Cùng xem mẫu đơn xin cấp lý lịch tư pháp trên youtube.
mẫu đơn xin cấp lý lịch tư pháp
Có thể bạn quan tâm
- Cách viết hóa đơn giảm thuế GTGT 8% theo Nghị định 15 : UBot
- Quần ống côn là gì? Quần ống côn nam nữ và cách phối CHUẨN GU mặc đẹp
- Wps là gì? Chia Sẻ Cách Kết Nối WPS Wifi Cho Điện Thoại Và TiVi
- Hướng dẫn 2 cách mua hàng Alibaba về Việt Nam từ A – Z
- Resume là gì? Cách viết resume như thế nào đúng chuẩn?
Phiếu lý lịch tư pháp là gì? Mục đích xin để làm gì?
Theo Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 giải thích lý lịch tư pháp là lý lịch của cá nhân về các loại sau:
– Án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
– Tình trạng thi hành án
– Về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản
Theo đó, mục đích của việc xin lý lịch tư pháp là để:
– Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có án tích hay không, có bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi bị Tòa tuyên bố phá sản không
– Ghi nhận việc xóa án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hòa nhập cộng đồng
– Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.
– Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Lý lịch tư pháp có mấy loại?
Theo luật, lý lịch tư pháp có 2 loại là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2.
Trong đó, phiếu số 1 cấp cho các đối tượng sau đây:
– Công dân Việt Nam
– Người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam
– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội
Xem Thêm : Mẫu ý kiến của phụ huynh vào sổ bé ngoan tham khảo
Phiếu số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng
Thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp thế nào? (Ảnh minh họa)
Thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp
– Thẩm quyền cấp: Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở tư pháp các tỉnh, thành phố có trách nhiệm cấp
– Giấy tờ cần chuẩn bị:
+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (bản chụp);
+ Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú (bản chụp)
Lưu ý là phải tự mình đi xin mà không được phép ủy quyền cho người khác làm hộ khi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp sô 2. Còn với việc đi xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì có thể làm ủy quyền.
Nếu là cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì sẽ gửi văn bản yêu cầu. Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng còn có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác.
– Lệ phí: Mức phí đối với việc xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định trong Quyết định 2244/QĐ-BTP cụ thể như sau:
+ 200.000 đồng/lần/người.
+100.000 đồng/lần/người với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ
+ Miễn phí với các đối tượng là trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số
– Thời hạn:
+ Không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
Xem Thêm : Ngày 28: Viết thư tình
+ Không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu khi gặp trường hợp khẩn cấp
+ Không quá 20 ngày khi cần phải xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích, khi người yêu cầu có thời gian cư trú ở nhiều nơi, thậm chí còn ở nước ngoài.
Xem thêm: Tất tần tật về Phiếu lý lịch tư pháp
Ví dụ cụ thể điền trong Tờ khai yêu cầu cấp lý lịch tư pháp
Cách ghi Mẫu Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cụ thể (Ảnh minh họa)
Chú thích cách ghi:
Mục “kính gửi” Gửi đến Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố hoặc trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia
Ví dụ: Kính gửi: Sở tư pháp tỉnh Thanh Hóa
Mục “Họ và tên” Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.
Ví dụ: NGUYỄN LAN ANH
Mục “Nơi sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú” Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.
Mục “Giấy CMND/Hộ chiếu” Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu kèm số, ngày cấp, cơ quan cấp
Mục “Quá trình cư trú của bản thân” ghi rõ thời gian từ năm 14 tuổi đến hiện tại đã cư trú tại bao nhiêu địa điểm. Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
Mục “Yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay số 2” thì tích dấu vào phần này. Đáng lưu ý là:
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết mẫu đơn xin cấp lý lịch tư pháp. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn