Sơ đồ kế toán tổng hợp quá trình sản xuất: Những điều cần lưu ý

Cùng xem Sơ đồ kế toán tổng hợp quá trình sản xuất: Những điều cần lưu ý trên youtube.

ke toan san xuat

Shop ke toan san xuat đơn vị

Kế toán tổng hợp quá trình sản xuất là một trong những mảng quan trọng và khó trong hệ thống hạch toán kế toán doanh nghiệp. Bởi vậy, trọn bộ kiến thức về sơ đồ kế toán tổng hợp quá trình sản xuất hẳn sẽ là thông tin mà những bạn đã và đang theo đuổi nghề kế toán quan tâm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu với bài viết sau đây nhé!

1. Khái niệm về kế toán tổng hợp quá trình sản xuất

Trước khi tìm hiểu về sơ đồ kế toán tổng hợp quá trình sản xuất thì bạn cần phải tìm hiểu rõ về các khái niệm sau:

Quá trình sản xuất: Là quá trình từ nguyên vật liệu đầu vào, được nhân công trực tiếp, gián tiếp tiến hành sản xuất để hình thành nên sản phẩm, dịch vụ xuất ra. Quá trình sản xuất có thể diễn ra nhiều công đoạn khác nhau, đòi hỏi kế toán cần sát sao và chi tiết ở từng khâu.

Kế toán quá trình sản xuất: Là người thực hiện hạch toán và tính toán ra giá trị kinh tế của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

Để xác định được giá trị này kế toán cần có một quá trình tập hợp chi phí sản xuất ở từng công đoạn để hình thành nên sản phẩm. Và đòi hỏi phải tập hợp đúng và đủ để tính toán được chính xác giá trị của mỗi sản phẩm, dịch vụ xuất ra.

Về cơ sở để xác định các loại chi phí thì dựa theo các yếu cố cấu thành nên sản phẩm hoàn thành thì cơ sở để xác định là:

  • Nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ các chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu trực tiếp sử dụng để tạo ra sản phẩm.
  • Nhân công trực tiếp: là khoản chi phí phải trả cho người trực tiếp thực hiện quá trình sản xuất, chế tạo để hình thành nên sản phẩm.
  • Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất: quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí điện, nước ở phân xưởng…

Hiểu rõ được quá trình sản xuất cũng như cơ sở để xác định các loại chi phí, sẽ giúp cho kế toán tổng hợp sản xuất hiểu được phạm vi và tính chất công việc của mình.

2. Công việc của kế toán tổng hợp quá trình sản xuất

Kế toán tổng hợp quá trình sản xuất là một công việc khá là khó so với những bộ phận khác. Bởi tính chất của quá trình sản xuất thường diễn ra qua nhiều khâu nên công việc của kế toán tổng hợp sản xuất cũng rất là “nặng”.

Cụ thể:

  • Tập hợp, theo dõi và hạch toán chính xác, kịp thời những chi phí phát sinh để hình thành nên sản phẩm. Mỗi một sản phẩm cần phải được theo dõi riêng và những chi phí phải được hạch toán đúng đối tượng.
  • Tính toán chính xác giá thành của từng sản phẩm, phản ánh số lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành và theo dõi sản phẩm đó cho vào nhập kho hay tiêu thụ.
  • Thực hiện cung cấp số liệu, tài liệu cho các bộ phận liên quan để tạo nên một hệ thống kế toán logic và khoa học cho doanh nghiệp.

Để làm tốt nhiệm vụ này đòi hỏi kế toán cần có sự sát sao, tỉ mỉ và am hiểu về Luật kế toán để hạch toán đúng và đủ cho từng đối tượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

3. Các tài khoản sử dụng chủ yếu trong hạch toán

Hiện nay, các doanh nghiệp đang áp dụng chủ yếu theo phương pháp hạch toán: Theo Thông tư 200 và Thông tư 133. Mỗi một thông tư sẽ có một hệ thống tài khoản khác nhau. Chính vì vậy mà các tài khoản sử dụng trong hạch toán quá trình sản xuất cũng khác nhau theo mỗi Thông tư áp dụng. Cụ thể:

Nội dung tài khoản Số TK theo Thông tư 200 Số TK theo Thông tư 133 Tiền mặt TK 111 TK 111 Tiền gửi ngân hàng TK 112 TK 112 Chi phí trả trước TK 142 TK 142 Nguyên vật liệu TK 152 Tk 152 Công cụ, dụng cụ TK 153, có 4 tài khoản cấp 2:

TK 1531: CCDC

TK 1532: Bao bì luân chuyển

TK 1533: Đồ dùng cho thuê

TK 1534: Thiết bị, phụ tùng thay thế

TK 153, không có TK cấp 2 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 154 TK 154 Thành phẩm TK 155 TK 155 Hao mòn TSCĐ TK 214 TK 214 Phải trả công nhân viên TK 334, có 2 tài khoản cấp 2

TK 3341: Phải trả công nhân viên

TK 3348: Phải trả lao động khác

TK 334, không có TK cấp 2 Chi phí phải trả TK 335 TK 335 Phải trả phải nộp khác TK 338, có TK cấp 2

TK 3382: Kinh phí công đoàn

TK 3383: Bảo hiểm xã hội

TK 3384: Bảo hiểm y tế

Tk 3386: Bảo hiểm thất nghiệp

TK 338, có TK cấp 2

TK 3382: Kinh phí công đoàn

TK 3383: Bảo hiểm xã hội

TK 3384: Bảo hiểm y tế

Tk 3385: Bảo hiểm thất nghiệp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 621 TK 154 Chi phí nhân công trực tiếp TK 622 TK 154 Chi phí sản xuất chung TK 627 TK 154

Trên đây, là bảng hệ thống tài khoản sử dụng chủ yếu trong kế toán tổng hợp quá trình sản xuất theo 2 Thông tư. Kế toán cần nắm rõ và áp dụng hạch toán theo đúng Thông tư mà doanh nghiệp đã lựa chọn và phải có sự thống nhất trong niên độ kế toán.

4. Cách định khoản một số nghiệp vụ chủ yếu

Các nghiệp vụ cơ bản trong quá trình hạch toán tổng hợp quá trình sản xuất kinh doanh phải được định khoản theo đúng Thông tư mà doanh nghiệp áp dụng

Tương ứng với hai hình thức áp dụng là theo Thông tư 200 và Thông tư 133 thì cách hạch toán nghiệp vụ kế toán tổng hợp quá trình sản xuất cũng có những sự khác nhau. Cụ thể:

Nội dung Định khoản theo Thông tư 200 Định khoản theo Thông tư 133 1. Khi xuất nguyên vật liệu để sản xuất Nợ Tk 621: Chi phí NVL trực tiếp

Có TK 152: Nguyên, vật liệu

Nợ Tk 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 152: Nguyên, vật liệu

2. Xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ quản lý Nợ Tk 627: Chi phí NVL trực tiếp

Có TK 152: Nguyên, vật liệu

Nợ Tk 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 152: Nguyên, vật liệu

3. Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân quản lý phân xưởng Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 334: Phải trả nhân viên

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 334: Phải trả nhân viên

4. Trích bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, công đoàn phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 334: Phải trả nhân viên

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 334: Phải trả nhân viên

5. Xuất công cu dụng cụ cho phân xưởng sản xuất Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có Tk 153: Công cụ dụng cụ

Có thể hạch toán theo các TK cấp 2

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có Tk 153: Công cụ dụng cụ

Xem Thêm : thông số kỹ thuật cáp thép

Không có TK cấp 2

6. Nếu công cụ, dụng cụ có giá trị lớn cần phải phân bổ vào nhiều kỳ a, Nợ Tk 242 – Chi phí trả trước

Có TK 153: Công cụ dụng cụ (nguyên giá)

b, Phân bổ trong kỳ

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có Tk 242: Chi phí trả trước (theo mức phân bổ trong kỳ)

a, Nợ Tk 242 – Chi phí trả trước

Có TK 153: Công cụ dụng cụ (nguyên giá)

b, Phân bổ trong kỳ

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có Tk 242: Chi phí trả trước (theo mức phân bổ trong kỳ)

7. Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có Tk 214: Hao mòn TSCĐ

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có Tk 214: Hao mòn TSCĐ

8. Các chi phí có liên quan gián tiếp đến quá trình sản xuất: điện, nước, sửa chữa TSCĐ… Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có Tk 111, 112, 331

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có Tk 111, 112, 331

9. Thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp, công nhân quản lý phân xưởng Nợ TK 622: Nhân công trực tiếp

Nợ Tk 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 335: Chi phí trả trước

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 335: Chi phí trả trước

10. Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ đang dùng trong phân xưởng Nợ Tk 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 335: Chi phí trả trước

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 335: Chi phí trả trước

11. Cuối kỳ kết chuyển các chi phí sang tài khoản chi phí SXKD dở dang để tổng hợp quá trình sản xuất và tính giá thành Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 621

Có TK 622

Có TK 627

Không cần thực hiện bút toán kết chuyển 12. Nếu có phế liệu thu hồi và nhập kho Nợ TK 152: Nguyên vật liệu

Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 152: Nguyên vật liệu

Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

13. Giá thành của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ Nợ TK 155: Thành phẩm

Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 155: Thành phẩm

Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

14. Nếu sản phẩm hoàn thành tiến hành xuất bán, không nhập kho Nợ TK 632: giá vốn hàng bán

Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 632: giá vốn hàng bán

Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Trên đây là những định khoản cơ bản trong quá trình hạch toán tổng hợp quá trình sản xuất kinh doanh. Mỗi một doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc thù nghề nghiệp và quản lý mà có những nghiệp vụ khác nhau, song đều phải tuân theo quy định của Luật kế toán cũng như đúng theo Thông tư đang áp dụng.

5. Sơ đồ kế toán tổng hợp quá trình sản xuất

5.1. Sơ đồ kế toán tổng hợp quá trình sản xuất theo Thông tư 200

Chú thích:

  1. Chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu dùng sản xuất trực tiếp, quản lý phân xưởng
  2. Chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp, quản lý phân xưởng
  3. Chi phí công cụ dụng cụ ở phân xưởng
  4. Chi phí phân bổ trả trước
  5. Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng
  6. Chi phí khác ở phân xưởng thanh toán tiền mặt, ngân hàng hoặc chưa thanh toán
  7. Chi phí trả trước nhận trong kỳ
  8. Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
  9. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
  10. Kết chuyển chi phí sản xuất chung
  11. Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho
  12. Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho
  13. Giá vốn thành phẩm xuất cho khách không qua nhập kho

5.2. Sơ đồ kế toán tổng hợp quá trình sản xuất theo Thông tư 133

Sơ đồ kế toán tổng hợp quá trình sản xuất theo Thông tư 133
Sơ đồ kế toán tổng hợp quá trình sản xuất theo Thông tư 133

Theo Thông tư 133 tất cả các chi phí đều được hạch toán trực tiếp trên TK 154, còn với Thông tư 200 thì sẽ được hạch toán trên các Tk tương ứng là TK 621, 622, 627.

Nếu với Thông tư 133 tạo sự đơn giản, dễ dàng khi định khoản nhưng chỉ phù hợp với những doanh nghiệp phát sinh ít.

Còn với những doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến quá trình sản xuất thì việc hạch toán trên những tài khoản riêng cho từng mục chi phí sẽ giúp quản lý dễ dàng và chi tiết hơn. Để từ đó thuận tiện cho việc đưa ra những phương án tối ưu chi phí để hạ giá thành sản xuất sản phẩm, nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ví dụ:

Một phân xưởng sản xuất ra sản phẩm X tại thời điểm đầu tháng 9/2019 có số liệu đầu kỳ như sau: (Đơn vị tính: 1.000 đồng)

TK 152: 50.000

TK 154: 25.000

Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 9:

  1. Mua nguyên vật liệu chính nhập kho chưa thanh toán cho người bán: 62.000
  2. Xuất kho vật liệu để sản xuất sản phẩm X: 73.000
  3. Lương phải trả của nhân viên sản xuất trực tiếp: 25.000; Lương của quản lý phân xưởng là 8.000
  4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ trích hiện hành (DN đóng 23.5%), được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
  5. Các chi phí chung phát sinh tại phân xưởng sản xuất:
  • Nhiên liệu: 4.000
  • Chi phí trả trước phân bổ: 5.000
  • Chi phí khấu hao TSCĐ: 12.000
  • Chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, mạng… thanh toán bằng tiền mặt: 3.500
  1. Kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thiện nhập kho trong kỳ. Biết các sản phẩm dở dang cuối kỳ là 11.500

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh. Theo cả 2 trường hợp, doanh nghiệp nếu áp dụng Thông tư 133 hoặc Thông tư 200

ĐVT: 1.000 đồng

Nội dung Định khoản nếu DN áp dụng theo Thông tư 200 Định khoản nếu DN áp dụng theo Thông tư 133 1. Mua nguyên vật liệu chính nhập kho chưa thanh toán cho người bán: 62.000 Nợ Tk 152: 62.000

Xem Thêm : Top Mua bán nhà dưới 1 tỷ TPHCM

Có TK 331: 62.000

Nợ Tk 152: 62.000

Xem Thêm : Top Mua bán nhà dưới 1 tỷ TPHCM

Có TK 331: 62.000

2. Xuất kho vật liệu để sản xuất sản phẩm X: 73.000 Nợ Tk 621: 73.000

Có TK 152: 73.000

Nợ Tk 154: 73.000

Có TK 152: 73.000

3. Lương phải trả của nhân viên sản xuất trực tiếp: 25.000; Lương của quản lý phân xưởng là 8.000 Nợ TK 622: 25.000

Nợ TK 627: 8.000

Có TK 334: 33.000

Nợ TK 154: 33.000

Có TK 334: 33.000

4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ trích hiện hành (DN trích 23.5%) Nợ TK 622: 5.875

Nợ TK 627: 1.880

Có TK 3382: 660

Có TK 3383: 5.775

Có TK 3384: 990

Có TK 3386: 330

Nợ TK 622: 5.875

Nợ TK 627: 1.880

Có TK 3382: 660

Có TK 3383: 5.775

Có TK 3384: 990

Có TK 3385: 330

5. Các chi phí chung phát sinh tại phân xưởng sản xuất Nợ TK 627: 24.500

Có Tk 152: 4.000

Có TK 142: 5.000

Có TK 214: 12.000

Có TK 111: 3.500

Nợ TK 154: 24.500

Có Tk 152: 4.000

Có TK 142: 5.000

Có TK 214: 12.000

Có TK 111: 3.500

6. Kết chuyển a, Kết chuyển NVL trực tiếp

Nợ Tk 154: 73.000

Có TK 621: 73.000

b, Kết chuyển nhân công trực tiếp

Nợ TK 154: 30.875

Có Tk 622: 30.875

b, Kết chuyển nhân chi phí sản xuất chung

Nợ TK 154: 34.380

Có Tk 627: 34.380

7. Giá trị hàng hóa nhập kho Nợ TK 155: 151.755

Có TK 154: 151.755

Nợ TK 155: 151.755

Có TK 154: 151.755

Trong đó:

Thành phẩm nhập kho trong kỳ = Chi phí dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – Chi phí dở dang cuối kỳ

Cụ thể:

Thành phẩm X nhập kho = 25.000 + (73.000 + 30.875 + 34.380) – 11.500 = 151.755

Như vậy, bài viết trên đã giúp các bạn bao quát được những kiến thức, bút toán và sơ đồ kế toán tổng hợp quá trình sản xuất. Thực tế khi bắt tay vào làm tại những cơ sở sản xuất cụ thể thì đòi hỏi phải nhiều hơn thế, kế toán phải có những kỹ năng, nền tảng vững chắc, sâu rộng cùng với kinh nghiệm dày dặn.

Để có thể tích lũy được cho bản thân tất cả những yếu tố đó thì ngoài việc học ở trường lớp, tham gia các khóa học kế toán tại trung tâm là điều nên làm để mang lại sự tin tin, vững bước khi vào làm tại môi trường thực tế.

Trung tâm đào tạo NewTrain với sự thấu hiểu mong muốn của những người làm kế toán, là nơi để các học viên có thể tích lũy cho bản thân những bí quyết làm nghề, cách làm việc khoa học dưới sự hướng dẫn của những giảng viên 100% là kế toán trưởng 10 năm kinh nghiệm. Cùng với thời gian phần lớn là thực hành sẽ giúp các bạn được học hỏi, va chạm với thực tế công việc sau này.

Hãy đến với Newtrain để tự chuẩn bị cho bản thân hành trang cần thiết bước tới thành công với nghề kế toán.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các lớp học tại trung tâm đào tạo Newtrain, các bạn vui lòng gọi vào Hotline: 098.721.8822

hoặc truy cập trang web: dongnaiart.edu.vn/.

Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tài chính

Lời kết: Trên đây là bài viết Sơ đồ kế toán tổng hợp quá trình sản xuất: Những điều cần lưu ý. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn

Related Posts

Thẻ MasterCard là gì? Hướng dẫn đăng ký và sử dụng thẻ MasterCard

Thẻ MasterCard là gì? Hướng dẫn đăng ký và sử dụng thẻ MasterCard

Tổng quan về thẻ Mastercard Thẻ thanh toán Mastercard là gì MasterCard là loại thẻ thanh toán quốc tế được quản lý bởi tổ chức phát hành…

Cách tiết kiệm tiền cho người mới làm việc

Cách tiết kiệm tiền cho người mới làm việc

Bất kể vị trí của bạn làm việc là gì hay bạn làm ở công ty nào, dù lớn hay nhỏ thì bạn nên tự hào về…

1000 đài loan bằng bao nhiêu tiền việt nam

1000 đài loan bằng bao nhiêu tiền việt nam

Nhu cầu du học, làm việc tại Đài Loan đang ngày càng tăng, cũng vì thế các dịch vụ đổi tiền Đài Tệ ra đời. Vậy 1…

Giá Đổi Bình Gas 12kg Bao Nhiêu Tiền【 Cả Vỏ & Ruột 】

Giá Đổi Bình Gas 12kg Bao Nhiêu Tiền【 Cả Vỏ & Ruột 】

GasBanMai cập nhật giá đổi bình gas / ga 12kg mới giá bao nhiêu ✅ Giá bán bình ga / gas 12kg cả vỏ ✅ Mua mới…

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ về thị trường cạnh tranh

https://www.youtube.com/watch?v=sxMZ1eZs8MQCó thể bạn quan tâm List sở giao dịch chứng khoán việt nam Kế toán hàng tồn kho Mua cổ phiếu ở đâu và mua cổ phiếu…

kế toán sản xuất và tính giá thành

kế toán sản xuất và tính giá thành

Kế toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một mảng khá phức tạp trong kế toán. Để có một giá thành hợp lý mà…