Cùng xem cách tính lương theo hệ số nhà nước trên youtube.
Nội dung bài viết
- Hệ số lương là gì?
- Hệ sống lương cơ bản là gì?
- Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương
- Lương cơ bản là gì?
- Cách tính mức lương theo hệ số lương được thực hiện theo công thức chung như sau:
Thực tế, người lao động thường chỉ quan tâm đến mức lương nhận được hàng tháng mà chưa thực sự quan tâm đến cách tính lương này như thế nào có phù hợp và tương xứng với bằng cấp hay hiệu suất làm việc của bản thân người lao động hay không. Tại các đơn vị hành chính sự nghiệp hoặc tại một số doanh nghiệp đặc thù thì hệ số lương quyết định mức lương mà người lao động sẽ nhận được hàng tháng. Vậy hệ số lương là gì? Hệ số lương cơ bản là gì?
Bạn đang xem: cách tính lương theo hệ số nhà nước
Hệ số lương là gì?
Hệ số lương là chỉ số dùng áp dụng tính mức lương cơ bản và một số chế độ khác cho người lao động ở các cấp bậc, trình độ cụ thể, làm việc trong các đơn vị HCSN hay một số doanh nghiệp đặc thù; biểu hiện sự chênh lệch mức tiền lương tương ứng ở từng vị trí công việc trong tổ chức/ doanh nghiệp đó – là một trong các yếu tố cơ bản để xây dựng thang, bảng lương; làm cơ sở để tính tiền lương, tiền làm thêm giờ, chế độ BHXH hay nghỉ việc, nghỉ phép… cho NLĐ ở đơn vị/ doanh nghiệp tương ứng.
Với các doanh nghiệp ngoài nhà nước, không áp dụng cách tính lương theo hệ số lương nhưng một số nơi cũng dựa vào đó để xác định xây dựng và điều chỉnh thang, bảng lương tương ứng, đảm bảo chi trả mức lương phù hợp, đúng luật và cân đối mức sống, sinh hoạt tối thiểu cho NLĐ.
Hệ sống lương cơ bản là gì?
Từ định nghĩa hệ số lương là gì, luật quy định doanh nghiệp áp dụng chỉ số hệ số lương tương ứng cho từng cấp bậc, bằng cấp, là mức hệ số lương cơ bản khởi điểm cho người vừa tốt nghiệp ra trường ở một trình độ nhất định. Cụ thể:
– Hệ số lương ở trình độ Đại học là 2,34
– Hệ số lương ở trình độ Cao đẳng là 2,10
Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách thay đổi chữ thường thành chữ hoa và ngược lại trong Excel 2016, 2013, 2010
Xem Thêm : Hướng dẫn cách đăng nhập vào máy tính khi quên mật khẩu
– Hệ số lương ở trình độ Trung cấp là 1,86
Ngoài ra, hệ số lương này có thể tương ứng tăng lên theo từng cấp bậc công việc, sao cho thỏa mãn mức chênh lệch nhau tối thiểu ở các bậc là 5%.
>> Cách tính lương hưu và tiền trợ cấp cho người nghỉ hưu trước tuổi
Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương
Lương cơ bản là gì?
Lương cơ bản là khoản tiền lương ghi trong hợp đồng lao động dựa trên sự thỏa thuận đồng ý giữa NLĐ và NSDLĐ (người sử dụng lao động – doanh nghiệp) – dùng làm căn cứ tính đóng các khoản bảo hiểm gồm BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ và không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng hay các khoản bổ sung, phúc lợi khác.
Căn cứ theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ số lương trong các Công ty nhà nước sẽ được thực hiện theo hệ số lương phân cấp đối với người lao động có bằng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.
Tuy nhiên, tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định từ ngày 01/7/2013, thì tất cả các doanh nghiệp (bao gồm nhà nước và ngoài nhà nước) sẽ áp dụng thống nhất quy định về thang lương, bảng lương. Quy định cũ về các tính hệ số lương tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP được xóa bỏ.
>> Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục chốt sổ BHXH năm 2020
Cách tính mức lương theo hệ số lương được thực hiện theo công thức chung như sau:
Có thể bạn quan tâm: 45 Mặt Hàng Kinh Doanh Online Tốt Nhất Năm 2021
Xem Thêm : Phương pháp lương 3P là gì?
Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó:
Mức lương cơ sở được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm được quy định. Mức lương cơ sở (lương tối thiểu chung) hiện nay (áp dụng từ 1/7/2019) là 1.490.000đ/ tháng
Hệ số lương hiện hưởng được quy định theo Pháp luật ở từng nhóm cấp bậc sẽ khác nhau.
Hệ số lương hiện hưởng của công chức, viên chức được xác định theo cách xếp loại công chức, viên chức dựa trên các bảng hệ số lương được quy định trong phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Ngoài ra, tương ứng với mỗi ngành nghề, bên cạnh mức lương cơ bản, NLĐ còn có thể được nhận thêm các khoản phụ cấp theo hệ số tương ứng theo quy định, khi đó, mức thu nhập hàng tháng sẽ tăng lên đáng kể.
Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP hiện nay có từ 1 đến 12 bậc lương, hệ số lương tăng dần từ bậc 1 đến bậc 12.
Ngoài mức lương chính, các cán bộ, công nhân viên còn được hưởng thêm phần lương phụ cấp căn cứ vào chức vụ, công việc, thâm niên… của từng đối tượng cụ thể và từng trường hợp mà mức lương phụ cấp sẽ được tính khác nhau.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết cách tính lương theo hệ số nhà nước. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn