Cùng xem đơn xin xác nhận chưa nhập hộ khẩu trên youtube.
Mẫu đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu là mẫu đơn được lập ra để xin được xác nhận về chưa nhập khẩu. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung xin xác nhận… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
1. Mẫu đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu là gì?
Mẫu đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu là mẫu đơn được cá nhân lập ra để xin được xác nhận về việc chưa nhập khẩu tại địa phương nào đó, thuận tiện cho việc nhập khẩu được rõ ràng và không bị vướng mắc về mặt pháp lý.
Thông thường đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu được sử dụng cho con chung và là thủ tục bắt buộc khi muốn nhập khẩu cho con chung vào hộ khẩu của bố hoặc của mẹ theo quy định.
- Mẫu đơn bãi nhiệm kế toán trưởng
- Mẫu đơn xin xác nhận bảng điểm
2. Hướng dẫn viết Đơn xin được xác nhận chưa nhập khẩu
Mẫu đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu gồm 02 phần chính:
- Phần trình bày các thông tin về cá nhân, địa chỉ thường trú, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, nội dung, lí do và xin xác nhận chưa nhập khẩu,
- Phần xác nhận của cơ quan Công an, chữ ký và họ tên của Thủ trưởng cơ quan xác nhận.
Người dân khi điền vào mẫu này không cần điền vào nội dung ở phần xác nhận cơ quan Công an mà chỉ cần viết chi tiết, rõ ràng các thông tin ở phần đầu. Ngoài ra:
- Kính gửi: viết tên công an phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) nơi người làm đơn cần xin xác nhận hộ khẩu.
- Họ tên, giới tính: ghi đầy đủ họ tên và giới tính của người làm đơn.
- Sinh ngày…tại…: ghi theo giấy khai sinh.
- Mục CMND/CCCD: ghi rõ số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người làm đơn, ngày cấp và nơi cấp trùng với thông tin trên giấy tờ đó.
- Mục có hộ khẩu thường trú tại: ghi rõ địa chỉ nơi đăng ký thường trú của cá nhân.
- Mục đích xin xác nhận chưa nhập hộ khẩu: ghi chính xác mục đích xin giấy xác nhận chưa nhập hộ khẩu của người yêu cầu.
- Người làm đơn ghi địa chỉ, ngày, tháng, năm làm đơn, ký và ghi rõ họ tên.
Sau đó nộp lên Công an phường (xã) để xin xác nhận.
Mặc dù không có quy định nào yêu cầu người làm Đơn xin xác nhận hộ khẩu phải tuân thủ quy định về văn phong, chữ viết… Tuy nhiên, cần lưu ý một số nội dung sau:
- Viết cùng một loại mực, không viết tắt, nội dung viết rõ ràng, mạch lạc;
- Không tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong mẫu Đơn xác nhận chưa nhập hộ khẩu. Nếu viết sai nên in lại mẫu mới để điền.
3. Mẫu đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu số 1
4. Mẫu đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu số 2
5. Đơn xin xác nhận chưa nhập khẩu cho con
Đơn xin xác nhận chưa nhập hộ khẩu cho con mới nhất
6. Xin xác nhận chưa nhập hộ khẩu cho con có bắt buộc không?
Hỏi: Thưa luật sư tôi muốn hỏi. Hiện tôi là mẹ đơn thân, tôi sinh bé đã được 6 tháng, lúc sinh bé tôi sinh ở TP Hồ Chí Minh và đã làm Giấy khai sinh cho bé tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM. Tôi muốn nhập hộ khẩu cho bé theo sổ hộ khẩu của ông bà ngoại ở xã Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hoà. Nhưng cơ quan công an bắt buộc phải có xác nhận của công an phường Linh Trung (nơi bé đăng ký khai sinh) là bé chưa nhập khẩu ở đó. Trong khi đó tôi chỉ đang tạm trú tại Linh Trung và làm Giấy khai sinh trên địa chỉ tạm trú nên công an phường Linh Trung không thể xác nhận về hộ tịch hộ khẩu như yêu cầu của công an xã Vạn Lương. Chờ đến nay con tôi vẫn chưa được nhập khẩu.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: Xin xác nhận chưa nhập hộ khẩu cho con có bắt buộc không? Nếu con tôi nhập khẩu theo mẹ thì có cần phải xác nhận như vậy không? Nếu bắt buộc là phải có thì bây giờ tôi phải làm thế nào?
Trả lời:
Xem Thêm : Học ngành du lịch làm những công việc gì sau này?
Cơ sở pháp lý:
- Luật cư trú 2013
- Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn luật cư trú
Nội dung tư vấn về việc xin xác nhận chưa nhập hộ khẩu cho con có bắt buộc không?
a. Nơi cư trú của người chưa thành niên
Căn cứ điều 13 Luật cư trú năm 2013 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:
“Điều 13. Nơi cư trú của người chưa thành niên
Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”
Căn cứ điểm b, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA của Bộ Công an thì: Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo quy định trên thì bạn có thể nhập hộ khẩu cho con theo bạn hoặc nhập khẩu cho con ở với ông bà chỉ cần có ý kiến đồng ý bằng văn bản của bạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Tuy nhiên, bạn nên nhập hộ khẩu cho con tại nơi mà thuận tiện cho việc học hành sau này của bé cũng như thuận tiện cho việc chăm sóc con của bạn.
b. Xin xác nhận chưa nhập hộ khẩu cho con có bắt buộc không?
b.1. Hồ sơ cần thiết
Điều 21, Luật cư trú 2013 quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:
“1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
Xem Thêm : Tổng hợp 3 cách viết công thức trong Word ai cũng nên biết
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.”
Đối chiếu quy định trên thì khi bạn đi làm thủ tục nhập khẩu cho con thì bạn không bắt buộc phải xin giấy xác nhận của công an phường Linh Trung (nơi bé đăng ký khai sinh) là bé chưa nhập khẩu ở đó.
Tuy nhiên, trên thực tế khi đi làm thủ tục nhập khẩu cho con, để hạn chế tình trạng nhập khẩu hai nơi cơ quan công an thường yêu cầu phải có xác nhận cháu bé chưa nhập khẩu vào hộ khẩu của mẹ. Trường hợp của bạn, do là chỉ tạm trú ở phường Linh Trung nên cơ quan Công an không không thể xác nhận cho bạn về vấn đề trên được. Bạn có thể xuất trình sổ hộ khẩu gốc của bạn để chứng minh rằng bạn chưa nhập khẩu cho con theo mẹ là được.
b.2. Thủ tục đăng ký nhập khẩu cho con sẽ gồm những bước sau:
Bước 1: Người đi đăng ký thường trú cho bé cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02)
- Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu) (mẫu HK01)
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; ….. thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên);
- Giấy khai sinh của bé;
- Ý kiến đồng ý bằng văn bản của anh chị về việc cho cháu về ở cùng với ông bà, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định thì bạn nộp hồ sơ tại Cơ quan công an sau:
- Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
- Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
b.3. Thời gian giải quyết
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan công an nêu trên sẽ có trách nhiệm đăng ký thường trú cho con anh chị, nếu không cấp thì sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Lời kết: Trên đây là bài viết đơn xin xác nhận chưa nhập hộ khẩu. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn