Cùng xem EBITDA là gì? Ý nghĩa, Công dụng và Công thức tính đúng nhất trên youtube.
Để có được những đánh giá cơ bản về tình hình tài chính và giá trị của công ty, các nhà đầu tư thường tập trung theo dõi các chỉ số báo cáo tài chính. Một trong những số liệu mà các nhà đầu tư hay dùng là EBITDA. Vậy EBITDA là gì? Có nghĩa gì cho doanh nghiệp? Và công thức tính như thế nào?
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này cho các bạn.
Bạn đang xem: công thức tính ebitda
Mục Lục
- 1 EBITDA là gì?
- 2 Công thức tính EBITDA và ví dụ cụ thể
- 3 Ý nghĩa của EBITDA trong phân tích
- 4 EBIT được sử dụng trong những trường hợp nào?
- 5 Nhược điểm của EBITDA là gì?
- 5.1 EBITDA không thay thế được dòng tiền
- 5.2 EBITDA có thể sai lệch lãi vay
- 5.3 Không được bỏ qua chất lượng lợi nhuận
- 5.4 EBITDA có thể khiến công ty có vẻ rẻ hơn so với thực tế
- 6 Ứng dụng của EBITDA trong đầu tư như thế nào?
- 6.1 EBITDA margin
- 6.2 Chỉ số nợ vay ròng/ EBITDA (NET debt/EBITDA)
- 6.3 Chỉ số EV/EBITDA
- 7 So sánh giữa EBITDA và EBIT
- 8 Kết luận
EBITDA là gì?
EBITDA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Earnings before interest, Taxes, Depreciation and Amortization. Nó là một phương pháp kế toán gọi là thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao. EBITDA là biểu hiện cho lợi nhuận hoạt động hiện tại của công ty – tỷ suất sinh lợi. Được tính bằng thu nhập trừ các chi phí, nhưng chưa trừ tiền lãi, thuế và khấu hao.
Chỉ số EBITDA cho biết công ty tạo ra bao nhiêu lợi nhuận với tài sản hiện tại và hoạt động của nó trên sản phẩm mà nó sản xuất và bán ra, cũng như dùng làm đại diện cho cho dòng tiền.
Mặc dù thường được xuất hiện trên báo cáo thu nhập, nó không được xem là một phần của Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) của SEC. Ngày nay thì EBITDA được sử dụng phổ biến trong rất nhiều công ty, đặc biệt là các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Công thức tính EBITDA và ví dụ cụ thể
EBITDA về cơ bản là thu nhập ròng (hoặc thu nhập) với lãi suất, thuế, khấu hao. EBITDA có thể được sử dụng để phân tích và so sánh lợi nhuận giữa các công ty và ngành công nghiệp, vì nó loại bỏ các tác động của tài chính và chi tiêu vốn.
Để tính lợi nhuận trước thuế của một doanh nghiệp nào đó, bạn có thể sử dụng 1 trong 3 công thức sau:
- EBITDA = Tổng doanh thu sau thuế + tiền thuế + tiền lãi + chi phí khấu hao
- EBITDA = Tổng doanh thu trước thuế + tiền lãi vay + chi phí khấu hao
- EBITDA = EBIT + chi phí khấu hao
Trong đó:
- EBIT được tính bằng cách lấy Lợi nhuận ròng (LNST) cộng thêm Chi phí lãi vay và Thuế TNDN: EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế TNDN + Chi phí lãi vay
- Các số liệu về lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, thuế, khấu hao, lãi vay bạn có thể xem trong báo cáo tài chính hoặc báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Ebit được lấy từ bảng hoạt động kinh doanh.
Và để bạn có thể hiểu rõ hơn về cách tính Ebitda, chúng tôi đưa ra một ví dụ cụ thể sau đây:
Một công ty bán lẻ tạo ra được doanh thu 100 triệu USD và phát sinh 40 triệu USD chi phí sản xuất và 20 triệu USD chi phí hoạt động. Chi phí khấu hao là 10 triệu USD, mang lại lợi nhuận hoạt động 30 triệu USD. Chi phí lãi vay là 5 triệu USD. Thì thu nhập trước thuế là 25 triệu USD. Thuế suất 20% thì thu nhập ròng là 20 triệu USD.
- Thu nhập ròng: 20.000.000
- Khấu hao: 10.000.000
- Lãi vay: 5.000.000
- Thuế: 5.000.000
Vậy, thu nhập trước thuế của doanh nghiệp này là:
EBITDA = 20.000.000 + 10.000.00 + 5.000.000 + 5.000.000 = 40.000.000 USD.
Các nhà phân tích thường dựa vào EBITDA để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận từ bán hàng của một công ty và để so sánh giữa các công ty tương tự với các cấu trúc vốn khác nhau.
Ý nghĩa của EBITDA trong phân tích
Chỉ tiêu EBITDA được nhiều nhà đầu tư ưa thích sử dụng vì nó phản ánh một cách rõ ràng hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Sau đây là một số ý nghĩa cơ bản của chỉ số này:
- Giúp cho nhà quản lý cũng như nhà đầu tư có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được chính xác hơn, từ đó phán đoán đúng về tiềm năng phát triển trong tương lai.
- Bên cạnh đó, việc sử dụng Ebitda còn giúp cho các nhà đầu tư loại trừ được các yếu tố kế toán tạo ra bức tranh tài chính hoàn hảo nhất cho các công ty, doanh nghiệp.
- Mặt khác, đối với những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ thông tin hoặc những ngành mà có chi phí khấu hao lớn dẫn đến việc lợi nhuận ròng quá thấp thì việc sử dụng Ebitda sẽ giúp làm đẹp cho báo cáo tài chính, tạo được lòng tin cho các nhà đầu tư.
- Đặc biệt, trong trường hợp bạn đang phân tích, so sánh những doanh nghiệp có sự chênh lệch về thuế thu nhập doanh nghiệp lớn thì chỉ số Ebitda sẽ giúp bạn đánh giá đúng về tiềm năng của mỗi công ty, từ đó đưa ra lựa chọn đầu tư đúng đắn nhất.
Tuy nhiên: EBITDA loại bỏ các khoản chi phí có thể sẽ che đi những tiến bộ thực sự trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản chi phí đó là:
- Interest (lãi vay): Lãi vay được khấu trừ vì nó thuộc vào phần cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có cấu trúc vốn khác nhau nên chi phí này sẽ khác. Đây được xem là tấm lá chắn thuế bởi các khoản này được thuế khấu trừ.
- Tax (Thuế): Thuế không được tính đến bởi nó phụ thuộc vào các khoản lãi, lỗ của kỳ trước, điều này sẽ bóp méo lợi nhuận ròng thực tế
- Depreciation and Amortization: khấu hao
Ebitda đã loại bỏ các yếu tố chủ quan trong việc tính khấu hao như các phương pháp tính khấu hao, các giá trị thặng dư hoặc các giả định về thời gian hữu ích. Tuy nhiên vì loại trừ nhiều yếu tố chi phí lớn của doanh nghiệp nên ebitda thường ra một con số tuyệt đối rất lớn, điều này làm nhiều người lầm tưởng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Con số mà ebitda cho ra rất lớn, lớn hơn ebit hay lợi nhuận thuần rất nhiều.
Ebitda loại bỏ khá nhiều chi phí lớn quan trọng nên nhiều người lầm tưởng đây chính là các thông số biểu đạt cho dòng tiền. Ebitda không hề tính toán đến sự thay đổi trong dòng vốn lưu động, các dòng tiền tài chính hoặc các dòng tiền đầu tư và không thể thay thế các chỉ tiêu báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong các hoạt động phân tích đầu tư tài chính.
EBIT được sử dụng trong những trường hợp nào?
Tham khảo: hướng dẫn đánh số trang word 2016
Xem Thêm : vẽ đồ thị nhiều đường trong excel
Chỉ số EBITDA thường chỉ được sử dụng ở những ngành có giá trị tài sản lớn, khấu hao trong 1 thời gian dài. Mục đích là loại bỏ những chính sách kế toán có liên quan đến giá trị khấu hao tài sản cố định.
Một số trường hợp chỉ số EBITDA được sử dụng bao gồm:
- EBITDA được sử dụng thường xuyên ở những ngành sản xuất có giá trị tài sản, tỷ trọng và quy mô lớn làm cho chi phí khấu hao cao. Việc sử dụng EBITDA trong trường hợp này giúp làm báo cáo tài chính chỉn chu cho doanh nghiệp, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư.
- Khi cần phải so sánh chỉ số EBITDA trong một khoảng thời gian dài hơn so với mức trung bình của các công ty, doanh nghiệp cùng ngành. Điều này giúp cho các nhà đầu tư có được cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về doanh nghiệp mà mình quan tâm.
- Chỉ số EBITDA được áp dụng để tính toán trong mô hình định giá EV/EBITDA hoặc các mô hình dòng tiền định giá. Ở một số trường hợp, các nhà đầu tư còn sử dụng EBITDA để thay thế cho các dòng tiền trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Ebitda được sử dụng để so sánh trong một số mô hình định giá như: EBITDA Margin, EBITDA/Chi phí lãi vay, EBITDA/Chi phí khấu hao, Nợ/EBITDA…
Nhược điểm của EBITDA là gì?
Vì chỉ số EBITDA được sử dụng để đem lại bức tranh tài chính của doanh nghiệp tốt hơn nên đối với 1 doanh nghiệp nhưng chỉ số EBITDA đôi khi mang tính phóng đại và ảo. Vì thế nếu nhà đầu tư không cẩn thận sẽ dẫn đến sai sót trong quyết định khi chỉ nhìn vào chỉ số EBITDA để xem có nên đầu tư vào dự án đó hay không.
Vậy nên đối với các nhà đầu tư, khi được cung cấp chỉ số EBITDA, cần lưu ý với một số nhược điểm sau của chỉ số này:
EBITDA không thay thế được dòng tiền
Có nhiều trường hợp các chuyên gia phân tích và nhà báo thuyết phục các nhà đầu tư dựa theo chỉ số EBITDA để đánh giá dòng tiền. Đây là một lời thuyết phục vô lý và cực kỳ mạo hiểm. Bởi lẽ thuế và tiền lãi là tiền mặt. Nếu như một công ty không nộp thuế cho Chính Phủ hoặc không vay nợ thì làm sao tồn tại lâu dài trong thương trường được.
EBITDA có thể sai lệch lãi vay
Chỉ số EBITDA có thể dễ dàng để làm cho 1 công ty có vẻ nhiều tiền để thanh toán lãi suất cho vay. Lấy ví dụ đơn giản cho 1 công ty có 10 triệu USD là lợi nhuận và chi phí lãi suất là 15 triệu USD. Việc thêm vào chi phí khấu hao 8 triệu USD thì bỗng nhiên công ty đó có EBITDA là 18 triệu USD nên có thể thanh toán được các khoản lãi suất khác.
Khấu hao dựa theo những giả định sai lầm mà sẽ được bổ sung trở lại khiến họ cho rằng các chi phí này có thể tránh được. Mặc dù khấu hao không được xem là tiền mặt nhưng cũng không thể hoãn lại một cách vô thời hạn. Các thiết bị, máy móc chắc chắn sẽ hao mòn và quỹ này là vô cùng cần thiết để có thể thay thế hoặc nâng cấp các trang thiết bị.
Không được bỏ qua chất lượng lợi nhuận
Các công ty khác nhau sẽ sử dụng số liệu thu thập khác nhau về các khoản thanh toán lãi suất, thuế, khấu hao và các khoản khấu trừ từ thu nhập. Nghe có vẻ đơn giản nhưng chỉ số EBITDA lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi những mánh khóe kế toán của nhiều doanh nghiệp nhằm tạo ra chỉ số EBITDA cao và cho thấy lợi nhuận của công ty cao, dễ thuyết phục các nhà đầu tư. Thậm chí khi đã chấp nhận cả sự sai lệch về thuế, lãi suất hay khấu hao thì lợi nhuận được tính ra từ chỉ số EBITDA này vẫn không đáng tin cậy.
EBITDA có thể khiến công ty có vẻ rẻ hơn so với thực tế
Một rủi ro của chỉ số EBITDA chính là khiến cho công ty nào đó có thể có giá trị rẻ hơn so với thực tế họ có. Khi những nhà phân tích cổ phiếu nhìn vào bội số của EBITDA và không phải nhìn vào thu nhập dòng thì EBITDA lúc này lại thể hiện bội số thấp hơn. Vì thế nó có thể khiến cho công ty của bạn trở nên rẻ hơn trong mắt của người khác.
Ứng dụng của EBITDA trong đầu tư như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, chỉ số EBITDA là một chỉ số quan trọng đối với doanh nghiệp. Do đó ứng dụng của chỉ số này trong đầu tư là rất phổ biến. Cụ thể:
EBITDA margin
EBIT margin (Biên lợi nhuận trước lãi vay và thuế) là một chỉ tiêu tài chính, thể hiện hiệu quả quản lý các chi phí hoạt động của doanh nghiệp (bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, QLDN…). Tương tự EBIT margin, chỉ tiêu EBITDA margin cũng được sử dụng trong phân tích để so sánh doanh nghiệp qua các năm hoặc so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. EBITDA margin được xác định bằng công thức:
EBITDA margin = EBITDA / Doanh thu thuần
Bạn có thể đi vào nghiên cứu, đánh giá những doanh nghiệp có EBITDA margin duy trì ổn định ở mức cao.
Chỉ số nợ vay ròng/ EBITDA (NET debt/EBITDA)
Ứng dụng tiếp theo của chỉ sô EBITDA là có thể tính chỉ số nợ vay ròng của doanh nghiệp. Chỉ số Nợ vay ròng / EBITDA sẽ cho biết một doanh nghiệp cần hoạt động trong bao lâu (với mức EBITDA hiện tại) để có thể trả hết nợ.
Công thức tính như sau:
Nợ vay ròng / EBITDA
Trong đó: Nợ vay ròng = Nợ vay ngắn hạn + Nợ vay dài hạn (cẩn thận hơn thì bạn trừ thêm Tiền và tương đương tiền)
Tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA thấp thường được ưa thích hơn. Vì nó chỉ ra rằng doanh nghiệp này không vay nợ quá mức và có đủ khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ của mình. Ngược lại, nếu tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA cao, điều đó cho thấy một doanh nghiệp đang gặp phải gánh nặng về nợ.
Tham khảo: các lỗi chính tả thường gặp
Xem Thêm : thay doi man hinh khoi dong win 7
Đặc biệt là nếu tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA trên 4 hoặc 5 thì đây được coi như 1 lá cờ đỏ (red-flag) cảnh báo nguy hiểm cho nhà đầu tư. Tất nhiên, tỷ lệ này có sự khác nhau đáng kể giữa các ngành, vì mỗi ngành khác nhau sẽ có những yêu cầu về vốn khác nhau. Do đó, chỉ số này được sử dụng tốt nhất để so sánh các công ty trong cùng ngành.
Chỉ số EV/EBITDA
Để đánh giá giá trị cổ phiếu của một công ty, người ta thường sử dụng chỉ số EV/EBITDA hoặc là EV/EBIT. Hai chỉ số này giúp nhà đầu tư tham khảo một mẫu chung để đánh giá xem doanh nghiệp nào có tiềm năng hơn khi loại bỏ cơ cấu vốn và nợ của doanh nghiệp.
Đặc biệt rất hiệu quả cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp muốn so sánh 2 doanh nghiệp hoạt động trong hai lĩnh vực khác nhau.
So sánh giữa EBITDA và EBIT
Tương tự EBITDA, EBIT cũng là một chỉ số tài chính quan trọng đối với doanh nghiệp. EBIT là viết tắt của Earnings Before Interest and Tax, hay Lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Đây là một chỉ tiêu tài chính cực kỳ hữu ích khi bạn muốn đánh giá lợi nhuận của 1 doanh nghiệp. Vì nó nhìn cụ thể vào thu nhập mà doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động cốt lõi của mình. Dưới đẩy là bảng tổng hợp sự khác biệt của EBITDA và EBIT:
Ebit
Ebitda
Ebit là lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Ebitda là chỉ số lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao
Ebit bao gồm doanh thu trừ đi chi phí, ngoại trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính vì vậy, nó là thước đo cho lợi nhuận công ty.
Ebitda bao gồm doanh thu trừ đi chi phí, ngoại trừ chi phí khấu hao, lãi vay và thuế thu nhập cá nhân. Chính vì vậy, nó là thước đo về hiệu suất của công ty.
Công thức tính Ebit:
Ebit = lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay
Công thức tính Ebitda:
Ebitda = Lợi nhuận sau thuế + Thuế + Lãi vay + Khấu hao
= Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay + Khấu hao
= Ebit + Khấu hao
Kết luận
Trên đây là những thông tin ở bài viết trên đã giải đáp thắc về khái niệm EBITDA là gì, những ý nghĩa và công dụng này trong việc phân tích tài chính cho doanh nghiệp. Hy vọng các kiến thức này sẽ là thông tin hữu ích cho các bạn.
Thông tin được biên tập bởi: wiki.onlineaz.vn
Xem thêm: Đăng ký tham gia cộng tác viên Lazada, Shopee, Tiki, Sendo
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết EBITDA là gì? Ý nghĩa, Công dụng và Công thức tính đúng nhất. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn