Cùng xem lịch sử hình thành thị trường chứng khoán việt nam trên youtube.
Thị trường chứng khoán được biết đến là một tập hợp mà ở đó có sự giao thương giữa người mua và người bán cổ phiếu. Trên thế giới, chứng khoán là kênh đầu tư xuất hiện từ lâu đời, tuy nhiên, lịch sử thị hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được xác lập từ năm 1996. Vậy, những dấu mốc, sự kiện quan trọng trong quá trình lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm một cách chi tiết hơn.
Sơ lược lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam
Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán ở nước ta trải qua 4 giai đoạn chính.
Giai đoạn từ 1996 đến 2000
Mở đầu là sự kiện thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam, theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, vào ngày 28/11/1996. Hai năm sau, vào ngày 11/7/1998, dựa vào Nghị định số 48/CP của Chính phủ, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh.
Lúc này, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (tiền thân là Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh – HOSE) được thành lập.
Đến ngày 28/7/2000 diễn ra phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam. Hai mã cổ phiếu được giao dịch là REE (thuộc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh) và SAM (thuộc Công ty Cổ phần SAM Holdings). Ở thời điểm đó, mỗi tuần sẽ có 2 phiên giao dịch.
Giai đoạn từ 2001 đến 2010
Năm 2005, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) được thành lập. Cùng với đó là sự ra đời của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – HSX) vào ngày 8/3/2005.
Cho đến năm 2007, thời gian giao dịch chứng khoán được điều chỉnh. Cụ thể, thời gian này mở rộng hơn, kéo dài từ 8h30 đến 11h, thay vì từ 9h đến 11h như trước.
Xem Thêm : mua bán nhà đất quận 9 tphcm
Tiếp đến, ngày 24/6/2009, sàn Upcom đi vào vận hành. Đây trở thành nơi giao dịch cổ phiếu lớn, tuy nhiên vẫn chưa đạt đủ tiêu chuẩn đi niêm yết trên 2 sàn giao dịch TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX).
Có thể bạn quan tâm: Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện nay
Giai đoạn từ 2011 đến 2014
Ngày 6/2/2012, chỉ số VN30 lần đầu tiên ra mắt. VN30 là nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn được giao dịch trên sàn giao dịch HOSE. Kế tiếp, vào khoảng tháng 9/2012, một số sự thay đổi trong cách thức giao dịch cũng tạo sự thu hút với nhà đầu tư.
Dẫn chứng như thời gian thanh toán rút ngắn từ T+4 xuống còn T+3. Trong đó, T+ chính là chu kỳ thanh toán trong chứng khoán. Còn T+3 được hiểu là sau 3 ngày nhà đầu tư mới hoàn toàn sở hữu được chứng khoán đã mua. Đồng thời, sau 3 ngày nhà đầu tư có thể nhận lại tiền bán chứng khoán.
Dấu mốc trong lịch sử hình thành thị trường này đó là vào ngày 22/7/2013 khi thời gian giao dịch chứng khoán trên sàn HOSE được mở rộng. Cụ thể là kéo dài tới 15h00 hàng ngày.
Chỉ sau đó khoảng 7 ngày, ngày 29/7/2013, thời gian giao dịch trên HSX cũng được kéo dài tương tự. Thị trường chứng khoán được bổ sung các loại lệnh giao dịch mới như: lệnh thị trường, ATC…
Giai đoạn từ 2015 đến nay
Ngày 1/7/2015, sàn Upcom chính thức đưa ra quyết định điều chỉnh biên độ giao dịch từ +/- 10% thành +/- 15%. Sau đó, từ 1/1/2016, chu kỳ thanh toán T+3 được rút ngắn xuống còn T+2. Tháng 8/2017, hình thức chứng khoán mới là chứng khoán phái sinh ra đời.
Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong hơn 25 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhưng cùng với đó là không ít các biến động lớn. Những năm 1996 đến trước năm 2000 được coi là nền móng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Xem Thêm : đặc điểm của thị trường chứng khoán
Khoảng thời gian 2000-2005 đánh dấu sự khởi đầu hay còn được coi là giai đoạn chập chững tập đi. Ở khoảng thời gian 5 năm này, vốn hóa thị trường chỉ đạt mức trên dưới 1% GDP và gần như không có thay đổi gì nhiều.
Bắt đầu từ năm 2006, Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành và chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2007. Đồng thời, năm 2006 cũng chính là năm đánh dấu bước nhảy vọt mạnh mẽ khi vốn hóa thị trường đạt 22,7% GDP. Đến năm 2007, chỉ số này tiếp tục tăng mạnh tới mức trên 43%.
Có thể bạn quan tâm: Chứng khoán phái sinh tiếng Anh là gì? Các công cụ phái sinh
Sau đó 1 năm, năm 2008, nền kinh tế trong nước và thế giới khủng hoảng, thị trường tài chính gặp nhiều biến động. Đây được coi là một năm “thị trường buồn” khi mức vốn hóa giảm mạnh, xuống còn 18% GDP.
Đến năm 2009, thị trường bắt đầu có sự hồi phục nhẹ với vốn hóa thị trường đạt 37,71% GDP. Ngoài ra, sự gia tăng đáng kể của các công ty niêm yết cũng là tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán nói chung.
Trải qua hơn 10 năm với những thăng trầm, tính đến thời điểm hiện tại, mức vốn hóa đã tăng nhanh chóng lên tới hơn 82% GDP. Điều này một phần thể hiện được sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường chứng khoán.
Với đà tăng trưởng nổi bật trong cả tiến trình của lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam, hứa hẹn trong thời gian tới, chứng khoán sẽ là kênh đầu tư bùng nổ hơn nữa. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, nắm bắt cơ hội để quá trình đầu tư đạt hiệu quả cao nhất, thu về nguồn lợi nhuận tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: Giải đáp: Tại Việt Nam thứ 7 có giao dịch chứng khoán không?
Hy vọng qua bài viết lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam được Beat Đầu Tư chia sẻ đã mang đến cho quý bạn đọc thông tin hữu ích về thị trường chứng khoán nhé. Hãy thường xuyên ghé thăm website dongnaiart.edu.vn/ để tìm hiểu rõ hơn kiến thức về tài chính, forex, chứng khoán và crypto nhé.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tài chính
Lời kết: Trên đây là bài viết lịch sử hình thành thị trường chứng khoán việt nam. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn