Cùng xem Dĩ hòa vi quý là gì? giải thích câu Dĩ hòa vi quý trên youtube.
Dĩ hòa vi quý là gì? giải thích câu Dĩ hòa vi quý
Dân gian có câu Dĩ hòa vi quý? vậy Dĩ hoa vi quý là gì? không chỉ về mặt ý nghĩa mà câu trên còn có nhiều thông điệp về thái độ ứng xử của con người với nhau trong xã hội.
Dĩ hòa vi quý là gì? giải thích câu nói
1. Dĩ hòa vi quý là gì?
Dĩ hòa vi quý là coi trọng sự yên ổn, hài hòa trong giao tiếp, ứng xử với người khác. Khuyên răn con người nên sống hòa thuận, nhã nhặn, biết cư xử, tránh gây rắc rối phiền hà cho bản thân và những người xung quanh.
Xem Thêm : tiếng anh trong phỏng vấn xin việc
Trong cuộc sống Dĩ hòa vi quý thường có nhiều ý kiến trái chiều như dĩ hòa vi quý là đúng đắn trong cuộc sống nhưng cũng có người nhận định Dĩ hòa vi quý là thái độ an phận, ba phải. Bạn hiểu thế nào về câu trên? bài viết bên dưới có những nhận định riêng.
2. Bài viết giải thích câu Dĩ hòa vi quý (dành cho học sinh viết văn)
Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh được những lúc bất hòa,, những lúc bất đồng quan điểm thậm chí là tranh chấp xảy đến; đứng trước mỗi tình huống như thế đòi hỏi chúng ta phải có cách xử lí nhạy bén, đúng đắn. Một trong những phương pháp được ông cha ta truyền dạy đó là Dĩ hòa vi quý. Đây là một trong những cách hữu hiệu để ứng phó với những tình huống trong cuộc sống phức tạp.
Câu tục ngữ được liên kết bởi những từ mượn hán ngữ nên mới đọc qua ta thấy trừu tượng và khó hiểu. Để thấu hết nghĩa câu này, ta phải cắt nghĩa từng chữ trong câu để phân tích. Dĩ còn nghĩa là lấy, hòa bắt nguồn từ hòa thuận, hòa đồng, hòa giải, vi ở đây có nghĩa là làm, là cốt yếu; quý chỉ sự quý giá, sự ưu tiên. Ghép ngữ nghĩa của chữ thì câu tục ngữ trên mang ý nghĩa khuyên con người ta nên lấy sự hòa giải, hòa nhã để làm cốt yếu, hòa hợp được xem trọng, là yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề.
Dĩ hòa vi quý là phương châm đối nhân xử thế đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc. Trong cuộc sống hiện đại, giao tiếp là một yếu tố bắt buộc không thể thiếu. Khi giao tiếp, đôi khi mỗi người đều có những ý kiến riêng, quan điểm riêng mang màu sắc khác nhau và những ý kiến, những quan điểm đó không thể lúc nào cũng hòa hợp với nhau; Việc để xảy ra mâu thuẫn, bất đồng là không thể tránh khỏi. Nếu chúng ta ai cũng cương quyết, khư khư bảo lưu quan điểm cá nhân, không chịu nhường nhịn thì chúng ta sẽ không bao giờ đi đến được tiếng nói chung, không thể cùng nhau hợp tác và đi đến thành công được. Thứ hai, khi xảy ra bất đồng, đối kháng nếu chúng ta không biết cách nhường nhịn, hòa giải, thì rất dễ xảy ra va chạm và đổ vỡ. Điều này không mang đến kết quả tốt đẹp đôi khi còn gây ra thiệt hại không mong muốn cho các bên. Do đó dĩ hòa vi quý mang lại giá trị to lớn, nó khiến cho ta giữ gìn được mối quan hệ. Bên cạnh rèn luyện được đức tính tốt đẹp này bản thân còn học được cách nhường nhịn, lắng nghe, bác bỏ sự chủ quan duy ý chí từ đó bản thân có thề hoàn thiện hơn, học hỏi được nhiều điều bổ ích hơn. Giữ được cho bản thân sự bình tĩnh, giải quyết vấn đề một cách thuận cả đôi bên chính là biểu hiện của người trưởng thành. Hơn nữa, với một cách cư xử lịch thiệp, nhã nhặn sẽ khiến mọi người nhìn nhận bạn bằng con mắt thán phục và đầy ngưỡng mộ. Tất cả những giá trị trên sẽ rải thảm đỏ đi đến thành công trên con đường học tập và sự nghiệp tương lai của mỗi người.
Câu tục ngữ là định hướng sống tốt đẹp đến với mọi người. Ngày nay ý nghĩa câu tục ngữ vẫn luôn được đề cao. Ta có thể lấy một vài những dẫn chứng điển hình ví dụ như các nhà ngoại giao các nước luôn lấy chính sách hòa bình, hợp tác, cùng phát triển làm đường lối đối ngoại chính; đối với việc giải quyết các tranh chấp dân sự: hôn nhân; lao động; kinh doanh thương mại; dân sự thì trước khi giải quyết tại tòa án thì thủ tục bắt buộc là hòa giải; nước ta thúc đẩy kí kết các hiệp ước song phương với quốc tế để đảm bảo quyền lợi của công nhân nước ta vừa đảm bảo được quyền lợi của công dân nước ngoài.
Xem Thêm : Top cách làm hình nền dong cho máy tính win 7
Cái gì cũng có hai mặt của nó. Và câu tục ngữ trên cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Trên đây chỉ là ý nghĩa tích cực mà câu tục ngữ mang lại. Tuy nhiên ý nghĩa này đôi khi lại hàm chứa nhiều vấn đề hạn chế. Dĩ hòa vi quý là hòa nhã, nhưng hòa nhã với cổ súy lại là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Hòa nhã để lợi ích riêng hòa hợp với lợi ích chung, phát triển lợi ích chung chứ không phải hòa nhã, nhường nhịn để cái xấu, cái tiêu cực lấn lướt. Chan hòa, lấy hòa làm trọng cũng không phải là tỏ thái độ thơ ơ, bao dung, che đậy cho cái xấu hoành hành. Đây là vấn đề không hiếm gặp trong cuộc sống hiện nay. Ta có thể kể đến những trường hợp đơn cử như cán bộ tham nhũng, bao che, tiếp tay cho nhau để rồi sai phạm nối tiếp sai phạm; đến khi phát hiện ra thì hậu quả thật không lường và khó khác phục. Một vấn đề nữa được đặt ra là việc hiểu sai lệch của chữ hòa trong câu nói. Hòa là hòa thuận nhưng không có nghĩa là chịu đựng, cam chịu. Điều này được minh chứng rõ nét trong cuộc sống hôn nhân. “Một điều nhịn chín điều lành” , vợ chồng hòa thuận với mục đích để giữ gìn cuộc sống hôn nhân êm đẹp nhưng nếu cam chịu để miễn cưỡng gìn giữ hạnh phúc thì lại là điều quá sai lầm. Trong trường hợp đứng trước việc bao lực gia đình, hành hạ của người chồng vũ phu nếu người vợ vẫn im lặng, vẫn nhẫn nhục chịu đựng để hàn gắn thì ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn không phù hợp.
Dĩ hòa vi quý không phải là cổ vũ cho sự nhút nhát không dám bày tỏ chính kiến, vì để giữ gìn mối quan hệ mà nể nang, mà xuề xòa, cho qua mọi chuyện, bỏ ngoài tai những cái sai trái, thiếu hợp lí. Trong một buổi thảo luận nếu e dè đồng nghiệp mà chúng ta không dám bày đạt ý kiến của bản thân; không dám đứng dậy phê bình hay đóng góp xây dựng vấn đề.
3. Lời kết
Một câu tục ngữ nhưng lại hàm chứa nhiều ý nghĩa khác nhau. Việc vận dụng câu tục ngữ này như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất phụ thuộc vào cách nhận thức và ứng xử linh hoạt của mỗi người. Bài học được rút ra là đối với mỗi trường hợp cụ thể chúng ta nên suy nghĩ đúng đắn vấn đề từ đó áp dụng câu tục ngữ một cách phù hợp, giải quyết linh hoạt. Có như thế chúng ta mới có thể gặt hái được thành công mong đợi, ý nghĩa câu tục ngữ mới được vẹn tròn.
—
dongnaiart.edu.vn đã giúp các bạn giải thích dĩ hòa vi quý là gì? hãy nêu nhận định riêng về câu nói trên bằng việc bình luận bên dưới.
Văn Học – Tags: Văn giải thích
-
Phân tích Vội vàng khổ 1 bài thơ của Xuân Diệu
-
Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ
-
Tóm tắt Chí Phèo lớp 11 Ngắn – Hay – Đủ
-
Bài viết số 2 lớp 9 đề 3: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt
-
Cách dùng mạo từ a an the trong Tiếng Anh
-
Số phận và tính cách Lão hạc trong truyện ngắn Lão hạc
-
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Dĩ hòa vi quý là gì? giải thích câu Dĩ hòa vi quý. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn