Cùng xem giới thiệu về bản thân hay trên youtube.
Để giúp bạn có cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc ấn tượng nhất, chúng tôi xin gợi ý 10 câu nói thú vị khiến nhà tuyển dụng ưng ngay.
- Kỹ năng giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh phỏng vấn “cực chuẩn”
- 5 cách trả lời phỏng vấn xin việc bán hàng ấn tượng với nhà tuyển dụng
Trong mỗi chúng ta, để có công việc như ngày hôm nay thì chắc hẳn ít nhất cũng từng trải qua một lần đi tìm việc làm và phỏng vấn xin việc, dù cuộc nói chuyện đó ngắn hay dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phỏng vấn “một đúp ăn ngay”, thậm chí có người phỏng vấn ở 2, 3 công ty cùng một lúc nhưng vẫn không được tuyển, vậy lý do tại sao?
Bạn đang xem: giới thiệu về bản thân hay
Bên cạnh câu trả lời là yêu cầu về chuyên môn, thì chắc chắn cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là yếu tố quan trọng không kém. Vậy làm thế nào để lời giới thiệu về bản thân gây ấn tượng nhất với nhà tuyển dụng? Chúng tôi sẽ gợi ý bạn 8 cách “tự PR bản thân“hiệu quả nhất hiện nay, nhà tuyển dụng nghe là ưng ngay!
“Tôi xin giới thiệu ngắn gọn 3 điểm mạnh của bản thân là …”
Sau khi bạn giới thiệu tên tuổi và một số thông tin cá nhân cần thiết, nhà tuyển dụng thường hay hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Ở đây, tất nhiên là nên tập trung vào điểm mạnh của mình, còn về điểm yếu thì cũng nên biến nó thành điểm mạnh.
Thông thường, bất cứ một nhà tuyển dụng nào cũng thích một nhân viên có thể chịu được áp lực công việc, đặc biệt có trách nhiệm, xử lý công việc linh hoạt, thích nghi tốt với môi trường mới… Và để đánh vào điểm yếu này của nhà tuyển dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ trước về công việc mà bạn đang đi phỏng vấn, công việc yêu cầu gì thì bạn nên pr về bản thân bằng cách giới thiệu bản thân với các điểm mạnh tương đồng với yêu cầu ấy.
Còn về điểm yếu, tất nhiên bạn cũng phải nói sơ sơ, nhưng hãy biến nó thành điểm mạnh bằng cách đưa ra những câu trả lời như tôi là:
- Tôi là người khá kỹ tính
- Tôi hay bị tập trung quá mức khi làm việc
- …
Hoặc khi công việc bạn đang phỏng vấn không yêu cầu phải làm nhóm thì bạn có thể trả lời rằng: Tôi hay muốn tự mình hoàn thành các dự án mà không muốn bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài, …
“Tôi có một châm ngôn công việc, đó là …”
Có thể bạn quan tâm: don xin nghi hoc 1 ngay
Xem Thêm : SOA là gì? Thông tin cơ bản về mô hình kiến trúc hướng dịch vụ SOA
Với câu nói này, phần giới thiệu về bản thân khi đi phỏng vấn của bạn sẽ khá ấn tượng, bạn đã thể hiện mình là một người sống có lý tưởng và có mục tiêu rõ ràng để theo đuổi. Không một nhà tuyển dụng nào lại không thích nhân viên của mình là người có định hướng, mục tiêu rõ ràng cho tương lai, luôn có kế hoạch làm việc cụ thể. Như vậy, nếu bạn có châm ngôn công việc rồi thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ có thiện cảm với bạn.
Giới thiệu bản thân là người sống có triết lý
Cũng giống như việc giới thiệu về châm ngôn công việc, giới thiệu về bản thân khi phỏng vấn là một một người có triết lý sống thì quả thật rất đáng để các nhà tuyển dụng lưu tâm. Triết lý sống của bạn sẽ thể hiện con người bạn như thế nào, sống tích cực hay tiêu cực và chắc chắn rằng những người có triết lý sống là những người có lý tưởng, sống tích cực rồi nên như vậy chẳng có lý nào nhà tuyển dụng lại không ưng cả.
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc là người có cảm xúc mãnh liệt với công việc
Không nói ngoa khi cảm xúc là ngọn nguồn của tất cả mọi thứ, nếu làm bất cứ việc gì mà không có cảm xúc, thì chắc chắn rằng bạn không thể toàn tâm toàn ý vào việc đó được. Như vậy, một khi bạn pr về bản thân là một người luôn có cảm xúc, đặc biệt là trong lĩnh vực công việc mà bạn ứng tuyển thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy ở bạn sự nhiệt tình.
Bên cạnh đó họ sẽ nghĩ ngay rằng cảm xúc mạnh mẽ của bạn sẽ được lan tỏa và truyền sang cả những đồng nghiệp khác nữa. Câu nói này khá hay, các bạn nên áp dụng để làm bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn.
“Đồng nghiệp thường nhận xét tôi là …”
Tổng hợp lại những câu khen của mọi người, bạn có thể tự đưa ra một ưu điểm lớn nhất của mình và giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên với câu nói: “Đồng nghiệp thường nhận xét tôi là …” thì đây không phải là đánh giá chủ quan, tự PR bản thân mà bạn đang đưa ra một ý kiến khách quan, cảm nhận của mọi người về bạn. Hãy cố gắng đưa ra nhiều dẫn chứng nhất có thể, kể cả về tính cách cũng như trong lĩnh vực chuyên môn.
“Tôi vừa tìm kiếm tên mình trên mạng và kết quả là …”
Cách tự giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc này có vẻ lạ lẫm, hài hước và nếu bạn là một người thành công trong một lĩnh vực nào đó, có tên tuổi và được đăng bài, nhận xét ở những trang uy tín thì chẳng dại gì mà bạn không KHOE. Tuy nhiên, đối với những người chưa có kinh nghiệm hay thành tựu gì, hơn nữa gặp người phỏng vấn có tuổi, khó tính thì có lẽ bạn không nên giới thiệu bản thân bằng câu nói này.
“Từ lúc còn nhỏ, tôi đã muốn trở thành …”
Đảm bảo nhà tuyển dụng nào cũng ấn tượng và bị lôi kéo vào câu chuyện ước mơ, mong muốn của bạn ngay từ thuở nhỏ, nhưng tất nhiên, nó phải liên quan đến lĩnh vực việc làm mà bạn đang ứng tuyển. Lời giới thiệu bản thân khi đi xin việc khéo léo này giúp bạn thể hiện bản thân luôn có khát khao, sẽ dành tâm huyết để thực hiện một cách nghiêm túc.
“Tôi có thể chứng tỏ bản thân mình cho anh/chị thấy thay vì nói được không?”
Xem thêm: cách đọc vận đơn đường biển
Xem Thêm : thống kê dữ liệu trong excel
Đây là một cách trả lời phỏng vấn giới thiệu bản thân khá hiệu quả, thể hiện bạn là người táo bạo, rất tự tin với vị trí ứng tuyển của mình. Tất nhiên, một khi bạn đã có đủ chuyên môn thì câu nói bản lĩnh này chẳng có gì đáng ngại cả. Tuy nhiên, nếu vẫn là một người non tay thì hãy cân nhắc khi sử dụng câu nói pr về bản thân này.
Những điều cần lưu ý về cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn
Khi bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn giới thiệu bản thân thì nhà tuyển dụng sẽ dựa vào các ý bạn nói mà tiếp tục đưa ra các câu hỏi liên quan. Bởi vậy, bạn nên chọn những câu trả lời pr bản thân khi phỏng vấn đơn giản, thông minh nhất thay vì tự đưa mình vào một mớ bòng bong và chẳng biết gỡ ra thế nào.
Đặc biệt, trước mỗi câu hỏi của nhà tuyển dụng, thỉnh thoảng bạn cũng nên khen câu hỏi của họ khá hay và thú vị, bởi ai cũng thích bản thân mình được khen trong một mức độ nhất định. Nếu thường xuyên xem các chương trình phỏng vấn trên truyền hình, chắc chắn bạn sẽ thấy câu nói này được xuất hiện thường xuyên.
Ngoài ra, ngôn ngữ cơ thể cũng khá quan trọng trong quá trình phỏng vấn, đừng quá căng thẳng, hãy thể hiện sự tự tin trên gương mặt, một ánh mắt chân thành, dáng ngồi thẳng sẽ khiến cuộc nói chuyện tự nhiên và dễ thở hơn.
Như vậy để có một buổi phỏng vấn xin việc thành công thì ngoài những cách giới thiệu về bản thân khi đi phỏng vấn phía trên thì bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý thật kỹ ở nhà, hãy luôn đặt ra câu hỏi nhà tuyển dụng sẽ muốn nghe những gì, để từ đó chuẩn bị tốt nhất cho bản thân mình. Một phần giới thiệu bản thân hay mà ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ nên được chuẩn bị từ trước để có thể chỉn chu nhất.
Bên cạnh đó, kể về những thành quả mà bạn đã đạt được ở những công việc trước đó, đồng thời thể hiện sự ham muốn với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Bạn cũng nên “vẽ” ra những đóng góp sắp tới của mình cho công ty để nhà tuyển dụng thấy được bạn đã rất sẵn sàng cho công việc này rồi. Chúc các bạn thành công với bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn của mình!
► Bạn có thể xem thêm nhiều tin tức việc làm hấp dẫn tại wiki.onlineaz.vn/
Xem thêm: giao vien day kem tieng anh
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết giới thiệu về bản thân hay. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn