Cùng xem Thời gian giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Update 2021) trên youtube.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian giao dịch chứng khoán là 1 trong rất nhiều các quy định mà bạn cũng như các nhà đầu tư chứng khoán khác cần biết và nắm rõ.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển. Từ những phiên giao dịch đầu tiên năm 2000 chỉ có 2 cổ phiếu REE và SAM, đến nay đã có hàng nghìn doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu.
Tính đến ngày 30/11/2020, tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt hơn 6,11 triệu tỷ đồng – là mức cao nhất từ trước đến nay. Chiếm 101,33% GDP.
Trong suốt chặng đường phát triển, thời gian giao dịch chứng khoán đã có những lần thay đổi nhằm đáp ứng tốt hơn, kịp thời các yêu cầu của thị trường.
Vì thế, GoValue đã giúp bạn tổng hợp lại thời gian giao dịch chứng khoán tại Việt Nam…
…cùng với đó là một số quy định khác không thể bỏ qua đối với một nhà đầu tư cá nhân khi muốn tham gia vào 1 thị trường đầy sôi động này.
#1. Thời gian giao dịch chứng khoán cơ sở tại Việt Nam
Cả 3 sàn chứng khoán (HOSE, HNX và UPCOM) có thời gian giao dịch chứng khoán cơ sở là:
- Từ thứ Hai đến thứ Sáu
- Giờ mở cửa từ 9h00’ và đóng cửa vào lúc 15h00’
- Không giao dịch vào Thứ Bảy, Chủ Nhật (hay ngày lễ, Tết)
Tuy nhiên, mỗi sàn sẽ có những quy định cụ thể:
Như vậy, khác với sàn HOSE và sàn HNX, sàn UPCOM sẽ không có phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa (ATO) và phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa (ATC)
- Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu (2021)
Bonus: Thời gian giao dịch chứng khoán phái sinh tại Việt Nam
Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện chỉ có 2 sản phẩm: Chỉ số VN-30 và Hợp đồng tương lai Trái Phiếu Chính Phủ kỳ hạn 5 năm.
Các sản phẩm này có khung giờ mở cửa trước 15 phút so với chứng khoán cơ sở và đóng cửa cùng thời điểm.
Cụ thể:
- Tìm hiểu thêm: Chứng khoán phái sinh: Kiến thức cần biết (Update 2021)
Bên cạnh các quy định về thời gian giao dịch chứng khoán, thì quy tắc khớp lệnh trên mỗi sàn chứng khoán cũng là 1 vấn đề lớn cần quan tâm.
Hay, bạn cũng cần nắm rõ các lệnh áp dụng khi giao dịch để có thể mua/bán cổ phiếu với giá tốt nhất.
#2. Nguyên tắc khớp lệnh
Ưu tiên về giá
- Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
Ưu tiên về thời gian
Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước.
#3. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán thường gặp
Tùy thuộc vào sàn chứng khoán và khung giờ giao dịch mà các lệnh giao dịch có thể khác nhau.
Bạn cần chú ý lệnh giao dịch nào được áp dụng trong khung giờ nào, thứ tự ưu tiên ra sao để đặt lệnh cho phù hợp.
Một số lệnh quan trọng khi giao dịch bao gồm:
- ATO (Giá mở cửa): Lệnh ATO là lệnh mua bán cổ phiếu khi mở cửa sàn giao dịch. Lệnh này được ưu tiên trước lệnh giới hạn (LO)..
- LO (Lệnh giới hạn): Lệnh LO là lệnh mua bán cổ phiếu ở mức giá xác định.
- ATC (Giá đóng cửa): Lệnh mua bán cổ phiếu tại mức giá đóng cửa sàn giao dịch. Tương tự lệnh ATO, lệnh ATC được ưu tiên trước LO
- MP: Lệnh mua bán tại mức giá bán thấp nhất/ giá mua cao nhất hiện có trên thị trường trên sàn HSX.
- MAK/MOK/MTL: Lệnh mua/ bán tại mức giá bán thấp nhất/ mua cao nhất hiện có trên thị trường trên sàn HNX.
- PLO: Lệnh mua/bán tại mức giá đóng cửa trong phiên giao dịch sau giờ.
Các lệnh được nhà đầu tư thực hiện sẽ có giá trị trong suốt thời gian giao dịch, không hết hạn trong thời gian nghỉ giữa phiên.
#4. Cách xác định Giá mở cửa, giá đóng cửa và giá tham chiếu
Đối với sàn HOSE
Giá mở cửa: là mức giá được xác định trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa (ATO)
VD: Cách xác định giá mở cửa:
STT
Cộng dồn bán
(theo Giá từ thấp đến cao)
Khối lượng Mua Giá Khối lượng Bán
Xem Thêm : công ty giống cây trồng nam định
Cộng dồn mua
(theo Giá từ cao đến thấp)
1
1000
A 1000 10.000 – M 2400
2
1200
B 200 10.000 100 N
2400
3
1500
C 300 10.200 500 O
2300
4
1900
D 400 10.500 800 P 1800
5
2000 E 100 10.600 700 Q
1000
6
3300 F 1300 10.700 300 R
300
Nguyên tắc xác định giá trong phiên khớp lệnh định kỳ:
- Giá khớp là giá mà ở đó khối lượng khớp lớn nhất.
- Nếu có nhiều mức giá khớp mà có cùng khối lượng thì lấy mức giá gần tham chiếu nhất.
- Nếu có 2 mức giá khớp có cùng khối lượng và cùng gần tham chiếu như nhau thì lấy mức giá cao hơn.
Trong ví dụ trên, ta xác định được mức giá có khối lượng khớp lớn nhất hay chênh lệch cộng dồn mua và cộng dồn bán là nhỏ nhất
STT
Giá
Chênh lệch cộng dồn mua – bán
1
Xem Thêm : Giải chấp là gì? Dịch vụ giải chấp ngân hàng nào uy tín nhất hiện nay?
10.000 1400
2
10.000 1200 3 10.200
800
4
10.500
100
5 10.600
1000
6
10.700
3000
Như vậy mức giá 10.500 có mức chênh lệch cộng dồn mua – bán là nhỏ nhất…
…hay ở mức giá này có khối lượng khớp lớn nhất, nên mức giá mở cửa của ngày giao dịch là 10.500
Giá đóng cửa: là mức giá được xác định trong phiên giao dịch chứng khoán khớp lệnh định kỳ đóng cửa (ATC)
Giá tham chiếu: là mức giá được xác định bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó. Nhờ giá tham chiếu, ta sẽ xác định được các mức giá trần và giá sàn của phiên giao dịch ngày hôm đó.
Đối với sàn HNX
Do sàn HNX không có phiên giao dịch định kỳ giá mở cửa, nên:
- Giá mở cửa: là mức giá được xác định trong phiên khớp lệnh liên tục (sáng). Được tính bằng mức giá của giao dịch thành công đầu tiên trong ngày giao dịch.
- Giá đóng cửa: là mức giá được xác định trong phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa (ATC). Cách xác định tương tự như phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa (ATO) của sàn HOSE.
- Giá tham chiếu: là mức giá được xác định bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó.
Đối với sàn UPCOM
- Giá mở cửa: là mức giá được xác định trong phiên khớp lệnh liên tục (sáng). Được tính bằng mức giá của giao dịch thành công đầu tiên trong ngày giao dịch.
- Giá đóng cửa: là mức giá được xác định trong phiên khớp lệnh liên tục (chiều). Được tính bằng mức giá của giao dịch thành công cuối cùng trong ngày giao dịch
- Giá tham chiếu: là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
#5. Thời gian thanh toán
Trong giao dịch chứng khoán, nếu bạn giao dịch mua/bán thành công một mã chứng khoán thì ngày hôm đó được gọi là ngày giao dịch T+0.
Ngày làm việc tiếp theo của thị trường chứng khoán (không tính thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ theo quy định của UBCK Nhà nước) được gọi là T+1.
Tiếp thêm 01 ngày giao dịch nữa được gọi là T+2.
Cứ như thế…
Loại Giao Dịch Thời Gian Thanh Toán Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF Khớp lệnh T + 2 Thỏa thuận T + 2 Trái phiếu T + 1
VD: Bạn mua cổ phiếu XYZ vào thứ Sáu tuần trước, ngày 11-12-2020. Bạn sẽ phải đợi đến 15h thứ Ba, ngày 15-12-2020 cổ phiếu về…
…và thứ Tư, ngày 16-12-2019 mới bán được.
Khi đó ngày thứ Sáu tuần trước được gọi là T+0, thứ Hai là T+1, thứ Ba là T+2.
Như vậy, có 2 ngày bạn sẽ cần phân biệt rõ. Đó là:
- Ngày giao dịch: là ngày bạn giao dịch thành công lệnh mua/bán cổ phiếu với mức giá đã được xác định.
- Ngày thanh toán: là ngày cổ phiếu và tiền chính thức được chuyển nhượng giữa người mua và bán trước đó.
Bên cạnh những kiến thức về thời gian giao dịch chứng khoán, cũng như các quy định giao dịch khác…
Để nhanh chóng nắm được cách giao dịch chứng khoán, bạn cũng nên tìm hiểu thêm các bài viết GoValue đã chia sẻ về cách đọc bảng giá chứng khoán hay hướng dẫn sử dụng phần mềm Amibroker trong đầu tư chứng khoán.
GoValue chúc bạn luôn giao dịch thành công!
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tài chính
Lời kết: Trên đây là bài viết Thời gian giao dịch chứng khoán tại Việt Nam (Update 2021). Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn