bản yêu cầu báo giá cho nhà thầu đó. Bản yêu cầu báo giá được phát hành miễn phí theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bằng fax.
2. Nộp và tiếp nhận báo giá:
a) Nhà thầu chuẩn bị và nộp 01 báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Việc nộp báo giá có thể thực hiện theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bang fax;
b) Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong báo giá của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp báo giá, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các báo giá được nộp trước thời điểm đóng thầu bao gồm các nội dung như: Tên nhà thầu, giá chào, thời gian có hiệu lực của báo giá và gửi văn bản tiếp nhận này đến các nhà thầu đã nộp báo giá.
3. Đánh giá các báo giá:
a) Bên mời thầu so sánh các báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Báo giá được xác định đáp ứng tất cả các yêu cầu trong bản yêu cầu báo giá và có giá chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn;
Xem thêm: Xác định phạm vi và đối tượng áp dụng Luật đấu thầu 2013
b) Trong quá trình đánh giá, trường hợp cần thiết bên mời thầu mời nhà thầu có giá chào thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) đến thương thảo hợp đồng.
4. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
6. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh rút gọn:
a) Thời gian đánh giá các báo giá tối đa là 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp báo giá đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo đánh giá các báo giá;
b) Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;
Xem thêm: Phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu và vấn đề chỉ định thầu
c) Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định.”
Từ những quy định trên, đơn vị của bạn có thể áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn.
Theo Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 58/2016/TT-BTC quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – Xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp quy định về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
“Điều 6. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 5 Thông tư này phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp mình theo quy định.
Xem Thêm : Kinh doanh hệ thống – Mô hình kinh doanh hiệu quả để khởi nghiệp
Điều 7. Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ hoặc cơ quan, tổ chức được người có thẩm quyền quyết định lựa chọn làm bên mời thầu thực hiện phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.
Điều 8. Trách nhiệm thẩm định trong lựa chọn nhà thầu
1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Sở Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương thì Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
c) Đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ mà Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng dự toán mua sắm quyết định việc mua sắm theo quy định tại Điều 5 Thông tư này thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
2. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu:
Bên mời thầu quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.”
Theo quy định trên, đơn vị của bạn, cụ thể là thủ trưởng của đơn vị sẽ có thẩm quyền phê duyệt, thẩm định lựa chọn nhà thầu.
5. Đối tượng và phạm vi áp dụng Luật đấu thầu 2013?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty chúng tôi có 30% vốn góp của DN nhà nước bằng quyền sử dụng đất. Chúng tôi muốn mua một lô xe điện có giá trị khoảng 4 tỷ đồng cho hoạt động kinh doanh. Xin Luật sư cho biết chúng tôi có phải áp dụng Luật đấu thầu không và nếu phải áp dụng chúng tôi phải dùng phương thức đấu thầu nào? Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật đấu thầu 2013 về phạm vi áp dụng như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm:
1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:
a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;
g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập;
…”
Bản chất của đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhà đầu tư để ký kết, để thực hiện hoạt động này, tùy vào nguồn vốn sử dụng sẽ xác định có áp dụng Luật đấu thầu 2013 hay không?
Luật sư tư vấn đối tượng và phạm vi áp dụng Luật đấu thầu 2013:1900.6568
Ví dụ nếu sử dụng toàn bộ là vốn tư nhân thì có thể tổ chức đấu thầu theo quy định của Luật thương mại 2005 hoặc tổ chức theo hình thức Luật đấu thầu 2013, hay nếu sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản thì phải sử dụng hướng dẫn mua sắm bằng vốn vay ODA, hoặc thuộc các trường hợp quy định tại Điều 1 Luật đấu thầu 2013 thì phải tổ chức đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu.
Trong trường hợp của bạn, công ty bạn là công ty có vốn góp Nhà nước (cụ thể là 30%) và nay muốn mua sắm hàng hóa. Theo quy định trên, nếu doanh nghiệp bạn có sử dụng vốn của nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án hoặc nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì sẽ thuộc đối tượng áp dụng Luật đấu thầu 2013.
Với giá gói thầu là 4 tỷ thì bạn có thể lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc chào hàng cạnh tranh thông thường.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Đấu thầu là gì? Đặc điểm, nguyên tắc và các phương thức đấu thầu. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn