Cùng xem List công việc của tiếp viên hàng không trên youtube.
Tiếp viên hàng không đã “khẳng định” thương hiệu là một ngành nghề đáng mơ ước bởi mức lương khủng và nhiều yêu cầu khắt khe của nó. Vậy công việc thực sự của một tiếp viên hàng không là công việc như thế nào, có những yêu cầu gì và nghề tiếp viên có thực giống như trong phim ảnh chúng ta thường thấy hay không? Hôm nay, chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu điều này!
Tiếp viên hàng không là nghề gì?
Tiếp viên hàng không là những người thuộc phi hành đoàn trên các chuyến bay thương mại của hãng hàng không. Họ đảm nhận những công việc liên quan đến hành khách trên mỗi chuyến bay. Nhiệm vụ của họ bao gồm: phục vụ, đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho hành khách trên máy bay. Hướng dẫn hành khách trong những trường hợp khẩn cấp là trách nhiệm quan trọng nhất của tiếp viên hàng không. Đối với trường hợp khẩn cấp, họ là người trực tiếp giải quyết vấn đề mỗi khi có sự cố xảy ra.
Tiếp viên hàng không được đào tạo, huấn luyện đặc biệt cho chiếc máy bay mà họ làm việc, vì an toàn của hành khách là mối quan tâm hàng đầu của họ.
Xem thêm: Shipper là
Mô tả công việc hàng ngày của tiếp viên hàng không
Hầu như tất cả các nhiệm vụ của tiếp viên đều liên quan đến an toàn, mặc dù dịch vụ khách hàng cũng rất quan trọng.
Khoảng một giờ trước mỗi chuyến bay, tiếp viên được đội trưởng của họ tóm tắt những điều cần nhớ. Điều kiện thời tiết, nhiễu loạn, thời gian bay và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chuyến bay sắp tới sẽ được thảo luận chi tiết. Họ cũng được thông báo về các chi tiết an toàn và nguồn cung cấp thiết bị khẩn cấp liên quan đến máy bay họ sẽ bay. Một danh sách hành khách được xác minh và tiếp viên được thông báo nếu có bất kỳ nhu cầu đặc biệt nào của hành khách, trẻ nhỏ hoặc VIP sẽ lên máy bay.
Sau cuộc họp, tiếp viên kiểm tra máy bay, đảm bảo các thiết bị an toàn được đặt đúng chỗ và hoạt động tốt. Nếu một thiết bị, chẳng hạn như bình chữa cháy, không thể quan sát được, tiếp viên phải thay thế vật phẩm trước khi cất cánh. Khi hành khách được gọi lên máy bay, tiếp viên hỗ trợ quá trình lên máy bay. Họ hỗ trợ bất kỳ hành khách có nhu cầu đặc biệt nào, trẻ em hoặc VIP để đảm bảo họ được chăm sóc đúng cách khi lên máy bay.
Vé và vị trí chỗ ngồi được xác minh, và tiếp viên kiểm tra cả độ chính xác và có thể là vé gian lận hoặc bị đánh cắp. Tiếp viên cũng giám sát hành khách, họ được đào tạo để phát hiện hành vi đáng ngờ và bằng chứng về mục đích xấu, để ngăn chặn không tặc hoặc khủng bố. Ngoài ra, họ còn giúp hành khách xếp hành lý xách tay, kiểm tra xem mỗi hành khách có tuân thủ các hạn chế về kích thước và trọng lượng của máy bay hay hãng hàng không hay không.
Tiếp viên cũng có trách nhiệm thông báo cho hành khách về các tiêu chuẩn an toàn dành riêng cho máy bay để đề phòng những tình huống xấu nhất. Hành khách được biết cách xác định lối thoát khẩn cấp gần nhất, cách thắt dây an toàn đúng cách, phải làm gì trong trường hợp nhiễu loạn, cách vận hành áo bảo hộ hoặc thiết bị nổi và cách sử dụng mặt nạ oxy thả xuống. Trong một số trường hợp, hành khách sẽ xem một đoạn video ngắn bao gồm thông tin này trong khi tiếp viên theo dõi hành vi của họ.
Sau khi phổ biến xong các bước bảo vệ an toàn cho bản thân, tiếp viên bảo vệ cabin, đảm bảo các thiết bị điện tử và điện thoại di động đã được tắt, các vật dụng mang theo được cất gọn gàng, ghế ngồi ở vị trí thẳng đứng và các bàn khay được xếp gọn. Toàn bộ thủ tục, từ lên máy bay đến cất cánh, được gọi là dịch vụ cất cánh trước.
Sau khi máy bay an toàn trên không, tiếp viên kiểm tra sự thoải mái của hành khách. Họ giao tai nghe hoặc gối cho những hành khách yêu cầu và phục vụ đồ ăn hoặc đồ uống. Ngoài việc phục vụ khách hàng, tiếp viên hàng không phải tiến hành kiểm tra an toàn thường xuyên và lắng nghe những tiếng động bất thường. Khi máy bay bắt đầu hạ cánh, tiếp viên phải đảm bảo tất cả rác đã được loại bỏ khỏi cabin và ghế ngồi đúng vị trí trước khi thực hiện kiểm tra an toàn cuối cùng. Sau khi hạ cánh, tiếp viên hỗ trợ hành khách tháo máy bay an toàn.
Xem thêm: người hướng nội là gì
Điều kiện để trở thành tiếp viên hàng không
-
- Tiêu chuẩn về ngoại hình
Xem Thêm : Vlog là gì? Làm vlog xu hướng kiếm tiền mới của giới trẻ
Ngoại hình luôn là yếu tố ghi điểm đầu tiên trong mắt mọi người xung quanh. Tiếp viên hàng không có những yêu cầu khá nghiêm ngặt về diện mạo, bạn phải có ngoại hình ưa nhìn, giọng nói ấm áp không có dị tật, sẹo, hình săm hay những tiêu chuẩn bề ngoài không phù hợp với ngành dịch vụ. Để tăng tính thiện cảm khi xuất hiện, một tiếp viên hàng không cần biết cách trang điểm cơ bản, không quá đậm; biết cách ăn mặc; dáng đi và tư thế ngồi theo quy cách quốc tế nhưng không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống, tự nhiên và dịu dàng.
Chiều cao và cân nặng là tiêu chí không đồng nhất và cố định theo nhu cầu tuyển dụng của mỗi ngành hàng không. Một số những tiêu chí do các hãng hàng không Việt Nam đề ra khi xét tuyển:
- Đối với nam: chiều cao từ 1m65 – 1m82, độ tuổi 18 – 27.
- Đối với nữ: chiều cao từ 1m58 – 1m75, độ tuổi 18 – 25.
Đội ngũ nhân viên làm việc cho các hãng hàng không cần có chỉ số BMI đạt ngưỡng 22 – 25 19 – 24 với nữ giới và đạt 25 – 28 18.5 – 24.9 với nam giới.
- Tiêu chuẩn về sức khỏe
Thị lực của một tiếp viên hàng không phải đạt thị lực xuất sắc. Tiêu chí này đôi khi mang tính năng động, không bắt buộc: có thể đeo kính áp tròng nếu cần thiết nhưng bắt buộc không được đeo kính có gọng; tuy nhiên, một số hãng sẽ bắt bạn phẫu thuật mắt sau khi được tuyển.
Mỗi tiếp viên hàng không được yêu cầu thời gian hoạt động một ngày kéo dài trung bình khoảng 6 giờ và có sức lực nâng đỡ vật nặng xấp xỉ 10kg từ sàn nhà lên phía đầu và 22kg tới ngang chừng thắt lưng.
- Tiêu chuẩn về trình độ học vấn
Trình độ văn hóa: tốt nghiệp THPT trở lên, có lý lịch rõ ràng.
Ngoại ngữ: TOEIC tối thiểu 550 điểm hoặc chứng chỉ TOEFL paper (550), TOEFL ibt (61), TOEFL cbt (173), IELTS (5.0), điểm TOEIC tùy theo mỗi yêu cầu riêu của từng hãng nhưng trung bình là từ 400 trở lên. Ngoại ngữ là yếu tố để phân chia những tuyến bay trong nước và quốc tế cho mỗi tiếp viên hàng không.
Ưu tiên những ứng viên biết từ 2 thứ tiếng trở lên.
Ngoài những bằng cấp, chứng chỉ trên, tiếp viên hàng không phải có lối ăn nói và cách ứng xử nhanh nhẹn, linh hoạt, lịch sự, thân thiện trong mọi tình huống. Khả năng bơi lội, sơ cứu cũng là một tiêu chí cần thiết để có thể xử lý những tình trạng khẩn cấp.
- Phải chịu được áp lực lớn
Áp lực của tiếp viên hàng không trải dài từ những tiêu chí lựa chọn cho đến các những vòng thi đào tạo khá nghiêm ngặt và cả suốt quãng thời gian “hành nghề”.
Một tiếp viên hàng không luôn phải xuất hiện với vẻ ngoài tươm tất nhất có thể. Cách hành xử duy trì thái độ vui vẻ, tươi cười trong suốt một khoảng thời gian dài và mọi tình huống. Điều này có lẽ là áp lực lớn nhất đối với người làm nghề này. Những khách hàng khó tính hay sự đụng chạm của khách hàng chắc chắn là trải nghiệm đáng sợ nhất.
Những tiếp viên hàng không được sắp xếp lịch bay không cố định, gò bó trong những chuyến bay liên tục khiến cho tình trạng thiếu ngủ, thức khuya dậy sớm trở thành điều bình thường. Do lịch bay dày như vậy nên số ngày nghỉ của tiếp viên hàng không thường khá ít, rất khó để có thể trở về nhà thăm gia đình nếu nhà bạn ở xa. Không chỉ vậy, thời gian eo hẹp không đủ để chăm sóc bản, sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng bởi sự thay đổi áp suất, múi giờ, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao, tuổi thọ nghề ngắn kèm theo quy luật đào thải khắc nghiệt,..
Cơ hội và khó khăn khi trở thành tiếp viên hàng không
Xem thêm: Chức vụ của CEO
Cơ hội khi trở thành tiếp viên hàng không
- Cơ hội du lịch miễn phí
Xem Thêm : Nhà hộ sinh đầu tiên ở Hà Nội và sự ra đời của Cây đa nhà bò
Một trong những lợi ích lớn nhất mà nghề tiếp viên hàng không đem lại đó là có cơ hội du lịch, khám phá nhiều vùng đất, quốc gia trên toàn thế giới hoàn toàn miễn phí; được làm quen với nhiều nền văn hóa, gặp gỡ với nhiều người thuộc tầng lớp khác nhau trong xã hội.
- Miễn phí nơi ăn chỗ ở
Tiếp viên hàng không sẽ được hãng bố trí khách sạn từ 4* trở lên khi ở lại thành phố khác hoặc quốc gia khác, chuẩn bị cho chuyến bay vào những ngày tiếp theo. Tiếp viên sẽ được phục vụ đồ ăn sáng miễn phí và có xe đưa đón tiếp viên vào trung tâm tham quan, mua sắm. Đối với những bạn tiếp viên nước ngoài hoặc bay hỗ trợ các base khác, hãng cũng sẽ sắp xếp khách sạn riêng để các bạn có chỗ ở cố định.
- Mức lương hấp dẫn
Lương của tiếp viên hàng không cao hơn nhiều lần so với nhiều ngành nghề khác, giao động từ 1000$/tháng.
Tiếp viên hàng không sẽ được nhận mức lương theo GDP từng quốc gia và được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ, tặng thưởng trong những dịp đặc biệt. Lương tiếp viên hàng không bao gồm 3 loại: lương cơ bản, lương giờ bay, thưởng thành tích và phụ cấp.
- Cơ hội thắng tiến
Không có một quy định bắt buộc nào giới hạn độ tuổi làm tiếp viên, bạn hoàn toàn có thể cống hiến và theo đuổi nghề này đến 55 tuổi miễn là bạn có đủ sức khỏe và điều kiện. Cơ hội thăng tiến luôn rộng mở cho những ai cầu tiến và muốn phát triển bản thân. Tùy thuộc vào chính sách của hãng mà quá trình thăng tiến nhanh hay chậm, mức độ thăng tiến nhiều hay ít.
Khó khăn khi theo nghề
- Sống xa nhà
Tiếp viên hàng không có thể ở đi làm trong hai, ba hoặc bốn ngày hoặc thậm chí cả tuần. Đồ đạc gần gũi nhất với họ có lẽ là chiếc vali vì lúc nào họ cũng phải ra ngoài đi công tác.
- Áp lực công việc cao
Các tiếp viên hàng không luôn phải cố gắng đem đến dịch vụ tốt nhất cho hành khách, kể cả những người khó tính nhất.
Bên cạnh đó, họ còn phải đối mặt với những áp lực không tên mang tính đặc thù của ngành như bị gò bó trong những chuyến bay liên tục, không có nhiều thời gian cho gia đình hay bản thân, sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng bởi sự thay đổi áp suất, múi giờ, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao, tuổi thọ nghề ngắn kèm theo quy luật đào thải khắc nghiệt…Tính chất nguy hiểm của nghề
- Tính chất nguy hiểm của nghề nghiệp
Không may, nghề tiếp viên hàng không được liệt kê vào danh sách những công việc nguy hiểm. Nhưng như chúng ta đã biết, mỗi khi các vụ tai nạn hàng không xảy ra, cơ hội sống sót của phi hành đoàn và các hành khách không cao. Bên cạnh đó, sự an toàn của một chuyến bay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài như thời tiết, sự cố kỹ thuật…
Muốn làm tiếp viên hàng không học ngành gì?
Hiện tại không có một đơn vị nào đào tạo chuyên sâu ngành tiếp viên nên bạn không cần quan tâm đến ngành học tiếp viên hàng không hay điểm trúng tuyển tiếp viên hàng không.
Ở Việt Nam chỉ có một nơi duy nhất đào tạo chuyên sâu về ngành hàng không đó là Học viện hàng không Việt Nam, tuy nhiên ở đây vẫn chưa đào tạo ngành tiếp viên hàng không. Tiêu chuẩn của các hãng hàng không hiện nay ở Việt Nam chỉ có yêu cầu là tốt nghiệp THPT trở lên cho nên bạn không cần phân vân lo lắng về bằng cấp.
Để trở thành tiếp viên hàng không của một hãng bay thì sau khi đậu quá trình sơ tuyển bạn sẽ được đào tạo khóa ngắn hạn tiếp viên hàng không do hãng tổ chức, sau khi đào tạo sẽ có đợt thi tuyển lại và nếu như đỗ đợt thi tuyển đó bạn sẽ trở thành một tiếp viên hàng không thực thụ.
Muốn làm tiếp viên hàng không từ bây giờ các bạn trẻ nên trau dồi các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng về giao tiếp ngoại ngữ ngoài tiếng Anh thì nên đầu tư học thêm các ngoại ngữ yêu cầu khác tùy vào yêu cầu của mỗi hãng. Nếu xác định theo đuổi niềm đam mê với nghề tiếp viên hàng không thì các bạn trẻ nên chuẩn bị tất cả mọi thứ ngay từ bây giờ và không nhất thiết là tham gia học bất kỳ một khối ngành nào khác.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết List công việc của tiếp viên hàng không. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn