Cùng xem ùn tắc giao thông ở hà nội trên youtube.
Hà Nội đã có tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên, nhiều tuyến đường được mở rộng và xây mới… tuy nhiên ùn tắc giao thông vẫn là vấn nạn chưa có lời giải.
Tắc đường triền miên, giải quyết chỗ này mọc thêm chỗ khác
Từ nhiều năm nay, tình trạng ùn tắc giao thông trên nhiều con đường, tuyến phố của Thủ đô Hà Nội đang trở thành “nỗi khổ không của riêng ai”. Hà Nội đã có tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên, nhiều tuyến đường được mở rộng và xây mới… tuy nhiên ùn tắc giao thông vẫn là vấn nạn chưa có lời giải.
Theo ghi nhận thực tế của nhóm PV Báo Lao Động, tuyến đường Tố Hữu – Lê Văn Lương – Láng Hạ – Giảng Võ dành riêng 1/3 dành riêng để ưu tiên cho xe buýt nhanh BRT nhưng nhiều phương tiện đã phải tràn vào di chuyển ở làn này, thậm chí lao cả lên vỉa hè để có thể lưu thông. Nhiều tuyến đường khác như nút giao Kim Mã – Liễu Giai, Hồ Tùng Mậu – Lê Đức Thọ, Nguyễn Khoái đoạn Vĩnh Tuy – Vành đai 1… cũng trong tình trạng tương tự về nỗi khổ tắc đường.
Đầu năm 2020, Liên ngành Giao thông – Vận tải và Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua đã giải quyết được 1 số điểm ùn tắc nhưng lại cũng phát sinh thêm nhiều nơi mới. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay Hà Nội còn khoảng trên 30 điểm ùn tắc giao thông.
Xem Thêm : Top CĂN HỘ CHUNG CƯ TECCO TOWER DĨ AN BÌNH DƯƠNG
7 chiến lược đạt giải cuộc thi chống ùn tắc giao thông
Cách đây 3 năm, năm 2017, Hà Nội đã từng tổ chức một cuộc thi tìm kiếm ý tưởng chống ùn tắc giao thông đến năm 2025, tầm nhìn 2030 với giải thưởng lên tới hàng tỉ đồng.
Theo đó, cuộc thi này không có đơn vị đạt giải nhất. Giải nhì thuộc về liên danh Viện Quy hoạch đô thị & nông thôn Quốc gia (VIUP) – Nikken Sekkei Civi Engineering LTD (NSC) – Nikken Sekkei Reseach Institute (NSRI), giá trị giải thưởng tương đương 100.000 USD (hơn 2 tỉ đồng).
Khi đó, Sở GTVT Hà Nội cho biết, ý tưởng đọat giải Nhì đã đưa ra 7 chiến lược nhằm chống ùn tắc giao thông cho Hà Nội.
Những chiến lược được nêu ra đó là: Mở rộng đô thị phải đồng bộ với mở rộng mạng lưới giao thông, đô thị xây đến đâu phải có đường xây cùng đến đó, phát triển một cách đồng bộ;
Thứ hai, cải tạo lại hệ thống giao thông dành cho các phương tiện cá nhân, tháo gỡ những nút giao gây ách tắc giao thông, bố trí thêm các bãi đỗ xe;
Xem Thêm : Cập nhật bảng giá vật liệu xây dựng mới nhất năm 2021
Giải pháp thứ ba đó là phát triển hệ thống giao thông công cộng, cụ thể là phát triển hệ thống xe buýt nhanh BRT, hệ thống đường sắt đô thị;
Thứ tư, giải pháp mềm chuyển đổi dần nhu cầu, ý thức của người dân từ việc chuyển đổi xe máy, xe cá nhân sang phương tiện giao thông công cộng.
Thứ năm, đề ra biện pháp quản lý giao thông, những luật lệ giao thông mà mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành, trách ùn tắc.
Thứ sáu, phát triển đô thị theo hình thức TOD, tức là phát triển các điểm khớp nối giao thông, phát triển theo định hướng ưu tiên giao thông công cộng.
Và cuối cùng là lộ trình để thực hiện những chiến lược trên theo ngắn hạn và dài hạn.
Trao đổi với PV Lao Động, dongnaiart.edu.vn Lưu Đức Cường (Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Bộ Xây dựng) cho biết, các nhóm giải pháp, ý tưởng được tham mưu cho thành phố trong cuộc thi thuộc sở hữu và bản quyền của Ban Tổ chức.
Theo ông Cường, vấn đề ùn tắc giao thông tại đô thị là vấn đề phức tạp, cần nhiều thời gian và giải pháp đồng bộ. Kinh nghiệm của các thành phố lớn trên thế giới đều hướng tới phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, hiện nay, giao thông công cộng ở Hà Nội còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tài chính
Lời kết: Trên đây là bài viết ùn tắc giao thông ở hà nội. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn