phạm nhật vượng sinh năm bao nhiêu

Cùng xem phạm nhật vượng sinh năm bao nhiêu trên youtube.

phạm nhật vượng sinh năm bao nhiêu

Shop phạm nhật vượng sinh năm bao nhiêu đơn vị

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: “Tôi từng… phá sản”

Trong nhiều năm gần đây, “Phạm Nhật Vượng” và “Vingroup” đã trở thành những từ khóa nóng bỏng trên Google với nhiều sự kiện đình đám, như ra mắt xe hơi VinFast tại Paris, giới thiệu những mẫu xe máy điện VinFast, ra mắt điện thoại thông minh Vsmart, khánh thành hạng mục đầu tiên của tòa nhà chọc trời Landmark…

Mình “ăn đòn” nhiều nên… “khôn hơn”

Thành công là vậy nhưng nếu nhìn vào những thành công mà vị tỷ phú này đạt được, ít ai nhớ đến thất bại mà ông từng trải qua. Nhưng đây mới lại là những điều hun đúc nên bản lĩnh của những người thành công như ông.

Trong nhiều năm gần đây, “Phạm Nhật Vượng” và “Vingroup” đã trở thành những từ khóa nóng bỏng trên Google với nhiều sự kiện đình đám

Những năm 1980, thông qua mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các nước Đông Âu – đặc biệt là Liên Xô (cũ), Việt Nam đã gửi rất nhiều học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc nhất sang học tập, về kinh tế – tài chính đến khoa học – kỹ thuật. Thời kỳ đó, du học Liên Xô là niềm mơ ước thoát nghèo của nhiều thanh niên Việt Nam.

Ông Phạm Nhật Vượng cũng thuộc lớp thanh niên ưu tú khi đó. Năm 1987, nhờ thành tích xuất sắc về toán học, ông Vượng giành suất học bổng du học tại Học viện địa chất Moscow, chuyên ngành kinh tế và địa chất.

Trong một bài viết trên báo Tuổi trẻ , tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng trải lòng về những thất bại của mình.

“Tôi chỉ là một người bình thường thôi. Tôi đi học ở Liên Xô, rồi ở lại làm việc. Bắt đầu khởi nghiệp thực ra là từ năm thứ 3 đại học. Ở Moscow, tại Dom 5 (khu thương xá tập trung làm ăn buôn bán của người Việt tại Nga thời đó), mình cũng đi thuê một cái phòng để bán hàng nhưng buôn bán kém, cứ càng buôn càng lỗ. Sau đó mới mở cái nhà hàng tại Dom ấy luôn.

Đến đoạn sau thì nhập hàng từ Việt Nam sang. Hồi ấy buôn áo gió là đỉnh điểm, ban đầu kiếm được nhiều tiền lắm. Nhưng cuối cùng cũng lại mất sạch. Phá sản luôn, vì khi thị trường đi xuống mình phản ứng không đúng và không kịp. Sinh viên đã có kinh nghiệm gì đâu nên mới bị phá sản. Khi rời Moscow đi xuống Kharkov vẫn còn nợ 40.000 USD”, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết.

“Mình nhạy hơn với thị trường. Mình”ăn đòn“nhiều nên khôn hơn”, ông rút ra giá trị từ những thất bại đó.

Năm 1993, sau khi tốt nghiệp và kết hôn với người bạn gái đại học, ông cùng vợ chuyển tới thành phố Kharkov, mở một cửa hàng ăn lấy tên Việt Nam Thăng Long. Theo tờ Fast Salt Times của Ukraine, cửa hàng ăn của ông Vượng đặt tại nhà số 5, cao tốc Aminevskoe, nơi có nhiều người Việt sinh sống vào những năm 1990.

“Đồ ăn ngon, giá cả phải chăng và hợp túi tiền, nhà hàng của ông Vượng đã nhanh chóng phát triển và trở nên nổi tiếng với không chỉ người dân Kharkov mà với cả những du khách tới thành phố”, cựu thị trưởng thành phố Kharkov Michael Pilipchuk nhớ lại.

Giai đoạn những năm 1990, do khủng hoảng kinh tế tài chính, những kệ hàng trong siêu thị Kharkov trống không và người dân buộc phải mua nhiều loại sản phẩm bằng tem phiếu. Tận dụng cơ hội, ông Vượng về Việt Nam mua một dây chuyền mỳ ăn liền hai vắt thô sơ, quay tay đưa sang Ukraine và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền hiệu Miniva, bán cho dân bản địa. Sản phẩm của Technocom hoàn toàn xa lạ với Ukraine nhưng lại nhanh chóng được đón nhận. Technocom ra đời ngày 8/8/1993, ngày 8/8 sau này cũng được chọn là ngày thành lập tập đoàn Vingroup.

Để có vốn kinh doanh mỳ ăn liền, ông Vượng chấp nhận mạo hiểm đi vay 10.000 USD từ bạn bè với lãi suất 8%/tháng. Sau đó ông còn tiếp tục vay Ngân hàng châu Âu với lãi suất 12% để mở rộng sản xuất sang các sản phẩm khác như rau thơm khô đóng gói, bột khoai tây, soup…

Xem Thêm : hướng dẫn sử dụng hiệu ứng powerpoint 2007

Sự xuất hiện của mỳ “Mivina” vào năm 1995 rất đúng thời điểm nên nhanh chóng trở nên phổ biến ở đất nước Ukraine. Chỉ trong vòng một năm, doanh số cán mốc 1 triệu gói mỳ. Đến năm 2004, mức tiêu thụ mỳ Mivina ở Ukraine đạt mức cao kỷ lục, 97% người tiêu dùng sử dụng loại sản phẩm này.

Từ cơ sở ban đầu chỉ 30 nhân công, loại mỳ này nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên thị trường thực phẩm Kharkov, rồi phổ biến toàn Ukraine. Thương hiệu Mivina sau đó trở thành tên gọi chung cho tất cả đồ ăn nhanh ở Ukraine.

Từ thành công tại Ukraine, ông Vượng mở rộng nhà máy, tiếp đó đưa thương hiệu Mivina tới hơn 30 quốc gia khác trên toàn thế giới như Estonia, Litva, Latvia, Moldova, Ba Lan, Đức, Israel… Ngoài sản phẩm đầu tiên là mỳ ăn liền, ông còn sản xuất khoai tây nghiền, thành lập nhà máy chuyên sản xuất gia vị, nhà máy chuyên đóng gói, là các công ty con của Tập đoàn Technocom, tiền thân của Vingroup hiện nay.

Những năm 1997 – 1998, ông Vượng chia sẻ chỉ nghĩ kiếm được 2 triệu USD sẽ ngừng kinh doanh về hưu, nhưng như người ta thường nói thời tới không cản nổi, việc kinh doanh cứ thế đi lên.

Từ năm 2000, song song với việc điều hành công việc kinh doanh ở Ukraine, ông Vượng bắt đầu đầu tư về nước với việc mở 2 công ty bất động sản ở Việt Nam là Vinpearl năm 2000 và Vingroup năm 2002. Nhiều giai thoại kể lại, trước khi xây dựng Vinpearl Land và Vincom, ông Phạm Nhật Vượng đã đích thân sang Phuket Thái Lan để học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, và sang Singapore để tìm hiểu về trung tâm thương mại.

Đảo Hòn Tre ở Nha Trang là địa điểm được lựa chọn xây dựng Vinpearl Land đầu tiên với tham vọng biến nơi này thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ý tưởng này vào thời điểm đó bị nghi ngờ là “ném tiền xuống biển”. Năm 2006, Vinpearl Land Nha Trang (lúc đó có tên gọi Hòn Ngọc Việt) ra đời với 225 phòng khách sạn và tổ hợp vui chơi đa chức năng nhanh chóng trở thành địa điểm thu hút du khách nhất nhì Việt Nam, và là kiểu mẫu để sau này Vinpearl nhân rộng mô hình khắp cả nước.

Một năm sau, ông Vượng tiếp tục khai trương Trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu – tổ hợp thương mại lớn đầu tiên ở Hà Nội. Ba năm sau, tuyến cáp treo vượt biển nổi tiếng nối đất liền Vinpearl Land Nha Trang được đưa vào vận hành và là một trong những tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới (cho đến năm 2018).

Thời điểm này ông Vượng vẫn bay qua bay lại giữa Việt Nam và Ukraine để lo cho việc kinh doanh ở cả 2 quốc gia. Đã nhiều năm, Nestle ngỏ ý muốn mua lại Technocom ở Ukraine nhưng ông Vượng luôn từ chối. Bất ngờ đến năm 2009, ông quyết định bán công ty để tập trung toàn lực về trong nước.

Chia sẻ trên Forbes Việt Nam, ông nói: “Khoảng 2008 có vụ máy bay Airbus của Air France bị rơi xuống biển không tìm được. Tôi nghĩ, mình cũng bay suốt như vậy, nhỡ máy bay rơi không tìm được thì có phải khổ vợ con không? Lúc ấy trong nước cũng nhiều việc. Tôi muốn làm hẳn mọi việc đến đầu đến đũa”.

Năm 2010, ông Vượng bán Technocom cho tập đoàn Nestle của Thụy Sĩ với mức giá không được tiết lộ. Thời điểm ông rời đi, Technocom vẫn là một tên tuổi lớn trên thị trường hàng tiêu dùng nhanh của Ukraine, có hai nhà máy ở Kharkov với doanh thu lên tới 100 triệu USD/năm. Technocom có 1.900 nhân viên, sản phẩm của công ty này được xuất sang 20 quốc gia, trong đó có Nga, các nước Baltic, Đức, Hungary, Israel, Ba Lan và Romania.

“Khi mình rời đi, thị phần của mình trong mảng mỳ ăn liền khoảng trên 90%, bột canh quanh quanh 80%; 7 năm liền mình giữ thị phần hầu như không giảm. Trong khi đối thủ có lúc chi đỉnh điểm 34 triệu USD cho quảng cáo, mình chi khoảng 2 triệu USD, mà chủ yếu là để mua áo lông ngỗng phát cho đội bán hàng ngoài chợ; vậy mà đối thủ hầu như không chiếm được thị phần của mình”, ông cho biết.

Năm 2011, 2 công ty cổ phần Vinpearl và công ty cổ phần Vincom được sáp nhập lại bằng cách hoán đổi cổ phần. Đến giữa tháng 2 năm 2012, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) phát hành thêm cho mục đích sáp nhập được chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều quan trọng là có máu liều

Từ 2 dự án đầu tiên mang tính biểu tượng là Vinpearl Nha Trang và Vincom Bà Triệu, Vingroup đã lớn mạnh với tốc độ cực kỳ nhanh chóng trong suốt 2 thập niên đầu thế kỷ 21. Trong lĩnh vực bất động sản, hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị, nghỉ dưỡng của tập đoàn này đã ra đời và thay đổi hoàn toàn bộ mặt đô thị cũng như khu du lịch tại Việt Nam. Sự thành công nhanh chóng của lĩnh vực bất động sản của Vingroup tạo đà giúp doanh nghiệp này mở rộng ra hàng loạt lĩnh vực khác trong hệ sinh thái khép kín mang họ “Vin” gồm: Trung tâm thương mại Vincom, Bệnh viện VinMec, trường học VinSchool-VinUni, siêu thị Vinmart (hiện đã bán cho Masan), điện thoại Vsmart,…

Tại một buổi tọa đàm với ông Nguyễn Mạnh Hùng (lúc đó giữ chức CEO Viettel), ông Vượng từng được hỏi làm thế nào để thành công trong hàng loạt lĩnh vực không liên quan với nhau và cũng chẳng phải là sở trường của mình, ông đúc kết: Điều quan trọng nhất là phải có máu liều, có đam mê và hoàn toàn nghiêm túc với những thứ mình theo đuổi.

“Tự tin thì chả tự tin lắm đâu. Khi bước sang một lĩnh vực khác chỉ có liều thôi, chứ một ăn một tịt làm sao tự tin được. Nhưng khi mình làm mình phải có đam mê, trước tiên là phải rất đam mê, rất nỗ lực, rất cố gắng và nghiêm túc với công việc đó. Phải mày mò học hỏi xem thiên hạ làm thế nào, tính toán, cân đối rồi cũng phải lăn lộn, lăn xả. Thành công sẽ đến khi mình đam mê, cố gắng nỗ lực chứ chả có gì chắc ăn hết”.

Xem Thêm : Hướng dẫn viết nhật ký từ A đến Z

Năm 2013, Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên được tạp chí Forbes vinh danh trong bảng xếp hạng tỷ phú USD của thế giới, ở vị trí 974 với tổng tài sản 1,5 tỷ USD. Thứ hạng của ông tăng đều theo các năm và tới nay tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng ở vị trí 286 top những người giàu nhất hành tinh, với tổng tài sản trị giá 7,3 tỷ USD.

Vingroup quá lớn để có thể thất bại?

Năm 2016, Vingroup đổi slogan “Nơi tinh hoa hội tụ cùng phát triển” trở thành “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”. Quyết định này được Chủ tịch tập đoàn Phạm Nhật Vượng đưa ra cùng lời giải thích “để mọi người giữ được ngọn lửa, ý chí và tinh thần làm việc” bởi theo ông “Vingroup vẫn còn quá bé nhỏ so với thế giới”.

Chỉ 1 năm sau, Vingroup công bố kế hoạch Dự án sản xuất ô tô VinFast đầy tham vọng cùng hàng loạt sự điều chuyển mục tiêu của toàn tập đoàn. Quyết định này được đánh giá là dự án “khởi nghiệp” mạo hiểm ở tuổi 50 của vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam, kèm theo rất nhiều hoài nghi và tò mò của dư luận.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: “Tôi từng... phá sản”

“Ngày xưa là câu chuyện cơm áo gạo tiền. Đầu tiên khi đi làm là muốn kiếm tiền giúp bố mẹ đỡ nghèo đỡ khổ. Sau này có tí tiền lên thì để mình sống một cách thoải mái sung túc, vợ con đề huề. Dần dần lớn lên nữa thì công việc là đam mê. Và đến giờ mục tiêu cuối cùng là làm được cái gì đó cho đời”, là lời bộc bạch về mục tiêu cuộc đời trên báo Tuổi trẻ cách đây 2 năm của vị tỷ phú họ Phạm.

Với trăn trở đó, ở tuổi 50, ông Vượng gây bất ngờ với công chúng khi quyết định dồn lực đầu tư vào 2 lĩnh vực công nghiệp và công nghệ. Đây là 2 lĩnh vực không hề liên quan đến nền tảng kinh doanh chủ đạo của Vingroup trước đó (bất động sản và thương mại dịch vụ), được đánh giá là cực kỳ “khó làm” vì rào cản gia nhập quá lớn, đầu tư lớn cả về tài chính – công nghệ – nhân sự – chuỗi cung ứng, chưa kể những đại gia hiện hữu trong lĩnh vực này đều có thâm niên kỳ cựu và thương hiệu mạnh.

“Tôi có mong muốn cháy bỏng là xây dựng được một thương hiệu Việt Nam có đẳng cấp và nổi tiếng trên thế giới, giúp con cháu sau này có thể tự hào về đất nước, về dân tộc của mình và qua đó truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ. Vingroup sau một thời gian dài dấn thân, miệt mài phấn đấu đã có được những điều kiện ban đầu để bắt tay vào việc này. Hơn thế nữa, hiện nay tất cả các thành viên của Vingroup đều thể hiện quyết tâm và mong muốn được đóng góp toàn bộ trí lực để thực hiện thành công sứ mệnh này”, tạp chí Forbes dẫn lời ông chủ VinFast

Trái ngược với những nghi ngại ban đầu, thực tế diễn ra 3 năm qua đã cho thấy bản lĩnh đáng gờm và tăng tốc ngoạn mục của hãng xe Việt: Ra mắt nhà máy ô tô hiện đại, với dây chuyền sản xuất robot hoàn toàn tự động trong vỏn vẹn 21 tháng kể từ ngày đầu khởi công dự án (2/9/2017 tại KCN Đình Vũ – Cát Hải – Hải Phòng); Mua lại hãng xe GM Việt Nam; Thành lập Viện Công nghệ Ô tô tại Úc; Công bố kế hoạch sản xuất xe ô tô điện và dự kiến xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vào năm 2021; Lên kế hoạch mở nhà máy tại Mỹ, sau khi thành lập văn phòng nghiên cứu với 50 thành viên tại San Francisco để chuẩn bị cho việc bán ô tô tại California vào năm 2022…

Giờ đây, ông Vượng có thể tự hào khi hằng ngày chứng kiến xe VinFast đã chạy khắp các con phố ở đô thị. Dòng xe “quốc dân” như Fadil thậm chí trở thành dòng bán chạy nhất tháng 2 vừa qua với doanh số 1.090 xe, bỏ xa “vua doanh số” Toyota Vios.

Nhiều người khác đặt câu hỏi liệu có phải Vingroup đã phát triển quá lớn và không thể cho phép thất bại hay không? Vingroup có tổng giá trị trên thị trường khoảng 28 tỷ USD, tương đương 16% tổng giá trị vốn hóa thị trường. Khi doanh số của công ty giảm khoảng một phần ba trong quý đầu năm 2020, cổ phiếu Vingroup sụt giảm kéo theo VN-Index giảm theo.

Ông Vượng nói rằng, “bất kì công ty nào cũng có thể sụp đổ”. Tập đoàn đã thực hiện các kịch bản dự phòng trong trường hợp thị trường bất động sản xảy ra khủng hoảng như năm 2009 và tiếp tục lên kế hoạch thoái vốn các doanh nghiệp trong hệ thống.

Cho đến thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản dự kiến sẽ tăng trưởng nhẹ năm nay, Vingroup hiện cũng đang phát triển các dự án bất động sản công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu khi các nhà sản xuất dịch chuyển vào Việt Nam từ Trung Quốc.

Và với những người nghi ngờ khát vọng ô tô điện của mình, ông Vượng chỉ ra rằng, VinFast đã từng biến một đầm lầy thành một nhà máy ô tô hiện đại, với dây chuyền sản xuất robot hoàn toàn tự động và bàn giao xe hơi cho người tiêu dùng trong 21 tháng – đó thực sự là một kỳ tích mà ít người nghĩ Vingroup có thể làm được cho đến khi dự án hoàn thành.

Ông Vượng thực sự là một người yêu nước hơn ai hết. Ông nói rằng ông muốn công ty của mình tiếp tục bổ sung vào danh sách những điều đầu tiên làm cho quê hương Việt Nam. “Tôi luôn nói với các đồng nghiệp của mình: đừng để cuộc sống của bạn trôi qua một cách vô nghĩa. Đừng để đến cuối cuộc đời, bạn không có gì đáng nhớ để kể lại. Sẽ thật buồn khi thấy rằng cuộc sống của bạn đã không tạo thêm bất kì giá trị nào”.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc

Lời kết: Trên đây là bài viết phạm nhật vượng sinh năm bao nhiêu. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Cách viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn chuyên nghiệp

Cách viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn chuyên nghiệp

Sau buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng, bạn đừng quên gửi thư cảm ơn nhé vì đơn thuần chỉ là trả lời email phỏng…

Cách khắc phục lỗi save trong word 2010 mà bạn nên biết

Cách khắc phục lỗi save trong word 2010 mà bạn nên biết

https://www.youtube.com/watch?v=lASide7oOQkCó thể bạn quan tâm FCT là gì? Những nội dung cơ bản cần nhớ về thuế FCT 6 thủ thuật excel cho dân văn phòng hữu…

Hướng dẫn cách ghi nhật ký chung chi tiết

Hướng dẫn cách ghi nhật ký chung chi tiết

Các số liệu kế toán được theo dõi tại các sổ kế toán. Ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung được nhiều doanh nghiệp…

20 Mẫu đoạn văn tiếng Anh về công việc tình nguyện hay nhất năm 2022

20 Mẫu đoạn văn tiếng Anh về công việc tình nguyện hay nhất năm 2022

https://www.youtube.com/watch?v=Dh_AhY48iGECó thể bạn quan tâm Cách chèn và hiệu chỉnh Word Art trong Word Lời khuyên của tỷ phú Lý Gia Thành dành cho những ai muốn…

Mẫu lời tri ân khách hàng hay, sâu sắc và ý nghĩa nhất 2022

Mẫu lời tri ân khách hàng hay, sâu sắc và ý nghĩa nhất 2022

https://www.youtube.com/watch?v=zvkH5Z0VN6MCó thể bạn quan tâm nhân viên nghiệp vụ là gì điểm mạnh điểm yếu trong cv Maket là gì? Vai trò QUAN TRỌNG của Maket trong…

6 thủ thuật excel cho dân văn phòng hữu ích, dễ thực hiện

Excel là phần mềm cực kỳ hữu ích nhất là trong công việc. Để thao tác với excel được nhanh, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng…