Cùng xem Thất nghiệp là gì? Có bao nhiêu loại thất nghiệp trong kinh tế vĩ mô ? trên youtube.
Có thể bạn quan tâm
Thất nghiệp là tình trạng không có việc làm. Khái niệm thất nghiệp là gì không quá khó hiểu nhưng hãy cùng đi sâu hơn về vấn đề này!
- Hướng dẫn chi tiết về cách tính bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
- [TOP] Những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai tại Việt Nam
Thất nghiệp là gì?
Thất nghiệp là một từ Hán – Việt, nó có nghĩa là “mất việc” hoặc “không có việc” (“thất” là mất, không có; “nghiệp” là nghề nghiệp, công việc. Từ có nghĩa tương đương với nó trong tiếng Anh là “unemployment”. Nói tóm lại, thất nghiệp là không có việc làm; đó là cách giải thích đơn giản và dễ hiểu nhất cho khái niệm thất nghiệp là gì.
Còn nếu phân tích một cách cụ thể và chi tiết hơn thì thất nghiệp là tình trạng những người trong độ tuổi lao động (hoặc có khả năng lao động) có nhu cầu tìm việc làm nhưng lại rơi vào tình trạng không có việc làm, không có đơn vị nào muốn tuyển dụng và sử dụng sức lao động của họ. (Bạn cũng có thể tham khảo thêm khái niệm thất nghiệp là gì trên Wikipedia).
Xem thêm: Trợ cấp thất nghiệp là gì? Cách tính trợ cấp thất nghiệp lao động mới nhất
Phân loại thất nghiệp
Sau khi đã tìm hiểu thất nghiệp là gì, chúng ta cùng tiến hành phân loại nó nhé! Thất nghiệp có rất nhiều hình thái khác nhau và chúng ta – những người lao động cần có những hiểu biết nhất định về chúng.
Phân loại theo lý do
Nếu dựa vào lý do để phân loại, chúng ta sẽ có 4 kiểu thất nghiệp, đó là:
- Mất việc: Nhân sự ng bị cơ quan/doanh nghiệp cho thôi việc vì một lý do nào đó và rơi vào tình trạng thất nghiệp.
- Bỏ việc: Đây là hình thức thôi việc do bản thân người đó có điều không hài lòng với đơn vị làm việc của mình nên chủ động xin thôi việc.
- Nhập mới: Lao động mới của thị trường nhưng chưa tìm được việc làm.
- Tái nhập: Lao động đã rời khỏi thị trường trước đó, hiện muốn đi làm trở lại nhưng chưa có được vị trí thích hợp.
Phân loại theo tính chất
Xem Thêm : cách viết bản tự nhận xét cá nhân
Thất nghiệp cũng được phân loại theo tính chất. Khi đó, nó được chia thành 2 loại là:
- Thất nghiệp tự nguyện – Voluntary Unemployment
- Thất nghiệp không tự nguyện – Involuntary Unemployment
Phân loại theo nguyên nhân
Nếu phân loại theo nguyên nhân thì thất nghiệp được chia thành 2 loại lớn, đó là thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ. Mỗi loại thất nghiệp này lại được chia thành nhiều loại nhỏ khác nữa. Cùng phân tích chúng nhé!
Thất nghiệp tự nhiên
Thất nghiệp tự nhiên (hay còn được gọi là “natural unemployment”) là mức thất nghiệp thông thường của mọi nền kinh tế. Loại thất nghiệp này sẽ không mất đi mà gần như luôn tồn tại trong xã hội, ngay cả khi thị trường lao động bình ổn nó cũng không hề biến mất.
Thất nghiệp tự nhiên bao gồm các loại như:
- Thất nghiệp tạm thời/thất nghiệp ma sát: Xuất hiện khi người lao động thay đổi việc làm và bị thất nghiệp trong thời gian ngắn (từ lúc họ rời công việc cũ cho đến khi họ tìm được công việc mới).
- Thất nghiệp cơ cấu: Nó là dạng thất nghiệp dài hạn, xuất hiện do sự suy giảm của 1 số ngành hoặc do quy trình sản xuất có những thay đổi khiến người lao động không thể thích nghi được. Họ buộc phải tìm đến các ngành nghề khác hoặc địa phương khác để tìm việc.
- Thất nghiệp thời vụ: Một số công việc như làm part time dịp hè hoặc giải trí theo mùa (công viên nước, trượt băng, trượt tuyết…) chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định trong năm. Khi đoạn thời gian này qua đi thì người làm các công việc đó sẽ thất nghiệp.
Thất nghiệp chu kỳ
Thất nghiệp chu kỳ (hay “cyclical unemployment”) là mức thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế. Nguyên nhân sinh ra loại thất nghiệp này là do trạng thái tiền lương cứng nhắc. Nó là dạng thất nghiệp không tồn tại vĩnh viễn, sẽ biến mất nếu có đủ điều kiện tiên quyết.
Thất nghiệp chu kỳ có 2 dạng:
- Thất nghiệp chu kỳ cao xuất hiện trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
- Thất nghiệp chu kỳ thấp xuất hiện khi phát triển kinh tế mở rộng.
► Bài viết được quan tâm: Cả triệu lao động thất nghiệp, tìm việc tại đâu?
Tác động của thất nghiệp tới kinh tế – xã hội
Xem Thêm : Tổng hợp hơn 500 từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xây dựng
Tình trạng thất nghiệp sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho nền kinh tế và xã hội của chúng ta. Dưới đây là 3 tác động chính của nó:
Tác động đến sự tăng trưởng kinh tế
Thất nghiệp xảy ra đồng nghĩa rằng lực lượng lao động đang bị lãng phí, họ không được sử dụng đúng cách. Sức lao động bị lãng phí thì nền kinh tế làm sao có thể phát triển? Tình trạng thất nghiệp tăng cao cũng là dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế. Nó là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạm phát.
Ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động
Đối tượng phải chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của tình trạng thất nghiệp chính là người lao động. Họ không có việc làm đồng nghĩa họ không có thu nhập. Không có tiền trong tay sẽ dẫn đến sự đói kém, sức khỏe giảm sút.
Một người trong gia đình không có thu nhập sẽ tạo ra gánh nặng cho những người còn lại. Cha mẹ không có công ăn việc làm thì con cái không có cái ăn, không được đi học và cũng chẳng ai lo cho sức khỏe của chúng.
Gây nguy hại đến trật tự xã hội
Thất nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến xã hội bất ổn. Người lao động không có việc sẽ sinh ra tâm lý bất mãn, họ tiến hành biểu tình khiến sự yên bình thường ngày không còn. Nhiều người thất nghiệp bỗng nhiên trở thành trộm cắp hoặc đi vào con đường mại dâm cũng vì “đói ăn vụng, túng làm liều”.
Nói tóm lại, thất nghiệp mang đến nhiều tác hại khó lường cho bản thân người lao động, cho nền kinh tế và cả xã hội. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng để không rơi vào tình trạng thất nghiệp. Hãy tận dụng kiến thức, kỹ năng của bản thân để tìm kiếm thông tin việc làm thích hợp bạn nhé!
► Đọc thêm: Hưởng trợ cấp thất nghiệp: 13 trường hợp NLĐ bị chấm dứt chế độ
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Thất nghiệp là gì? Có bao nhiêu loại thất nghiệp trong kinh tế vĩ mô ?. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn