Cùng xem nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc trên youtube.
nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc
Có thể bạn quan tâm
Ngoài CV xin việc thì một mẫu đơn ứng tuyển ấn tượng chính là yếu tố quan trọng giúp bạn ghi điểm “tuyệt đối” với nhà tuyển dụng. Trong lần chia sẻ này, Newstimviec sẽ hướng dẫn cho bạn những kiến thức hữu ích nhất về cách viết đơn xin việc chuẩn.
Đơn xin việc là gì?
Đơn xin việc tiếng Anh là Application for employment. Loại mẫu đơn này được cho là một trong những thành phần rất quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc của mỗi ứng viên, là phương tiện kết nối người xin việc với các nhà tuyển dụng. Vậy nên bạn cần thể hiện lá đơn xin việc của mình thật khác biệt và ấn tượng so với những ứng viên khác để nâng cao cơ hội việc làm cho bản thân.
Download mẫu đơn xin việc chuẩn cho mọi ngành nghề
Tải đơn xin việc hay dành cho kế toán
Tải mẫu đơn xin làm việc cho kế toán tại đây
Tải Mẫu đơn xin ứng tuyển công nghệ thông tin
Tải mẫu đơn xin việc cho ngành IT tại đây
Tải Mẫu đơn xin việc làm ngành bán hàng
Download đơn xin việc ngành bán hàng
Mẫu đơn xin việc cần những gì?
Một mẫu CV xin việc ứng tuyển chuẩn sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về các điểm mạnh, kinh nghiệm và kỹ năng… của mỗi ứng viên. Vậy nên khi viết lá đơn này, bạn cần chú ý tới những nội dung sau:
- Tiêu đề: Trong hướng dẫn viết đơn xin việc, phần này thường phải ghi tên đầy đủ của doanh nghiệp bạn muốn ứng tuyển. Vì thấy, hãy viết in hoa tên riêng của công ty đó.
- Họ và tên người viết đơn: Bạn cần ghi đầy đủ và chính xác cả họ và tên của mình theo giấy khai sinh, viết hoa toàn bộ.
- Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân: Phần này bạn chỉ cần điền đầy đủ số CMTND hoặc số trên thẻ CCCD còn hiệu lực pháp luật là được
- Ngày cấp: Bạn hãy ghi đúng những thông tin về thời gian được cấp các giấy tờ cá nhân theo đúng quy định là được.
- Nơi cấp: Điền rõ nơi cấp được ghi trong CMTND/thẻ CCCD.
- Trình độ văn hóa: Bạn cần ghi 12/12 đối với những bạn đã tốt nghiệp lớp 12 sau đó đi làm luôn, còn đối với những bạn học Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp thì ghi là Đại học/Cao đẳng/Trung cấp.
- Trình độ chuyên môn: Bạn hãy điền ngành nghề mà bạn được đào tạo.
- Ngoại ngữ: Nếu bạn có khả năng về ngôn ngữ nào thì hãy điền ngôn ngữ đó vào mục này.
- Tình trạng sức khỏe: Bạn hãy điền theo như trong giấy khám sức khỏe của mình.
- Xác nhận của Ủy ban nhân dân: Bạn cần ra Ủy ban nhân dân phường/xã nơi mà mình đang cư trú để xin chữ ký và dấu để chứng thực về bộ hồ sơ xin việc này.
Xem Thêm : Nghiệp vụ là gì? Tìm hiểu khái niệm nghiệp vụ?
Ngoài ra, một số thông tin như chứng minh nhân dân, ngày cấp; nơi cấp chứng minh thư bạn hoàn toàn có thể không cho vào trong đơn xin việc nếu muốn vì đây là các thông tin không bắt buộc phải có.
► GỢI Ý: Các vị trí việc làm Đà Nẵng lương cao, thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng hiện nay
Một số hình thức tạo đơn ứng tuyển
Một số hình thức phổ biến nhất hiện nay chúng ta có thể kể đến như đơn trực tuyến, đơn gửi trực tiếp, qua email hay viết tay.
- Đơn xin việc viết tay: Hiện nay, các mẫu đơn xin việc viết tay vẫn được các cơ quan, doanh nghiệp đánh giá cao, đặc biệt cơ quan nhà nước, bởi sẽ thể hiện được sự tỉ mỉ, cẩn thận của bạn trong công việc. Với hình thức này, bạn sẽ nộp trực tiếp đến nhà tuyển dụng và họ có thể sắp xếp phỏng vấn bạn ngay tại chỗ.
- Tạo trực tuyến: Việc làm và gửi đơn xin việc online thông qua các trang tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm cũng ngày càng trở nên phổ biến. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản, sau đó chọn một mẫu đơn có sẵn và điều chỉnh thông tin theo ý mình là đã có thể gửi ngay đến nhà tuyển dụng rồi.
- Đơn xin việc đánh máy: Bạn có thể sử dụng các công cụ có sẵn trên máy tính như word, excel… để viết đơn xin tuyển dụng. Với hình thức này, bạn sẽ tự tạo mẫu đơn xin việc file word theo sở thích cá nhân, tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo các mẫu đơn chuẩn để tránh sáng tạo quá đà nhé. Sau khi đã làm xong, bạn có thể chuyển đến nhà tuyển dụng bằng cách gửi qua email để vừa tiết kiệm thời gian, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong công việc.
Cách viết đơn xin việc làm chinh phục mọi nhà tuyển dụng
Để có thể có được một bộ hồ sơ đẹp, ngoài một bản CV cá nhân được đầu tư kỹ lưỡng thì đơn xin việc cũng cần phải có sự chăm chút không kém. Và dưới đây sẽ là một số hướng dẫn viết đơn xin việc để giúp bạn có thể lọt mắt xanh của nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng:
Nghiên cứu kỹ về công việc, công ty muốn ứng tuyển
Muốn cho bản đơn xin tuyển dụng của bạn đạt được hiệu quả như ý muốn thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là chủ động nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng về vị trí công việc, công ty mà bạn muốn ứng tuyển. Hiện có rất nhiều nguồn tin khác nhau để bạn có thể tìm hiểu như: website công ty, fanpage mạng xã hội của doanh nghiệp hoặc chính những người đã làm việc tại công ty bạn muốn ứng tuyển. Việc tìm hiểu kỹ các thông tin việc làm sẽ giúp cho ứng viên có thêm các ý tưởng khác nhau để viết đơn xin việc chuẩn, từ đó nâng cao cơ hội được phỏng vấn cho mình lên.
Nội dung ngắn gọn và thu hút
Đơn xin việc hay là kết quả từ việc ứng viên sử dụng tài năng ngôn ngữ của mình. Chính vì thế, tùy theo vị trí ứng tuyển mà bạn cần có sự linh hoạt trong phong cách viết để thu hút nhà tuyển dụng. Mặc dù không có mẫu số chung nhưng bạn cũng cần phải đảm bảo đầy đủ bố cục của một tờ đơn thật chuyên nghiệp.
Và sau khi đã liệt kế một số điểm mạnh để thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí tuyển dụng bạn cần đề cập một số nguyện vọng của bản thân khi tới phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Điều này sẽ giúp cho hai bên có thể hiểu được nhau nhiều hơn. Đồng thời chứng tỏ sự quan tâm thực chất của bạn dành cho vị trí ứng tuyển.
Ngoài ra, một lời cảm ơn ngắn gọn cùng thông tin cá nhân chính xác để nhà tuyển dụng dễ sắp xếp các cuộc hẹn cũng sẽ tạo ra được ấn tượng tốt về bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
Văn phong trang trọng và chuyên nghiệp
Không giống như viết một bức thư bình thường, văn phong khi viết đơn ứng tuyển cần phải thật sự dễ hiểu và trang trọng. Ứng viên không được sử dụng các từ ngữ mang tính địa phương để cho vào trong đơn xin đi làm của mình. Thay vào đó, bạn có thể dụng những cụm từ khá đơn giản như: Với kinh nghiệm làm việc tại….; tôi tin tưởng mình sẽ phù hợp với vị trí này. Phần lớn các NTD hiện nay đều có cảm tình với những đơn xin việc có thái độ tích cực đến từ ứng viên.
Hãy viết một đơn xin việc cho mỗi công ty ứng tuyển
Xem Thêm : hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên
Rất nhiều ứng viên khi đi ứng tuyển thường có thói quen dùng một bản mẫu đơn xin việc để có thể nộp cho nhiều công ty khác nhau. Điều này rất bất lợi cho ứng viên khi rất dễ gây ra những nhầm lẫn khác nhau về địa chỉ, tên công ty, nội dung chính trong đơn…
Và nếu bạn gửi trong bộ hồ sơ của mình một form đơn xin việc như vậy, nhà tuyển dụng hoàn toàn có cơ sở để tin rằng bạn là người không có hứng thú với công việc, chỉ đi tham gia phỏng vấn cho vui. Chính vì vậy, hãy đầu tư viết đơn xin việc giống như khi bạn viết CV cá nhân để gây ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.
Những lỗi thường gặp khi viết đơn xin ứng tuyển
Cho dù đã có rất nhiều mẫu viết đơn xin việc hay nhưng rất nhiều ứng việc vẫn mắc phải một lỗi cơ bản sau dẫn đến việc nhà tuyển dụng chưa cần xem CV cũng đã vứt ngay hồ sơ vào sọt rác. Hãy đặc biệt tránh những lỗi trong đơn xin việc viết tay sau ngay lập tức để tiến tới công việc mơ ước của bản thân
► TÌM HIỂU NGAY: Đa dạng vị trí công việc nhân viên kế toán phù hợp với các ứng viên ở các trình độ khác nhau
Lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp
Đối với những bạn sử dụng mẫu đơn viết tay hoặc đánh máy đều rất hay mắc phải lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp. Để tránh tuyệt đối tình trạng này, bạn cần đọc lại một lần cuối cùng đơn xin việc bằng tiếng Anh hoặc tiếng việt trước khi bấm gửi qua email cho nhà tuyển dụng. Nếu cần thiết, hãy nhờ một người có kinh nghiệm tuyển dụng để kiểm tra lần cuối cùng lá đơn của bạn. Biết đâu từ kinh nghiệm của họ mà bạn có thể có thêm những ý tưởng mới để triển khai cho hồ sơ của mình.
Nội dung không liên quan đến vị trí ứng tuyển
Bạn nên sử dụng câu cú logic, mạch lạc, ngắn gọn nhưng phải xúc tích, bao hàm đầy đủ thông tin bên trong. Hãy hạn chế tối đa cách trình bày lê thê, dài dòng, các câu văn không đánh trúng vào vị trí ứng tuyển.
Quá tự tin
Khi viết đơn , việc tự tin với các điểm mạnh của bản thân là điều rất tốt. Tuy nhiên, cái gì quá thì cũng không nên. Hãy hạn chế tối đa những câu văn có tính chất quá nổ về năng lực của bản thân. Điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng có cảm tình không tốt về bạn.
Thiếu trung thực
Đừng vì quá mong muốn đi làm mà bạn đề cập tới những kỹ năng nghề nghiệp mà mình không có. Trong vòng phỏng vấn trực tiếp, nếu như bạn được hỏi về những kỹ năng công việc mà lại không biết trả lời như thế nào thì không chỉ việc bị loại khỏi buổi phỏng vấn mà các cơ hội để ứng tuyển lại cũng sẽ rất khó do nhà tuyển dụng đã có ác cảm rằng bạn là người không trung thực.
Trên đây là toàn bộ cách viết đơn xin việc trong hồ sơ chuẩn nhất hiện nay giúp bạn tăng khả năng trúng tuyển cao hơn so với các đối thủ khác. Chỉ cần bạn có tư duy logic, mạch lạc cùng sự tỉ mỉ, cẩn thận cộng thêm kinh nghiệm và tâm huyết thì cơ hội tìm việc làm tốt sẽ nằm trong tầm tay của bạn.
► Xem thêm: [TOP 16] Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn