Cùng xem 6 LOẠI PHÍ NGÂN HÀNG BẠN NÊN BIẾT trên youtube.
Sở hữu một hoặc nhiều tài khoản ngân hàng là hoạt động cơ bản của công dân hiện đại ngày nay. Bên cạnh các tiện ích mà tài khoản ngân hàng mang lại thì những rủi ro phát sinh chi phí không đáng có cũng là mối bận tâm đối với nhiều người. Do đó, việc nhận biết những khoản phí có thể có hoặc luôn có trong quá trình sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ giúp bạn chủ động quản lý tài khoản. Với 6 loại phí dịch vụ mà ngân hàng sẽ tính sau đây, bạn sẽ không còn rơi vào hoàn cảnh bất ngờ khi thấy tiền trong tài khoản báo trừ nữa.
Quẳng gánh lo mọi loại chi phí ngân hàng khi mở tài khoản Timo tại đây. Ngoài ra, Timo còn kết hợp với các công ty bảo hiểm để giúp khách hàng chủ động hơn khi muốn tham gia bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm du lịch.
1- Phí duy trì tài khoản ngân hàng
Còn được gọi là số dư tối thiểu trong tài khoản, đây là điều kiện bắt buộc để bạn có thể sử dụng tài khoản trực thuộc ngân hàng. Phí này sẽ được tính vào cuối tháng khi số tiền trong tài khoản của bạn dưới hạn mức quy định. Con số này dao động trong khoảng 5.000VNĐ – 15.000VNĐ đối với ngân hàng nội địa và lên đến vài trăm VNĐ đối với ngân hàng quốc tế. Đây là loại phí mà bạn có thể tránh được, do đó hãy lưu ý duy trì số dư trong tài khoản theo quy định của ngân hàng hiện hành.
Tuy nhiên, Timo không yêu cầu các chủ tài khoản phải luôn giữ một số dư tài khoản nhất định hay thu phí duy trì tài khoản.
Tìm hiểu thêm: Lãi suất tiền gửi ngân hàng nào cao nhất hiện nay?
2- Phí thường niên
Xem Thêm : hướng dẫn cách chơi cổ phiếu
Nếu phí duy trì tài khoản ngân hàng là loại phí bạn có thể “né” được thì phí thường niên là loại phí bắt buộc phải đóng hàng năm. Ý nghĩa của loại phí này để duy trì tài khoản thẻ và những lợi ích có từ thẻ. Hiện tại, mức phí thường niên trung bình được áp dụng cho thẻ ghi nợ hay thẻ thanh toán nội địa là 50.000đ – 100.000đ; thẻ thanh toán quốc tế Mastercard/Visa rơi vào khoảng 100.000đ và lên đến 500.000đ/năm đối với thẻ giá trị cao.
Đối với thẻ tín dụng, phí thường niên sẽ được tính theo các mức phí khác nhau cho từng loại thẻ. Thẻ có hạn mức cao, nhiều ưu đãi, được ngân hàng lớn cung cấp sẽ có phí thường niên cao hơn, có thể lên đến 10 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó sẽ có những ngân hàng hỗ trợ phí thường niên cho khách hàng, điển hình thẻ Timo Visa sẽ miễn phí thường niên trọn đời cho chủ thẻ. Đặc biệt, Timo hoàn toàn miễn phí thường niên cho chủ thẻ Timo Debit.
3- Phí quản lý tài khoản ngân hàng
Mỗi ngân hàng sẽ có mức phí quản lý tài khoản khác nhau, bạn nên tham khảo biểu phí của ngân hàng để nắm rõ. Hai loại dịch vụ sau đây khi sử dụng bạn sẽ bị tính là phí SMS Banking và phí Mobile Banking/ Internet Banking.
- Phí SMS Banking: đây là phí khi ngân hàng thông báo các giao dịch phát sinh đến chủ tài khoản.
- Phí Mobile Banking/ Internet Banking: loại phí được tính khi bạn đăng ký giao dịch thông qua internet.
Dù Timo số hoá hầu hết mọi giao dịch để bạn có thể giao dịch mọi lúc, mọi nơi qua ứng dụng Timo, bạn cũng không phải lo lắng về phí SMS Banking hay phí Mobile Banking/Internet Banking khi sở hữu tài khoản cùng Timo.
4- Phí chuyển tiền và rút tiền
Đây là hai loại phí không còn xa lạ với người dùng ngân hàng khi thực hiện giao dịch rút tiền tại máy ATM hay chuyển tiền từ tài khoản của mình đến tài khoản người khác. Khi rút tiền mặt tại các máy ATM, bạn nên chọn những máy thuộc ngân hàng đang sử dụng vì phí rút tiền có thể được miễn phí hoặc tính phí thấp. Nếu bạn rút tiền mặt ở máy ATM thuộc ngân hàng khác, bạn buộc phải chịu tính phí theo quy định ngân hàng đó.
Xem Thêm : Tủ đông
Tương tự, phí chuyển tiền sẽ được miễn phí hoặc thấp hơn khi chuyển cùng hệ thống ngân hàng và bị thu phí khi chuyển khác hệ thống. Để không bị tính thêm khoản tiền này, bạn nên làm rõ thông tin người nhận hay người chuyển sẽ chịu phí trước khi thực hiện lệnh chuyển tiền.
Timo miễn phí rút tiền mặt cho các chủ thẻ tại hơn 17.000 máy ATM và miễn phí chuyển tiền đến hơn 40 ngân hàng thuộc hệ thống NAPAS.
5- Phí giao dịch ở nước ngoài
Khi đi du lịch nước ngoài, bạn sẽ phải thanh toán hóa đơn và sử dụng thẻ tại các máy ATM khác nhau. Vì vậy, mỗi giao dịch sẽ bị thu phí theo quy định của ngân hàng tại quốc gia đó. Mức phí này thường được tính dưới 3% trên tổng số tiền giao dịch, đôi khi cũng được tính khi bạn kiểm tra số dư trong tài khoản.
Lời khuyên là bạn nên thông báo với ngân hàng mở thẻ Visa/Mastercard về dự định đi nước ngoài của mình. Qua đó, ngân hàng có thể hỗ trợ khi bạn gặp sự cố ngoài ý muốn cũng như kiểm tra những giao dịch quốc tế từ thẻ Visa/MasterCard Debit của bạn.
6- Phí in sao kê
Thông thường nhu cầu sao kê ngân hàng xuất phát từ nhu cầu tài chính như: kiểm tra tài chính, xác thực tài chính… nếu bạn có ý định vay thấu chi, vay tín chấp thì cũng cần có bản sao kê tài khoản để chứng thực. Muốn nhận được bản in sao kê tài khoản khi sử dụng thẻ tín dụng của mình, khách hàng sẽ phải mất một mức phí dao động từ 20.000 – 100.000 VNĐ tùy vào từng loại thẻ tín dụng và ngân hàng mà mình đang sử dụng.
Có 2 hình thức sao kê gồm sao kê trực tuyến, khách hàng tự mình thực hiện sao kê thông qua dịch vụ internet banking, bảng sao kê này chỉ có tính chất kiểm soát chứ không thể bổ sung hồ sơ giấy tờ cho các thủ tục hành chính; sao kê trực tiếp, là hình thức chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng sao kê, bản này sẽ được đóng dấu chứng thực từ ngân hàng và có giá trị pháp lý.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tài chính
Lời kết: Trên đây là bài viết 6 LOẠI PHÍ NGÂN HÀNG BẠN NÊN BIẾT. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn