Cùng xem Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội trên youtube.
Các nhóm nghề trong Ngành du lịch
Ngành du lịch là gì?
Ngành du lịch có tên tiếng Anh là Tourism đây là ngành kinh tế tổng hợp bao gồm nhiều nhóm ngành – nghề liên quan, có chức năng và nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các đơn vị nghiên cứu, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…
Các nhóm nghề trong ngành du lịch
1. Quản lý du lịch
Khi làm công việc này, bạn thực sự là “VIP” rồi đấy. Đây là việc của những người có năng lực quản lý và hiểu biết về du lịch để lãnh đạo những bộ phận, nhân viên dưới quyền. chủ yếu làm việc trong văn phòng, xử lý và phê duyệt các hồ sơ, báo cáo, đề án… Ngoài ra, họ cũng phải thường xuyên đi gặp đối tác, tham dự hội thảo, tham gia các chương trình quảng bá du lịch, đi đến các quốc gia hoặc địa phương khác để khảo sát thực tế, khảo sát thị trường, tham quan, học hỏi…
Tuy nhiên, Công việc này có thể chưa phải là mối quan tâm nghề nghiệp ngay của bạn nhưng những sinh viên theo học các nhóm ngành ở cấp độ quản lý, điều hành du lịch cần xác định rõ tương lai nghề nghiệp sau tốt nghiệp, rằng phải bắt đầu từ vị trí nhân viên bộ phận để học hỏi và rèn luyện các kỹ năng, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, tạo tiền đề để thăng tiến lên các vị trí, chức vụ cao hơn. Các bạn sinh viên cũng cần xây dựng ước mơ một ngày không xa, các bạn sẽ là những nhà quản lý du lịch trẻ, giỏi giang, thành đạt và nổi tiếng.
Ngành Du lịch hiện là một trong những nhóm ngành “HOT” đào tạo chủ lực của giáo dục Việt Nam (nguồn ảnh: internet)
2. Điều hành du lịch
Nhiệm vụ chính của người điều hành du lịch bao gồm:
Phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch trong việc thực hiện các chương trình du lịch;
Nhận thông tin từ những chương trình du lịch đó để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng, đơn vị hợp tác giải quyết những phát sinh, yêu cầu, phàn nàn của khách do hướng dẫn viên báo về;
Phân công theo lệnh cho những người điều khiển phương tiện đi lại đưa đón và phục vụ khách, đảm bảo đúng tuyến đường, khung giờ theo quy định. Thông thường, các cơ sở du lịch có phòng điều hành, nơi các nhân viên điều hành thực hiện công việc của mình.
Người điều hành du lịch chủ yếu làm việc tại văn phòng, trên máy tính, đây là công việc chịu áp lực công việc khá nặng nề, Đặc biệt là tại những tháng cao điểm về du lịch với khối lượng công việc tương đối lớn và phức tạp, đòi hỏi người điều hành phải thực sự bình tĩnh, có khả năng kiềm chế cảm xúc, nhạy bén, thông minh, khôn khéo giải quyết vấn đề có thể bất ngờ xảy ra mọi lúc.
Người điều hành du lịch cần thiết kế một Tour du lịch hấp dẫn nhất, thu hút nhất và thỏa mãn trọn vẹn nhu cầu của khách (ngồn ảnh: internet)
3. Nhân viên marketing du lịch
Nhân viên Marketing du lịch hay nhân viên tiếp thị du lịch là người có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường du lịch để tìm ra thị hiếu của khách trên cơ sở đó nghiên cứu những cách thức và nỗ lực đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
Với mỗi loại đối tượng khách du lịch khác nhau nhân viên Marketing du lịch là người giữ vai trò quảng bá, khuếch trương các sản phẩm du lịch của công ty đến khách hàng; phải thiết lập các chương trình du lịch phù hợp để tư vấn cho khách (giá cả, địa điểm, phương tiện, dịch vụ,…). Mục đích công việc của nhân viên Marketing du lịch là lập được kế hoạch kinh doanh phù hợp trong đó có chương trình du lịch, vừa đáp ứng đúng sản phẩm cần thiết, vừa mang lại doanh thu cho công ty, tránh rủi ro trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
Xem Thêm : Hướng dẫn tạo khung viền trong Powerpoint
Với đặc thù công việc, nhân viên Marketing du lịch không chỉ làm việc tại văn phòng, mà còn thường xuyên đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người để thu thập thông tin, phân tích dữ liệu; họ phải làm việc, giao dịch với khách hàng cũng như các đối tác, cơ sở du lịch, các điểm du lịch để đi đến thỏa thuận có lợi nhất cho các tour du lịch của mình. Đây là công việc đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức du lịch, kiến thức kinh doanh và khả năng quan sát, tiếp nhận và phân tích, xử lý vấn đề nhanh nhạy và hiệu quả.
4. Hướng dẫn viên du lịch
Đây chính là một trong những công việc hay được các bạn nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành du lịch. Với nhiệm vụ chính của một hướng dẫn viên du lịch chính là đón tiếp khách, tổ chức các hoạt động du lịch theo như yêu cầu. Ngoài ra, giới thiệu tại các điểm du lịch, quản lý việc ăn, nghỉ cũng như đi lại để đảm bảo sự an toàn cho khách trong suốt quá trình dẫn tour;…
Một hướng dẫn viên du lịch đúng nghĩa là người có ngoại hình đẹp; giọng nói sáng và cuốn hút người nghe; có kiến thức và năng lực chuyên môn vững vàng; có khả năng ứng xử, giao tiếp khéo léo; có sức khỏe và tâm lý ổn định;…
Hướng dẫn viên du lịch là công việc phù hợp với những bạn năng động,
hoạt ngôn, thích khám phá và hiểu biết sâu rộng về kiến thức văn hóa vùng, miền (Nguồn ảnh: HCCT)
5. Nhân viên lễ tân
Ở vị trí này, bạn được xem như bộ mặt của khách sạn, nhà hàng hay các cơ sở du lịch, điểm tham quan … nhân viên lễ tân là người đầu tiên tiếp xúc với khách, có nhiệm vụ đón tiếp; giới thiệu các dịch vụ của cơ sở mình; nhận thông tin yêu cầu về ăn, ở, vui chơi của khách; kiểm tra các dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu khách đặt ra và trao đổi với khách về dịch vụ mà khách cần để phục vụ khách. Ngoài ra, nhân viên lễ tân còn làm các công việc như: điện thoại, chỉ dẫn và thông tin, nhận và trả đồ ký gửi, thanh toán, tạm biệt khách,…
Nhân viên Lễ tân là một trong những nghề phổ biến nhất của ngành du lịch (Nguồn ảnh: inernet)
Yêu cầu công việc buộc nhân viên lễ tân phải có nghiệp vụ, trình độ chuyên môn và kiến thức thực tế về du lịch; biết và thành thạo nhiều hơn một ngoại ngữ; đồng thời phải có hành vi ứng xử phù hợp theo quy định, quy tắc giao tiếp quốc tế của cơ sở mình. Ngoài ra, ngoại hình ưa nhìn, giọng nói dễ nghe, thái độ thân thiện, thao tác linh hoạt, chịu được áp lực công việc… là những tiêu chuẩn cần có của một lễ tân khách sạn.
Sau khi chứng minh được năng lực và có đủ kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên chức vụ quản lý lễ tân, chịu toàn bộ trách nhiệm về các vấn đề ở bộ phận lễ tân.
6. Nhân viên phục vụ bàn, bar, bếp
Nhân viên phục vụ bàn phải hiểu biết về các món ăn, thức uống có trong menu, giải thích và giúp khách chọn món khi cần, quan sát và kịp thời giúp đỡ, đáp ứng các yêu cầu của khách, thực hiện setup bàn tiệc, bày biện thức ăn phù hợp với chiều sâu văn hóa và mục đích của bữa tiệc;…
Nhân viên quầy bar/ Nhân viên pha chế phải thông thạo các loại đồ uống, từ các loại rượu, cocktail (nếu là Bartender), cà phê (nếu là Barista) đến đồ uống có ga, nước trái cây, nước khoáng,…; phải biết cách pha chế và sáng tạo đồ uống hợp khẩu vị với từng đối tượng khách, biết giao tiếp và xử lý những tình huống phát sinh trong ca làm việc;…
Nhân viên bếp phải có kiến thức sâu rộng về ẩm thực theo phong cách đặc trưng của cơ sở mình, hiểu và biết chế biến các món ăn theo phong cách đó; đồng thời có khả năng sáng tạo cao để biến tấu, đáp ứng nhu cầu khách khi cần;…
Hầu hết các bữa ăn thường kỳ, các bữa tiệc tại nhà hàng, khách sạn đều do các nhân viên phục vụ bàn, bar, bếp đảm nhiệm và thực hiện.
Các loại đồ uống là nhu cầu không thể thiếu của của du khách tại các điểm du lịch (Nguồn ảnh: HCCT)
7. Nhân viên phục vụ buồng
Nhân viên buồng là người chịu trách nhiệm về vệ sinh phòng khách lưu trú. Tức phải đáp ứng các tiêu chuẩn về cách sắp đặt, bày trí vật dụng hợp lý, có thẩm mỹ, đảm bảo độ sạch sẽ và thoáng mát của mọi không gian phòng; đồng thời phải kịp thời và nhanh chóng trong việc đưa buồng vào phục vụ khách cũng như hướng dẫn khách khi cần;…
Xem Thêm : Văn hóa giao tiếp là gì? Làm sao để giao tiếp tốt trong công sở 2021
Bộ phận buồng phòng chịu trách nhiệm đảm bảo phòng phục vụ khách luôn sạch và setup đạt chuẩn (Nguồn ảnh: internet)
Đây là những bộ phận có vai trò rất quan trọng trong phục vụ khách hàng, quyết định đến sự hài lòng của khách khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở mình đảm bảo yếu tố “Vui lòng khách đến – vừa lòng khách đi”.
8. Kế toán lữ hành
Kế toán lữ hành chủ yếu là lên kế hoạch các chi phí cùng những dự chi ngân sách, kiểm duyệt các khoản chi thu trong tour. Ngoài ra còn lập danh sách khách du lịch kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến: tour, quản lý, theo dõi tour và thu thập các chứng từ liên quan… Từ đó lập các báo cáo về chi phí, hiệu quả tour và quyết toán thuế của doanh nghiệp vào cuối kỳ.
9. Các nghề khác liên quan đến du lịch
Ngoài các nhóm nghề nêu trên, trong ngành du lịch còn có nhiều nhiều nghề khác liên quan đến du lịch mà hiện nay rất đang phát triển và có nhiều cơ hội việc làm. Các công việc đa dạng như:
– Làm việc trên tàu du lịch
– Tiếp viên hàng không
– Phiên dịch viên
– Tổ chức sự kiện
– Chăm sóc khách hàng
– Thông tin du lịch
– Xây dựng chương trình du lịch
– Bán hàng lưu niệm
– Chăm sóc sức khỏe
– Tổ chức vui chơi giải trí
– Giáo dục môi trường du lịch
– Bảo trì, nghiên cứu, giảng dạy về du lịch…….
Muốn tìm hiểu sâu hơn các vị trí việc làm phù hợp với khả năng của cá nhân và sớm đạt mục tiêu nghề nghiệp của mình trong số các nhóm ngành du lịch nói trên. Bạn hãy tìm hiểu các bài viết liên quan đến từng nghề trong nhóm ngành du lịch nhé. Chúc bạn luôn thành công trong nghề đã lựa chọn!
Thực hiện: Trần Tuệ Minh
Nguồn tin: dongnaiart.edu.vn
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn