Cùng xem Ngành cơ điện tử ra trường làm gì, có dễ xin việc lương cao không? trên youtube.
Có thể bạn quan tâm
- Phiên dịch viên – nghề lý tưởng cho "những người chơi hệ ngôn ngữ"
- Thẻ Visa MB hiện đại, bảo mật cao và nhiều tiện ích
- Mẫu thông báo mới nhất
- Phu nhân tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn gây sốt với nhan sắc ở tuổi 51, thoạt nhìn giật mình cứ tưởng con gái Tiên Nguyễn!
- Coordinator là gì? Đặc trưng trong từng ngành Sales, Marketing, F&B…
Trong những năm gần đây, mức điểm chuẩn của ngành kỹ thuật nói chung, đặc biệt là công nghệ thông tin và cơ điện tử đều ở mức cao. Tuy nhiên, nhiều thí sinh vẫn chưa biết cụ thể ngành cơ điện tử ra trường làm gì và cơ hội việc làm của ngành này ra sao. Hãy cùng Blog TopCV tìm hiểu tổng quan về ngành cơ điện tử tròn bài viết dưới đây
Tổng quan về ngành cơ điện tử và cơ hội việc làm
Ngành kỹ thuật cơ điện tử là gì?
Ngành kỹ thuật cơ điện tử (hay gọi tắt là cơ điện tử) là ngành học thuộc khối kỹ thuật, bao gồm chuyên môn của ba lĩnh vực là kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và công nghệ máy tính. Đây là ngành đào tạo ra những kỹ sư có trình độ chuyên môn cao cấp, làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển hệ thống tự động hóa, chế tạo máy móc công nghệ cao, chế tạo robot.
Ngành cơ điện tử có dễ xin việc không?
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành cơ điện tử được xem là mũi nhọn trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của đất nước ta. Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư cơ điện tử không chỉ giới hạn trong các viện nghiên cứu hàn lâm mà các doanh nghiệp, nhà máy, các phòng nghiên cứu phát triển tại các công ty cũng cần nguồn kỹ sư cơ điện tử để xây dựng và vận hành máy móc.
Ngành cơ điện tử ra trường làm gì?
Xem Thêm : Tất tần tật về cách kiểm tra tốc độ Ping và ý nghĩa của các thông số
Tương lai của ngành học cơ điện tử vô cùng rộng mở. Nếu còn chưa rõ ngành cơ điện tử và cơ hội việc làm liên quan đến ngành này, bạn có thể tham khảo những định hướng công việc dưới đây:
- Kỹ sư thiết kế: Thiết kế, lập trình tổ chức vận hành phần cứng và phần mềm tự động, bán tự động, thiết kế dây chuyền máy móc, trang thiết bị nhà xưởng, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp.
- Kỹ thuật viên tại các bộ phận điều khiển, bộ phận công nghệ dây chuyền tự động hóa tại các nhà máy sản xuất
- Quản lý sản xuất: Phụ trách vận hành, bảo trì và duy tu hệ thống dây chuyền, máy móc tại nhà máy
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển: Nghiên cứu và phát triển công nghệ, máy móc, chuyển giao công nghệ cho viện nghiên cứu
Cơ hội thăng tiến của ngành này cũng rất lớn. Sau khi tích lũy kinh nghiệm trong ngành, người lao động có thể thăng tiến làm lead team kỹ thuật, trưởng phòng quản lý sản xuất, Kỹ sư trưởng, trưởng bộ phận nghiên cứu và phát triển, chuyên viên tư vấn và vận hành thiết bị cho các doanh nghiệp,… Có thể nói tương lai của ngành cơ điện tử vô cùng rộng mở.
Mức lương ngành cơ điện tử cao không?
Mức lương cho ngành cơ điện tử dao động từ ít nhất 20.000.000 đồng cho tới 30.000.000 đồng với cấp độ kỹ thuật viên. Khi tích lũy nhiều kinh nghiệm và thăng tiến lên các cấp độ quản lý, chuyên viên cao cấp, mức thu nhập có thể lên tới hàng chục triệu đồng/tháng.
Câu hỏi tuyển sinh ngành cơ điện tử
Ngành cơ điện tử thi khối nào?
Ngành cơ điện tử chủ yếu sử dụng các tổ hợp xét tuyển có Toán và Vật lý. Cụ thể, các trường Đại học sẽ tuyển sinh ngành này với các tổ hợp: A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) và A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh). Ngoài ra tùy theo từng trường mà thí sinh có thể chọn tổ hợp C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý) hay D09 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
>>> Có thể bạn quan tâm: Khối A gồm những ngành nào? Các ngành khối A dễ kiếm việc làm nhất
Điểm chuẩn ngành cơ điện tử
Xem Thêm : cv cho sinh viên it mới ra trường
Tùy theo từng trường cũng như tổ hợp xét tuyển mà mức điểm chuẩn cho ngành cơ điện tử sẽ dao động từ 23 điểm cho tới 27 điểm.
Các trường Đại học có ngành cơ điện tử
Tại miền Bắc, Đại học Bách Khoa Hà Nội là trường top đầu khối ngành kỹ thuật và Cơ điện tử không là ngoại lệ. Trong những năm gần đây, khoa Cơ điện tử luôn nằm trong top 5 ngành có lượng hồ sơ cao nhất. Ngoài Đại học Bách khoa, thí sinh có thể thi vào khoa Cơ điện tử của các trường Đại học Công nghiệp, Học viện Bưu chính viễn thông, Đại học Điện lực, Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp,…
Ở khu vực miền Trung, các trường có ngành cơ điện tử tốt là Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng. Còn với các thí sinh tại miền Nam, Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Công nghiệp TP.HCM,… là những trường có chất lượng tốt, được các nhà tuyển dụng ưu tiên.
>>> Xem thêm: Học công nghệ thông tin ra làm gì? Lương có cao không?
Tìm việc cơ điện tử ở đâu?
Công việc ngành cơ điện tử được tuyển dụng rất nhiều tại các doanh nghiệp sản xuất, nhà máy, khu công nghiệp ở khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Do đó, nếu muốn tìm việc làm cơ điện tử người lao động nên tìm kiếm tại các trang tuyển dụng lớn như TopCV để cập nhật nhanh những cơ hội mới nhất. Hãy apply ngay hôm nay để có được công việc phù hợp cùng mức lương hấp dẫn trong ngành cơ điện tử nhé!
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Ngành cơ điện tử ra trường làm gì, có dễ xin việc lương cao không?. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn