Cùng xem Tiểu sử Nguyễn Thị Phương Thảo – Nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam trên youtube.
Trái ngược với dáng người nhỏ nhắn, nụ cười ngọt ngào của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là ý chí bền bỉ và những giấc mơ lớn. CEO Vietjet Air chính là người phụ nữ làm thay đổi ngành hàng không Việt Nam. Điều gì đã giúp người phụ nữ làm nên những dấu ấn lớn như vậy trên thương trường? Cùng dongnaiart.edu.vn tìm hiểu về người phụ nữ đặc biệt này trong bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh tiểu sử Nguyễn Thị Phương Thảo
- Tên thật: Nguyễn Thị Phương Thảo
- Ngày sinh: 7/6/1970
- Quê quán: Hà Nội, Việt Nam
- Nơi cư trú: 52 Ngô Thì Nhậm, P.Ngô Thì Nhậm, Q.Hai Bà Trưng, T.P Hà Nội
- Dân tộc: Kinh
- Nghề nghiệp: doanh nhân
- Chức vụ hiện tại:
- CEO Vietjet Air
- Phó chủ tịch Thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Phát triển HCM (HDB)
- Chủ tịch HĐQT cty CP Sovico Holdings
- Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia
- Chủ tịch Công ty Địa Ốc Phú Long
- Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Đầu Tư Hướng Dương Sunny
- Lĩnh vực : Hàng không, Tập đoàn đa ngành
- Cổ phiếu đang nắm giữ: HBD, VJC
- Giá trị tài sản: 28,774 tỉ đồng.
- Chồng: Nguyễn Thanh Hùng
- Con trai: Nguyễn Phước Hùng Anh Victor
- Hồ sơ Wiki: dongnaiart.edu.vn/wiki/Nguyễn_Thị_Phương_Thảo
Nguyễn Thị Phương Thảo là ai?
Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 7/6/1970 tại Hà Nội, là một nữ doanh nhân, nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được Forbes ghi nhận sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Hiện bà đang giữ chức vụ tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank. Bà là Cử nhân Kinh tế và Tài chính, Tín dụng – Ngân hàng, Tiến sĩ Kinh tế.
Phần lớn tài sản của bà Thảo đến từ số cổ phần đã niêm yết của Vietjet Air (mã chứng khoán VJC) sau khi hãng bay này IPO vào tháng 2/2017.
Tuổi thơ
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo được sinh ra trong một gia đình gốc Hà Nội. Bà may mắn có cơ hội được đi du học đại học ngành Kinh tế tài chính năm 17 tuổi. Bà Thảo nhanh chóng nổi tiếng trong cộng đồng không chỉ với thành tích học tập xuất sắc mà còn có tài kinh doanh thiên bẩm.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo bước vào thương trường khi còn là sinh viên năm thứ 2. Nhân cơ hội thị trường Đông Âu đang trong tình trạng thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm, bà Thảo đã bắt đầu kinh doanh đủ thứ từ hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa, đồng hồ, thậm chí cả hàng nông sản từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong (Trung Quốc) sang Đông Âu… Song song với đó, bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như thiết bị, sắt thép, phân bón…
Học vấn
- Tiến sỹ Điều khiển học kinh tế
- Cao đẳng Kinh tế lao động – Cao đẳng Kinh tế Quốc dân Matxcova
- Cử nhân Tài chính Tín dụng – Học viện Thương mại Matxcova – Nga
Sự nghiệp
Triệu phú đô la tuổi 21
Khi bắt đầu khởi nghiệp, vốn liếng của bà Thảo lúc bấy giờ chỉ là một chữ tín và sức lao động chăm chỉ đến phi thường của bản thân. Đối với bà Thảo, việc kinh bắt đầu lúc 5h sáng và kết thúc lúc 2h sáng hôm sau là điều bình thường. Bà chia sẻ: “Khi thấy mình chăm chỉ và có trách nhiệm thì các đối tác phân phối lớn sẽ chọn là đại lý để phân phối hàng cho họ nên mình không cần nhiều vốn. Do mình làm việc rất hiệu quả và trung thực. Ví dụ, thị trường giá cả hay biến động thì mình làm việc theo cách ngày nào giá bao nhiêu và doanh thu ngày hôm đấy tương ứng với giá hôm ấy mình đều thông báo cho họ rất cẩn thận. Bởi vậy, người ta có niềm tin và thấy được làm việc với mình hiệu quả, doanh thu lợi nhuận đảm bảo tốt”.
Chỉ bằng niềm tin mãnh liệt và sức lao động cần củ, sau 3 năm bà Thảo đã có 1 triệu USD đầu tiên (thời đó là rất lớn). Trở thành triệu phú đô la đầu tiên khi mới 21 tuổi nhờ kinh doanh các loại hàng điện tử, máy văn phòng, máy fax và cao xu tự nhiên. Với số vốn này, bà Thảo cũng bắt đầu chuyển sang kinh doanh những mặt hàng công nghiệp như sắt thép, máy móc, phân bón và một số loại hàng hóa khác.
Tuổi thơ êm ấm và được hưởng nền giao dục và tình thương của gia đình chính là chìa khóa giúp bà Thảo sẵn sàng đối mặt và chinh phục thử thách lớn.
CEO Vietjet Air – Người làm thay đổi thị trường hàng không Việt
Tuy bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã nổi tiếng từ khi còn rất trẻ, nhưng tên tuổi của bà được gắn liền với Vietjet Air.
Sau khi quay về Việt Nam, bà góp vốn lập Ngân hàng Techcombank và sau đó là VIB, hai trong số ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài ra, nữ tỷ phú còn đầu tư vào bất động sản. Sau đó là lĩnh vực hàng không với vị trí tổng giám đốc Vietjet Air.
Điểm đặc biệt trong kinh doanh của bà Thảo đó là bà không có hứng thú “làm chuyện con cò”. Hơn nữa, bà “lớn lên trong điều kiện chưa bao giờ thiếu thốn về vật chất nên kiếm tiền chưa bao giờ là mục tiêu” của bà.
Xem Thêm : Học Phí Nghề Đầu Bếp Bao Nhiêu? Học Ở Đâu Tốt Nhất?
Với việc thực hiện “giấc mơ bay”, nữ tủ phú từng chia sẻ: “Trước khi Vietjet tham gia thị trường, chỉ có 1% dân số được tiếp cận với phương tiện được cho là xa xỉ và chỉ dành cho người giàu này. Chúng tôi đã có quyết định rất đột phá là hướng tới những đối tượng chưa đi máy bay bao giờ, thậm chí chưa biết chữ và chưa bao giờ bước chân ra khỏi làng quê của mình”.
Để xây dựng Vietjet Air tăng trưởng thần tộc như hiện nay, bà Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn khi mới bắt đầu. Bà còn phải đứng trước áp lực cạnh tranh của các ông lớn như Vietnam Airlines và con mắt nghi ngờ của thị trường.
Muốn có được giấy pháp đầu tư Vietjet vào năm 2007, bà Thảo đã phải mất tới 10 năm nghiên cứu các mô hình hàng không giá rẻ như Southwest, Ryan Air hay AirAsia. Nhưng khi bắt tay vào hoạt động thì lại gặp giá dầu lúc đó tăng caio, buộc kế hoạch phải hoãn lại. Đến năm 2010, Vietjet Air nhận được thỏa thuận liên doanh với AirAsia nhưng lại gặp vướng mắc khiến việc liên doanh không thành.
Không từ bỏ giấc mơ của mình, bà đã tự mở hãng hàng không tư nhân lấy tên Vietjet Air, định hướng phát triển theo mô hình bay giá rẻ với mục tiêu trở thành một Emirate của châu Á.
Dưới bàn tay lãnh đạo tài tình của bà, Vietjet Air đã tăng trưởng thần tốc. Chỉ trong giai đoạn 2014 – 2016, hãng bay này đã chiếm 29% thị phần. Thành tích đáng nể này chính là nhờ sức tăng trưởng của ngành GTVT, và động lực từ kết quả kinh doanh của đối thủ Vietnam Airlines.
Ngày 23/5/2016, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hãng hàng không VietJet đã ký thỏa thuận thuê mua 100 chiếc Boeing 737 MAX 200 của tập đoàn đến từ nước Mỹ trị giá 11,3 tỷ USD.
Tính đến năm 2019, Vietjet đã chiếm hơn 40% thị phần nội địa, ghi nhận lãi kinh doanh ngay trong năm thứ 2 cất cánh.
Quan điểm kinh doanh
Nhận được khá nhiều câu hỏi tương tự nhau về bí quyết thành công trong thương trường, bà Thảo nói mình không sử dụng chiêu trò. Thay vào đó, bà nhắc nhiều đến việc mơ lớn, kinh doanh lương thiện và tự tin.
Nhiều người từng tiếp xúc cho rằng, bà Thảo không phải là mẫu doanh nhân nói suông mà giống kiểu một “nữ chiến binh” có tinh thần lăn xả hơn. Nhân viên của bà kể, phòng làm việc của tổng giám đốc sáng đèn đến 2-3h sáng, kể cả những ngày nghỉ lễ, là chuyện bình thường.
Những ai đã từng tiếp xúc với bà Nguyễn Thị Phương Thảo đều có ấn tượng đặc biệt về người phụ nữ này.
Không chỉ có gu thời trang chuộng tông màu nổi bật, thường xuất hiện với mái tóc buông dìa hoặc búi cao trên đỉnh đầu, và không thiếu tóc mái hỉ nhi vốn đã trở thành thương hiệu.
Không chỉ có vẻ ngoài điềm đạm, nhu mì, CEO Vietjet Air là người có nụ cười ngọt ngào, duyên dáng, khi nói chuyện luôn lễ phép với tiếng “Dạ, thưa”. Bà từng được Tổng giám đốc John Leahy của Airbus nhận xét: bà Thảo là “người phụ nữ có bàn tay sắt bọc nhung” bởi sự cứng rắn bên trong vẻ ngoài mềm mỏng mỗi khi đàm phán hợp đồng.
Xem Thêm : Thương lượng là gì? Ví dụ giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
Hơn nữa, tuy sở hữu khối tài sản khổng lồ, thế nhưng bà Thảo chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ ngồi đếm xem mình có bao nhiêu tiền”.
Giải thưởng đạt được
Tháng 11/2018, Tổng thống Singapore Halimah Yacob và Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN Robert Yap trao cho bà Nguyễn Thị Phương Thảo hai giải thưởng Nữ doanh nhân xuất sắc tại khu vực ASEAN và Nữ doanh nhân xuất sắc Việt Nam.
Đến tháng 12/2018, Forbes chính thức vinh danh nữ doanh nhân của Vietjet Air trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới, với vị trí thứ 44, tăng 11 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái.
Ngoài ra, Bloomberg cũng đánh giá bà là một trong 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu 2018, bên cạnh những nhân vật toàn cầu như Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ, Giám đốc tài chính của Microsoft, Ngoại trưởng Canada, Tổng thống Nam Phi…
Gia đình
Chắc hẳn không ít người thắc mắc chồng của của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là ai?. Tuy ít xuất hiện trước báo chí nhưng khi nhắc đến Vietjet, giới doanh nhân sẽ nghĩ ngay đến cặp vợ chồng doanh nhân quyền lực Thảo – Hùng. Nhất là khi biết về lý lịch khủng của người chồng luôn đứng phía sau, là chỗ dựa vững chắc cho bà Thảo.
Ông Nguyễn Thanh Hùng hiện là Thành viên Hội đồng tư vấn doanh nghiệp của APEC (ABAC) do Thủ Tướng phê chuẩn, Phó chủ tịch diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản, Uỷ viên Ban chấp hành hội Hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ. Đồng thời là thành viên duy nhất của DN Việt Nam tại diễn đàn kinh tế thế giới, và được diễn đàn này họp tại Davos Thụy Sĩ năm 2007 bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.
Ông cũng chính là nhà đồng sáng lập cùa Sovico Hodings – tập đoàn lớn đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực bao gồm: Tài chính ngân hàng, bất động sản, hàng không ở Việt Nam. Và còn là sáng lập viên của VIB và Techcombank.
Những phát ngôn thâm thúy của nữ tỷ phú VietJet Air
Nếu bạn luôn thắc mắc về việc làm sao người phụ nữ này có thể làm việc suốt 21 tiếng mỗi ngày suốt hơn 30 năm thì đây chính là câu trả lời từ nữ tỷ phú:
“Mọi người hỏi tôi làm thế nào để có thời gian cho mọi việc, và câu trả lời của tôi là hãy có cách nhìn lãng mạn về các vấn đề, cùng với sự lạc quan và óc hài hước, bởi vì sự nghiệp của một doanh nhân vốn chẳng bao giờ êm ả, và những thách thức chỉ có thể vượt qua nhờ tinh thần và thái độ như thế”.
– Nguyễn Thị Phương Thảo nói về thái độ nhìn nhận sự việc để có thể đối mặt với nó mỗi ngày.
“Tôi tin rằng, tôi cũng như bất cứ người phụ nữ Á Đông nào đều đã được dạy đức sự hy sinh, sự quan tâm, chăm sóc tỉ mỉ, tính dịu dàng, bao dung, cho đi mà không đòi hỏi, nghĩ về những người khác trước khi nghĩ về mình, và mang những đức tính ấy vào công vệc của mình… Ngoài ra, nếu bạn càng ít mong đợi từ những người khác, bạn sẽ càng hạnh phúc khi nhận được điều gì đó ngay lúc bạn không ngờ tới nhất”.
Là lãnh đạo thì càng phải tìm cách mang lại môi trường làm việc và những điều kiện tốt nhất cho cán bộ, nhân viên. Và thực tế chúng tôi – những con người của Vietjet đã làm việc, cống hiến và phát triển.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Cẩm Nang Việc
Lời kết: Trên đây là bài viết Tiểu sử Nguyễn Thị Phương Thảo – Nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn