Cùng xem Kinh doanh tiền ảo trên mạng có phải là phạm pháp không? trên youtube.
Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp về kinh doanh tiền ảo, gọi:1900.6162
Luật sư trả lời:
Trong trường hợp này, việc cho vay, nhận thế chấp hay rao bán các tài khoản game hưởng hoa hồng,…là các hoạt động trung gian, hỗ trợ cho quá trình thanh toán giữa những người chơi game với nhau. Khoản 1 Điều 2 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng về trò chơi điện tử trên mạng quy định cụ thể như sau:
“Dịch vụ hỗ trợ thanh toán trong trò chơi điện tử: là toàn bộ những hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thu được tiền từ người chơi, bao gồm hoạt động dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và các hình thức thanh toán khác theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, Sửa đổi bổ sung tại Nghị định 80/2016/NĐ-CP:
Xem Thêm : Top 10 công ty bảo hiểm uy tín năm 2021
“6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”
Như vậy, tiền ảo không được xem là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch thanh toán theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, tiền ảo là một phương tiện thanh toán không hợp pháp, cụ thể:
“7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này.”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp là một hành vi bị cấm. Do đó, hành vi cho vay bằng tiền ảo trên game là một hành vi bị cấm, trong trường hợp cố tình thực hiện thì bên bạn có thể bị xử lý theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với cá nhân, phạt tiền gấp 02 lần đối với tổ chức vi phạm.
Đồng thời, từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ luật hình sự 2015, Sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Đối với hành vi rao bán các tài khoản game, các vật phẩm trên game, trả bằng tiền VNĐ, Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT quy định cụ thể như sau:
Xem Thêm : trả cổ tức bằng cổ phiếu
“Điều 7. Quy định về vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử chỉ được khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng nội dung, kịch bản mà doanh nghiệp đã báo cáo trong hồ sơ được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử và trong báo cáo định kỳ của doanh nghiệp.
2. Người chơi được dùng điểm thưởng hoặc đơn vị ảo có trong tài khoản trò chơi điện tử của mình để đổi lấy vật phẩm ảo do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khởi tạo.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có nghĩa vụ quản lý vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng quy tắc trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi đã được phê duyệt.
4. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.
5. Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau.”
Như vậy, hành vi mua bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa người chơi với nhau bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Do đó, bên bạn cũng không được phép rao bán các tài khoản game hoặc làm trung gian thanh toán của những người chơi có giao dịch trên. Xem thêm: Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tài chính
Lời kết: Trên đây là bài viết Kinh doanh tiền ảo trên mạng có phải là phạm pháp không?. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn