Cùng xem thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch trên youtube.
1. Giải thích thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch là gì?
Trước khi học cách xác định thành phần gia đình của mình là gì và viết trong sơ yếu lý lịch tự thuật để phục vụ cho các công việc cần thiết như nộp hồ sơ xin việc, hồ sơ vào các trường đại học,trung học phổ thông, trung học cơ sở,… bạn cần hiểu được thành phần gia đình là thông tin liên quan đến bối cảnh phát triển của bạn trong một môi trường sống, ảnh hưởng rất nhiều đến các yếu tố bên trong con người bạn. Thành phần gia đình cũng có thể gọi là xuất thân gia đình, liên quan đến hoàn cảnh, xác định gia đình bạn thuộc tầng lớp nào trong xã hội.
Trong sơ yếu lý lịch tự thuật, phần thành phần gia đình được trình bày cụ thể là thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất (hoặc cải tạo công thương nghiệp). Lý do sơ yếu lý lịch của người Việt Nam phải kê khai thành phần gia đình sau khi cải cách ruộng đất đó là vì, vào những năm từ 1953 đến 1956, đất nước đã giành được quyền quyết định vận mệnh riêng của chính mình khỏi tay chế độ tư bản xâm lược tàn ác, cách mạng ruộng đất ra đời nhằm mục đích xóa bỏ những gì bất công còn sót lại bởi chế độ phong kiến lạc hậu, nghiêm trị những thành phần chống phá đất nước, bè lũ tay sai cho giặc. Bản chất của việc làm này là xóa bỏ những tàn dư phong kiến, phân chia giai cấp giữa địa chủ và nông dân, chia lại ruộng đất, những tài sản quý giá nhất của đất nước thời bấy giờ, cho những người dân cày nghèo đã chịu sự bóc lột của tầng lớp thống trị trong hàng ngàn đời qua.
Xem Thêm : Mẫu công văn giải trình với cơ quan thuế
Mặc dù bị đánh giá có một số sai lầm khi áp dụng một cách máy móc cách thức hoạt động của cách mạng ruộng đất ở Trung Quốc, tuy nhiên, cuộc cách mạng này thực sự có ý nghĩa to lớn với người dân Việt Nam, là cơ sở cho sự bình đẳng bình quyền, lập nền móng cho sự phát triển đồng đều, đúng với bản chất, đường lối của nước nhà. Đây cũng là dấu mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự sắp xếp, bài bố lại vị trí của các tầng lớp trong nhân dân, và cũng được coi là xuất thân chính thức của mỗi người từ khi đất nước Việt Nam ra đời. Vì vậy, khi điền thông tin thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch, chúng ta phải căn cứ vào dữ liệu này để viết sao cho chính xác.
2. Xác định thành phần gia đình của bản thân
Để xác định rõ hơn mình thuộc tầng lớp, xuất thân gia đình như thế nào trong xã hội, bạn cần phải biết một số những thông tin về đặc điểm của các tầng lớp người dân phổ biến và đông đảo trong xã hội Việt Nam sau đây.
Đầu tiên là tầng lớp nông dân, có thể bạn sẽ thấy thắc mắc với những từ được gợi ý như cố nông, bần nông, trung nông, phú nông khi điền sơ yếu lý lịch. dongnaiart.edu.vn sẽ giải thích một cách cụ thể hơn về những tầng lớp này trong xã hội. Cố nông là đối tượng có cuộc sống nghèo khổ nhất nhưng cũng chiếm phần lớn nhất trong xã hội, họ là những người không có ruộng đất, không có công cụ lao động, phải đi làm thuê làm mướn để xoay sở cuộc sống hằng ngày, chịu sự bóc lột của địa chủ. Tầng lớp bần nông có cuộc sống tốt hơn cố nông một chút khi họ là những người có một phần nhỏ ruộng đất nên ngoài hoạt động trên mảnh đất của mình, họ còn phải đi làm thuê cho địa chủ hoặc thuê, mướn dụng cụ lao động, trâu cày. Tầng lớp trung nông là đối tượng nông dân ít bị bóc lột bởi địa chủ bởi họ có ruộng đất, tài sản riêng và tự lao động, nuôi sống gia đình trên mảnh đất của mình đồng thời cũng không bóc lột ai. Phú nông là những người có ruộng nhưng chỉ có khả năng lao động trên một phần tài sản của mình, còn lại phải đi thuê, mướn người làm. Tuy có tham gia lao động chính nhưng họ cũng bóc lột tầng lớp cố nông, bần nông.
Ngoài các tầng lớp nông dân được phân chia thành nhiều kiểu như trên, còn có tầng lớp địa chủ là những người có nhiều của cải, đất đai và cho thuê, mướn ruộng đất, thu tô, thuế trên chính mảnh đất của mình, bóc lột sức lao động của các tầng lớp nông dân nghèo khổ. Bên cạnh đó, tầng lớp công chức viên chức cũng được định nghĩa là nhóm người làm việc trong các cơ quan, bộ máy chính quyền của đất nước. Một số các tầng lớp nhân dân khác có thể là tư sản và tiểu tư sản, những người có của cải, làm chủ, bóc lột lao động những người làm thuê; tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ là những người buôn bán nhỏ lẻ,…
3. Cách viết thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch thông thường
Xem Thêm : Xe ôm công nghệ hoạt động lại ở TP.HCM: Các hãng xe chờ hướng dẫn cụ thể
Từ những thông tin, đặc điểm của phần phân biệt các giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã hội Việt Nam sau cải cách ruộng đất, chắc hẳn bạn đã biết chính xác mình xuất thân là đối tượng nào, vị trí nào trong xã hội. Vì vậy, việc trình bày thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch chắc sẽ không còn khó khăn đối với bạn nữa.
Hiện nay, trong các tờ mẫu sơ yếu lý lịch có sẵn được bán trong nhiều bộ hồ sơ khác nhau, danh mục thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất (hoặc cải tạo công nghiệp) dành ra dung lượng một dòng để bạn có thể điền thông tin của mình. Sau khi đã xác định rõ thành phần gia đình bản thân, bạn chỉ cần điền đúng tên tầng lớp, thành phần xuất thân của mình là được, ví dụ: trung nông, công chức, viên chức, tiểu tư sản,…
4. Thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch đặc thù
Khác với các loại sơ yếu lý lịch thông thường sử dụng trong các bộ hồ sơ phổ thông, có một số những bản sơ yếu lý lịch kê khai dành cho những đối tượng đặc thù như Đảng viên, công chức nhà nước, bộ đội,… Đây là những đối tượng được yêu cầu cực kỳ chặt chẽ và nghiêm túc trong việc kê khai các thông tin không chỉ liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến những người thân, dòng tộc thân cận. Tùy những yêu cầu cụ thể mà người kê khai phải xác định các yếu tố thành phần gia đình của bản thân, của gia đình mình bao gồm ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột, và thành phần gia đình của vợ/chồng bao gồm ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột của vợ/chồng,… Những thông tin về bối cảnh gia đình, xuất thân của những người thuộc nhóm ngành nghề này thực sự phải được điều tra vô cùng kỹ càng với những mục đích vì an toàn và an ninh từ các tổ chức có liên quan.
Tóm lại, thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch tuy chỉ là một thông tin rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với một cá nhân trong xã hội. Đặc biệt là không phải ai cũng hiểu rõ và xác định chính xác những thông tin về xuất thân của chính mình. Mong rằng bài viết này của dongnaiart.edu.vn đã giúp các bạn không còn thắc mắc nào về thành phần gia đình khi viết sơ yếu lý lịch tự thuật.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn