Cùng xem Kênh phân phối là gì? Những kênh phân phối phổ biến trong Marketing trên youtube.
Kênh phân phối là gì? Họ chính là nhóm các cá nhân/tổ chức tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ phía nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Kênh phân phối là gì?
Trong tiếng Anh, kênh phân phối được gọi là “distribution channel” hoặc “marketing channel“. Nó là một nhóm hay một tập hợp các cá nhân, tổ chức phụ thuộc lẫn nhau và cùng tham gia vào việc đưa sản phẩm của nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối tạo ra dòng chảy sản phẩm từ người sản xuất tới người mua cuối cùng (chính là người tiêu dùng).
Các cá nhân hay tổ chức tham gia kênh phân phối được coi là các thành viên của kênh. Các thành viên ở giữa nhà sản xuất và người mua cuối cùng được gọi là các nhà trung gian phân phối. Trung gian phân phối cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, gồm có:
- Nhà bán buôn: Gồm những trung gian phân phối mua sản phẩm, hàng hóa của nhà sản xuất rồi bán lại cho những người trung gian khác hoặc cho các khách hàng công nghiệp
- Nhà bán lẻ: Gồm những trung gian phân phối mua sản phẩm, hàng hóa từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn rồi trực tiếp bán những sản phẩm ấy người mua cuối cùng (hay chính là người tiêu dùng)
- Nhà phân phối: Họ chính là những nhà bán buôn hoặc các trung gian phân phối trên thị trường công nghiệp
- Đại lý, môi giới: Họ là những trung gian phân phối có quyền thay mặt cho nhà sản xuất để bán sản phẩm, hàng hóa; tuy nhiên họ lại không được quyền sở hữu sản phẩm
► Xem thêm: Những điều bạn cần biết về nghề bán hàng hiện nay
Vai trò của kênh phân phối là gì?
Kênh phân phối có vai trò rất quan trọng đối với cả nhà sản xuất và tiêu dùng. Hãy cùng phân tích những lợi ích mà nó mang lại cho 2 đối tượng này nhé!
Đối với nhà sản xuất
- Kênh phân phối là cầu nối để kết nối nhà sản xuất và các khách hàng – những người mua và trực tiếp sử dụng sản phẩm của họ
- Nó còn là công cụ giúp các doanh nghiệp (nhà sản xuất) nắm bắt được tình hình thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, động thái của các đối thủ cạnh tranh…
- Kênh phân phối còn có vai trò giúp “bao phủ” thị trường thông qua việc phân phối sản phẩm đến các khách hàng có nhu cầu
- Nó cũng góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chăm sóc khách hàng thông qua các khâu như: bảo hành, bảo trì, hướng dẫn sử dụng…
Đối với người tiêu dùng
- Chức năng quan trọng nhất của kênh phân phối đối với người tiêu dùng chính là nó giúp họ tìm được các mặt hàng mà họ mong muốn
- Nhờ có kênh phân phối mà việc lựa chọn sản phẩm và mua hàng của các khách hàng cũng dễ dàng và thuận tiện hơn.Ngoài thay mặt nhà sản xuất bán sản phẩm, các nhà phân phối hỗ trợ tư vấn và trả lời các thắc mắc của khách về sản phẩm.
Kênh phân phối phổ biến trong marketing
Tiếp nối phần định nghĩa kênh phân phối là gì, vai trò của nó, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu xem có bao nhiêu loại kênh phân phối trong marketing nhé! Kênh phân phối thường được chia thành 3 loại dưới đây:
Kênh phân phối trực tiếp
Kênh phân phối trực tiếp là kiểu kênh mà thành phần tham gia chỉ bao gồm nhà sản xuất và người tiêu dùng, không có sự xuất hiện của các trung gian phân phối. Hàng hóa sẽ được gửi trực tiếp từ P (Producer) đến C (Consumer) mà không cần qua khâu trung gian nào hết.
Kênh phân phối gián tiếp
Xem Thêm : báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh
Kênh phân phối gián tiếp được chia thành 2 loại là: kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại.
+ Kênh phân phối truyền thống: Với loại kênh phân phối này, hàng hóa muốn đến được tay người tiêu dùng thì phải “qua tay” của nhiều trung gian phân phối. Cụ thể kênh phân phối này sẽ có 3 cấp độ là:
- Producer (Nhà sản xuất) => Retailer (Nhà bán lẻ) => Consumer (Người tiêu dùng)
- Producer (Nhà sản xuất)=> Wholesaler (Nhà bán buôn/bán sỉ) => Retailer (Nhà bán lẻ)=> Consumer (Người tiêu dùng)
- Producer (Nhà sản xuất) => Agents and Brokers (Đại lý và môi giới) => Wholesaler (Nhà bán buôn/bán sỉ) => Retailer (Nhà bán lẻ)=> Consumer (Người tiêu dùng)
+ Kênh phân phối hiện đại: Ở hình thức kênh phân phối này, nhà sản xuất và toàn bộ các trung gian phân phối sẽ tập hợp lại thành một thể thống nhất. Thông qua “bộ máy” ấy, hàng hóa sẽ được phân phối tới tay người tiêu dùng.
Kênh phân phối đa cấp
Ngoài kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp thì chúng ta còn có một loại kênh phân phối nữa gọi là kênh phân phối đa cấp. Với loại kênh phân phối này, người tiêu dùng cũng chính là trung gian phân phối sản phẩm. Họ mua sản phẩm để sử dụng, sau đó lại kiêm luôn việc giới thiệu và bán sản phẩm cho những người tiêu dùng khác nên vô hình chung họ cũng trở thành người phân phối hàng hóa.
Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp không cần tốn nhiều tiền cho việc quảng cáo sản phẩm. Ngược lại, họ sẽ phải trích hoa hồng cho các phân phối trung gian.
Tin liên quan – Kinh doanh đa cấp là gì? Những điều cần biết để tránh ‘sập bẫy’ kẻ lừa đảo
Hướng dẫn quản trị kênh phân phối hiệu quả
Hầu hết các doanh nghiệp đều hiểu rõ tầm quan trọng của kênh phân phối nhưng không phải ai cũng biết cách quản trị nó sao cho hiệu quả. Dưới đây là một vài lời khuyên của chúng tôi để giúp bạn quản trị kênh phân phối hiệu quả!
Quan tâm, khuyến khích các thành viên trong kênh
Nếu bạn là người đứng đầu của một hoặc nhiều kênh phân phối thì nhiệm vụ quan trọng số một của bản chính là quan tâm đến các thành viên trong kênh của mình. Bạn cần tìm hiểu xem họ đang gặp khó khăn, trở ngại gì và cho họ lời khuyên. Ngoài ra, đừng quên động viên và khuyến khích họ để họ có động lực cố gắng hơn nữa.
Xem Thêm : hàm nhiều điều kiện trong excel
Bạn cũng cần đưa ra các biện pháp giúp tăng sự liên kết giữa các thành viên bởi bạn và họ là một thể thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau. Chỉ khi các thành viên tương tác tốt thì hoạt động của kênh mới đạt được hiệu quả như ý.
THAM KHẢO – Tổng hợp những lời giới thiệu bán hàng hay nhất hiệu quả
Đánh giá hoạt động của các thành viên
Việc đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh cũng là một nghĩa vụ không kém phần quan trọng của người quản trị. Bạn phải xem xét mức độ làm việc hiệu quả của mỗi thành viên thông qua các yếu tố như: doanh số, việc quảng bá sản phẩm, hỗ trợ khách hàng, sử dụng hàng hóa hư hỏng…
Dựa vào đó, bạn sẽ đưa ra được mức thưởng – phạt hợp lý đối với những nhân viên của mình. Toàn bộ quá trình đánh giá sẽ giúp bạn vừa khích lệ được tinh thần nhân viên mà vẫn giúp thắt chặt việc quản lý kênh phân phối của bạn!
Việc làm kênh phân phối
Hiện nay, việc sử dụng kênh phân phối được rất nhiều các doanh nghiệp áp dụng trong hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, cơ hội việc làm cho những lao động có chuyên ngành liên quan cũng vì vậy mà được tăng lên. Một số việc làm liên quan tại thuộc bộ phận kênh phân phối bao gồm:
- Chuyên viên quản lý kênh phân phối
- Nhân viên phát triển kênh phân phối đại lý
- Chuyên viên Trade Marketing
- Nhân viên kinh doanh kênh phân phối
- Nhân viên bộ phận bán hàng đa kênh
Những người tốt nghiệp chuyên ngành về marketing, thương mại điện tử, quản trị kinh doanh,… đều có thể làm việc tại các kênh phân phối hoặc bộ phận này trong các doanh nghiệp. Đây được xem là một công việc đang rất “hot” hiện nay với nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao trên thị trường việc làm nước ta.
XEM THÊM: Việc làm nhân viên kinh doanh mới nhất tại đây nhé!
Trên đây là bài viết của chúng tôi về khái niệm kênh phân phối. Vậy là bạn đã nắm được kênh phân phối là gì, vai trò của nó, các loại kênh phân phối và cách để quản trị kênh phân phối hiệu quả nhất. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc!
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Kênh phân phối là gì? Những kênh phân phối phổ biến trong Marketing. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn