Cùng xem báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân trên youtube.
Bất kỳ đơn vị, tổ chức kinh tế nào cũng đều cần lập báo cáo tài chính, nhằm mục đích xem xét và đánh giá một cách toàn diện về tình hình kinh doanh, tài chính của đơn vị mình. Cùng bài viết đi tìm hiểu về báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân.
1. Những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Xem Thêm : cách lướt sóng chứng khoán hiệu quả
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và có toàn quyền quản lý doanh nghiệp, toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như liên quan đến việc sử dụng lợi nhuận sau thuế; có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý điều hành doanh nghiệp nhưng phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy mà chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của doanh nghiệp.
2. Báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân
Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế. Chính vì vậy mà doanh nghiệp tư nhân với vai trò là một loại hình doanh nghiệp nên cũng thực hiện việc lập báo cáo tài chính năm. Tuy nhiên, với mỗi loại hình doanh nghiệp thì thời hạn phải nộp báo cáo tài chính là khác nhau, cụ thể với doanh nghiệp tư nhân thì thời hạn gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Xem Thêm : yen sao khanh hoa bao nhieu tien
Còn về mặt nội dung thì báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân cũng như báo cáo của các loại hình doanh nghiệp khác, vẫn phải đảm bảo các nội dung cơ bản như:
- Trình bày được tình hình về doanh thu, chi phí cũng như lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, hình thức của báo cáo này thì tùy thuộc vào thông tư hướng dẫn về chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, có thể là thông tư 133 hoặc thông tư 200.
- Báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân cần trình bày được thông tin về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán; hình thức của mẫu bảng cân đối kế toán cũng tùy thuộc vào thông tư hướng dẫn về chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng.
- Đồng thời, mọi sự thay đổi trọng yếu liên quan đến các nguyên tắc, phương pháp kế toán mà doanh nghiệp áp dụng hay sự biến động liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh cũng phải được doanh nghiệp trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính.
- Còn tình hình về sự thay đổi, biến động của các luồng tiền vào, luồng tiền ra sẽ được doanh nghiệp trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Có thể nói ngoài các đặc điểm liên quan đến tính chất pháp lý thì về cơ bản báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân cũng trình bày thông tin và được sử dụng với mục đích tương tự như báo cáo tài chính của các loại hình doanh nghiệp khác. Hi vọng những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích cho các bạn đọc.
>> Tham khảo: Quản lý sổ sách doanh nghiệp trên phần mềm kế toán tổng hợp BRAVO >> Tham khảo: Mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp mới nhất
Nguồn: https://dongnaiart.edu.vn
Danh mục: Tài chính
Lời kết: Trên đây là bài viết báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân. Hy vọng với bài viết này bạn có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy cùng đọc và theo dõi những bài viết hay của chúng tôi hàng ngày trên website: Dongnaiart.edu.vn